Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lý 10 bài 5: Vũ trụ - Hệ mặt trời và trái đất - Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

Giáo án Địa lý 10

Giáo án Địa lý 10 bài 5: Vũ trụ - Hệ mặt trời và trái đất - Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất giúp học sinh nắm vững nội dung bài học. Đồng thời, bài giáo án Địa lý 10 này còn giúp phát triển kỹ năng sữ dụng bản đồ để học sinh có ý thức và thói quen sử dụng bản đồ trong học tập. Hi vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quý thầy cô.

I. Mục tiêu bài học.

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức.

  • Nhận thức được vũ trụ là vô cùng rộng lớn. Hệ Mặt Trời trong đó co Trái Đất chỉ là một phần rất bé nhỏ trong Vũ Trụ.
  • Hiểu khái quát về Hệ Mặt Trời, Trái Đất trong Hệ Mặt Trời.
  • Giải thích được các hiện tượng: Sự luân phiên ngày-đêm, giờ trên Trái Đất, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất.

2. Kĩ năng.

Dựa vào các hình trong SGK, biết:

  • Xác định hướng chuyển động của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời.
  • Xác định các múi giờ, hướng lệch của các vật thể khi chuyển động trên bề mặt đất.

3. Thái độ.

Nhận thức đúng đắn quy luật hình thành và phát triển của các thiên thể.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học.

  • Thuyết trình giảng giải, đàm thoại gợi mở, nêu vấn đề
  • Quả Địa Cầu, một cây nến.
  • Phóng to sự luân phiên ngày đêm, sự chuyển động lệch hướng của vật thể.
  • Mô hình vận động của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời.

III. Tiến trình dạy học.

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

Kiểm tra vở thực hành.

3. Dạy bài mới.

Mở bài: Từ xa xưa, con người đã quan tâm đến bầu trời và vị trí của con người trong vũ trụ bao la. Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu những nét khái quát nhất về Vũ Trụ, về Mặt Trời, về Trái Đất và những hệ quả do sự chuyển động tự quay của nó.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

HĐ1: cả lớp.

+ GV: yêu cầu HS dựa vào hình 5.1, kênh chữ trong SGK và hiểu biết để trả lời câu hỏi:

- Vũ Trụ là gì?

- Phân biệt Thiên hà với giải Ngân hà.

+ HS: trả lời.

+ GV: chuẩn kiến thức.

HĐ2: cá nhân.

+ GV: yêu cầu HS dựa vào hình 5.2, kênh chữ trong SGK để trả lời câu hỏi:

- Hãy mô tả về Hệ Mặt Trời.

- Kể tên các hành tinh trong Hệ Mặt Trời theo thứ tự xa dần Mặt Trời.

- Câu hỏi của mục 2 trong SGK.

+ HS: phát biểu.

+ GV: chuẩn kiến thức: Các thiên thể gồm các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch.

HĐ3: Cặp đôi.

+ GV: yêu cầu HS quan sát hình 5.2, SGK trả lời các câu hỏi:

- Trái Đất là hành tinh thứ mấy trong Hệ Mặt Trời? Vị trí đó có ý nghĩa như thế nào đối với sự sống?

- Trái Đất có mấy chuyển động chính, đó là những chuyển động nào?

+ HS: trình bày kết quả.

+ GV: chuẩn kiến thức.

HĐ4: cả lớp

B1: GV cho quay quả địa cầu theo hướng từ Tây sang Đông và dùng đèn pin chiếu vào yêu cầu HS quan sát để cho biết:

- Vì sao trên Trái Đất có ngày và đêm và ngày đêm kế tiếp không ngừng?

- Thời gian ban ngày, ban đêm là bao nhiêu, vì sao?

B2: HS quan sát, suy nghĩ và trả lời trả lời.

B3: GV chuẩn kiến thức.

HĐ5: cá nhân.

B1: GV yêu cầu HS quan sát hình 5.3, kênh chữ ở SGK để trả lời câu hỏi:

- Phân biệt sự khác nhau giữa giờ địa phương và giờ quốc tế.

- Vì sao người ta phải chia ra các khu vực giờ và thống nhất cách tính giờ trên thế giới.

- Vì sao phải có đường chuyển đổi ngày quốc tế?

B2: HS trả lời.

B3: Gv nhận xet, bổ sung và chuẩn kiến thức.

HĐ6: cặp đôi.

B1: GV yêu cầu HS dựa vào hình 5.4, SGK và vốn hiểu biết:

- Cho biết, ở bán cầu bắc các vật thể chuyển động lệch sang phía nào, ở bán cầu nam các vật thể chuyển động lệch sang phía nào so với hướng ban đầu?

- Giải thích vì sao có sự lệch hướng đó?

B2: HS trình bày.

B3: GV chuẩn kiến thức.

I. Khái quát về Vũ Trụ, Hệ Mặt Trời, Trái Đất trong Hệ Mặt Trời.

1. Vũ Trụ.

- Là khoảng không gian vô tận chứa hàng trăm tỉ thiên hà.

- Thiên hà chứa hệ MT trong đó có TĐ gọi là dải ngân hà

2. Hệ Mặt Trời.

- Khái niêm: Hệ mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà.

- Hệ MT gồm có:

+ MT ở trung tâm

+ Các thiên thể chuyển động xung quanh: các hành tinh, tiểu hành tinh, vệ tinh, sao chổi, các thiên thạch.

+ Các đám bụi khí

3. Trái Đất trong Hệ Mặt Trời.

- Vị trí thứ 3 từ Hệ Mặt Trời trở ra, khoảng cách trung bình từ Mặt Trời đến Trái Đất là 149,5 triệu km.

- Là hành tinh duy nhất trong hệ MT có sự sống.

- Trái Đất vừa tự quay quanh trục vừa tịnh tiến xung quanh Mặt Trời.

II. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

1. Sự luân phiên ngày và đêm.

Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục nên có hiện tượng luân phiên ngày và đêm.

2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế.

- Bề mặt Trái Đất được chia thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15o kinh tuyến.

- Giờ quốc tế:giờ ở múi giờ số O được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT.

- Giờ ở múi giờ bên phải sớm hơn giờ ở múi giờ bên trái số 0.

- Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

- Kinh tuyến 180 là kinh tuyến đổi ngày quốc tế.

3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể.

+ Lực làm lệch hướng là lực Coriolit.

+ Biểu hiện:

- Nữa cầu Bắc lệch về bên phải

- Nữa cầu Nam lệch về bên trái.

+ Nguyên nhân: do Trái Đất tự quay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ với các vận tốc dài khác nhau ở các vĩ độ.

+ Lực Coriolit tác động đến sự chuyển độngcủa các khối khí, dòng biển, dòng sông, đường đạn bay trên bề mặt Trái Đất.

4. Củng cố.

Hãy trình bày các hệ quả địa lí của vận động tự quay của Trái Đất.

5. Hoạt động nối tiếp.

HS làm bài tập 3 SGK trang 21 SGK.

Dùng công thức: Tm = To + m

Trong đó: Tm: Giờ của múi cần tính

To: Giờ gốc

m: số múi

Tài liệu liên quan:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
12
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 10

    Xem thêm