Giáo án Địa lý 10 bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản
Giáo án Địa lý 10 bài 1
Giáo án Địa lý 10 bài 1: Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản được biên soạn theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và có nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu vì sao cần có các phép chiếu hình bản đồ? Hiểu rõ được một số phép chiếu hình cơ bản. Phân biệt được một số lưới kinh, vĩ tuyến khác nhau của bản đồ, từ đó biết được lưới kinh, vĩ tuyến đó thuộc phép hình chiếu bản đồ nào. Chúc các thầy cô giáo giảng dạy tốt!
BÀI 1: CÁC PHÉP CHIẾU HÌNH BẢN ĐỒ CƠ BẢN
1. Mục tiêu bài học: Sau bài học, học sinh cần:
a. Về kiến thức:
Nắm được nội dung chương trình môn Địa lí lớp 10 gồm có mấy phần, mấy chương, bao nhiêu bài, học về vấn đề gì?
Hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng SGK và tài liệu Địa lí có liên quan một cách hiệu quả mà vẫn đảm bảo nội dung chương trình môn học.
b. Về kĩ năng: Nhận biết được nội dung kiến thức trọng tâm và có kĩ năng học tập môn Địa lí đạt hiệu quả cao.
c. Về thái độ: Thấy được sự cần thiết của việc học tập môn Địa lí
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
a. Giáo viên: Hướng dẫn thực hiện phân phối chương trình môn Địa lí, chuẩn kiến thức, SGK, bản đồ, Tập bản đồ, bài soạn, SGV....
b. Học sinh: SGK, vở ghi
3. Tiến trình bài dạy:
a. Kiểm tra bài cũ: (1 phút)
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong bài
Định hướng bài: Hôm nay cô giáo giúp các em hiểu được chương trình môn Địa lí lớp 10 học về vấn đề gì? Cách học như thế nào?
b. Nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung chính |
HĐ1: Tìm hiểu chương trình môn học (HS làm việc cả lớp: 15 phút). Bước 1: Giáo viên yêu cầu HS xem SGK Địa lí lớp 10 và cho biết: Chương trình gồm mấy phần ? đó là những phần? Nêu cụ thể. Bước 2: HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức và yêu cầu học sinh xem lại toàn bộ sách giáo khoa Địa lí lớp 10 và ghi nhớ. HĐ2: Tìm hiểu cách sử dụng sách giáo khoa và tài liệu môn Địa lí (HS làm việc cá nhân: 13 phút). Bước 1: GV yêu cầu HS xem qua nội dung toàn bộ sách giáo khoa và đọc phần mục lục. Bước 2: GV yêu cầu HS cho biết việc sử dụng sách giáo khoa Địa lí như thế nào cho có hiệu quả nhất. Bước 3: HS trả lời GV chuẩn kiến thức, yêu cầu HS xem cụ thể bằng ví dụ: - Trước khi xem nội dung, bao giờ ta cũng xem phần mục lục để biêt chương trình gồm có những nội dung gì? bao nhiêu bài ? - Đối với môn Địa lí việc học phải kết hợp chặt chẽ giữa kênh hình và kênh chữ để khai thác triệt để kiến thức trọng tâm đối với từng bài, từng chương, từng phần... HĐ 3: Tìm hiểu phương pháp học tập môn Địa lí (HS hoạt động nhóm: 14phút) Bước 1: GV sơ qua về các phương pháp các em đã được học ở THCS, chia lớp thành 4 nhóm: Nhóm 1, 2 tìm hiểu về Địa lí tự nhiên và cho biết các phương pháp Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày và các nhóm khác bổ sung Bước 3: GV chuẩn kiến thức cho học sinh ghi nhớ những phương pháp chính (nội dung cột bên) | 1. Giới thiệu chương trình môn học: - Địa lí lớp 10 học về kiến thức địa lí đại cương bao gồm hai phần lớn: Địa lí tự nhiên (chiếm ½ thời lượng chương trình) và Địa lí kinh tế xã hội đại cương. - Tổng số tiết cả năm là 52 tiết được phân chia cụ thể cho hai kì như sau: Kì I là 35 tiết; Kí II là 17 tiết. - Môn học có ý nghĩa rất lớn đối với việc học tập các môn học khác và đời sống: Cụ thể giúp các em nhận thức đúng đắn về các hiện tượng, sự vật (Tại sao lại có ngày đêm; nguyên nhân sinh ra sóng thần gió bão và hậu quả của nó...) 2. Hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa,tài liệu môn Địa lí: - Nắm được khái quát nội dung chương trình môn học (phần mục lục cuối SGK). - Khai thác kết hợp giữa kênh hình và kênh chữ, bảng thống kê... để tìm ra kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ: (Nắm vững các khái niệm, công thức, những ý chính...) - Hoàn thành hệ thống câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa - Sử dụng các tài liệu, mô hình, bản đồ, Tập bản đồ... để hỗ trợ việc học tập. 3. Phương pháp học tập môn Địa lí: Phương pháp tự học: Tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang tự học chủ động (không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học trong tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên). + Phần Địa lí tự nhiên: Rất khó và trừu tượng nên chú ý: * Kết hợp giữa làm việc cá nhân (trên lớp, chuẩn bị bài ở nhà) với hoạt động theo cặp, theo nhóm. * Tăng cường phát hiện các mối liên hệ nhân quả giữa các hiện tượng địa lí tự nhiên. * Chú ý khai thác có hiệu quả kênh hình, câu hỏi - bài tập trong SGK, Atlat, Tập bản đồ cũng như các thiết bị và phương tiện dạy học tiên tiến... + Phần Địa lí KT-XH (có hai nhóm): * Phương pháp phát huy tính chủ động học tập của HS, coi trọng quá trình tự học, tự khám phá (PP thảo luận, động não, hoạt động nhóm, nghiên cứu tình huống...) * Phương pháp với sự hỗ trợ của các thiết và phương tiện hiện đại nhằm hướng vào hoạt động tích cực, chủ động của HS (Átlat, bản đồ, các sơ đồ, biểu đồ cùng với các phương tiện hiện đại như máy chiếu đa năng, các băng hình... Giúp cho GV chỉ đạo và HS thực hiện các hoạt động cá nhân hay theo nhóm để tự khám phá kiến thức. |
c. Củng cố luyện tập: (1 phút)
Giúp các em nắm được chương trình môn Địa lí 10, biết cách sử dụng SGK, tài liệu và phương pháp học tập bộ môn
d. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: (1 phút)
Chuẩn bị bài hai SGK xem trước Átlat Địa lí Việt Nam và nội dung của bài.