Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lý 10 bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của Trái Đất

Giáo án Địa lý 10

Giáo án Địa lý 10 bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của Trái Đất giúp học sinh nắm vững nội dung bài học. Đồng thời, phát triển kỹ năng sữ dụng bản đồ để học sinh có ý thức và thói quen sử dụng bản đồ trong học tập. Hi vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quý thầy cô.

I. Mục tiêu bài học.

Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

Giải thích được các hệ quả chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời: chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời, các mùa, ngày đêm dài ngắn theo mùa.

2. Kĩ năng.

Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình để trình bày các hệ quả chuyển động quanh Mặt Trời của Trái Đất.

3. Thái độ.

Nhận thức đúng đắn các hiện tượng tự nhiên.

II. Phương pháp và phương tiện dạy học

  • PP: Khai thác kiến thức từ kênh hình SGK, giải thích minh họa và àm thoại gợi mở nêu vấn đề.
  • PT: Kênh hình SGK phóng to

III. Tiến trình dạy học.

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

Hãy trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

3. Dạy bài mới.

GV: Sen tàn cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân.

Đó là hai câu thơ của nhà thơ Nguyễn Du nói về 4 mùa trong năm. Tại sao lại có sự luân phiên đều đặn giữa các mùa như vậy? Chúng ta sẽ học bài mới để tìm hiểu những vấn đề đó.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

HĐ1: cá nhân.

B1: GV treo hình 6.1 phóng to yêu cầu HS nghiên cứu phần I trong SGK và quan sát hình để trả lời các câu hỏi:

- Thế nào là hiện tượng MT lên thiên đỉnh?

- Thế nào là chuyển động biểu kiến của MT?

- Khu vực nào trên TĐ có hiện tượng MT lên thiên đỉnh?

B2: HS quan sát tranh, suy nghĩ để trả lời

B3: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức.

HĐ2: nhóm.

B1: GV chia lớp làm 4 nhóm và yêu cầu HS dựa vào hình 6.2, 6.3 và kiến thức đã học để thảo luận:

- Nhóm 1: vì sao có hiện tượng mùa trên Trái Đất.

- Nhóm 2: Xác định trên hình 6.2:

* Vị trí và khoảng thời gian của các mùa xuân, hạ, thu, đông.

* Vị trí các ngày: xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí.

- Nhóm 3: Giải thích vì sao mùa xuân ấm áp, mùa hạ nóng bức, mùa thu mát mẻ, mùa đông lạnh lẽo.

- Nhóm 4: vì sao mùa của hai nữa cầu trái ngược nhau?

B2: Các nhóm thảo luận và cử đại diện trình bày kết quả.

B3: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức

HĐ3: Cặp đôi.

B1: yêu cầu HS dựa vào hình 6.2 và hình 6.3, kênh chử SGK thảo luận theo gợi ý:

- Thời gian nào, mùa nào nữa cầu Bắc có ngày dài hơn đêm, nữa cầu Nam có ngày ngắn hơn đêm? Vì sao?

- Nêu kết luận về hiện tượng ngày đem dài ngắn theo mùa trên Trái Đất.

- Vào những ngày nào khắp nơi trên Trái Đất có ngày dài bằng đêm?

B2: HS trình bày kết quả thảo luận cặp đôi của mình.

B3: GV nhận xét, bổ sung và chuẩn kiến thức

I. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời.

- Chuyển động giả của Mặt Trời giữa 2 chí tuyến trong năm.

- Từ 23o27’B đến 23o27’N trong năm lần lượt được tia sáng Mặt Trời chiếu thẳng góc tạo ra ảo giác Mặt Trời chuyển động.

- Khu vực có hiện tượng MT lên thiên đỉnh: 0 lần ở ngoại chí tuyến, 1 lần ở 2 chí tuyến và 2 lần ở nội chí tuyến.

II. Các mùa trong năm.

- Mùa là khoảng thời gian trong một năm có những đặc điểm riêng về thời tiết và khí hậu.

- Nguyên nhân: do trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương nên bán cầu Nam và bán cầu Bắc lần lượt ngả về phía Mặt Trời khi Trái Đất chuyển động trên quỷ đạo.

- Mùa ở bán cầu Bắc:

+ Mùa xuân: 21/3 đến 22/6

+ Mùa hạ: 22/6 đến 23/9

+ Mùa thu: 23/9 dến 22/12

+ Mùa đông: 22/12 đến 21/3

- Mùa ở bán cầu Nam: ngược lại

III. Ngày đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

+ Do trục Trái Đất nghiêng và không đổi hướng trong khi chuyển động quanh Mặt Trời nên tuỳ vị trí Trái Đất trên quỷ đạo mà ngày đêm dài ngắn theo mùa.

+ Mùa xuân và mùa hạ có ngày dài đêm ngắn, mùa thu và mùa đông có ngày ngắn đêm dài.

+ Ngày 21/3 và 23/9: ngày dài bằng đêm.

+ Ở xích đạo độ dài ngày đêm bằng nhau càng xa xích đạo về hai cực độ dài ngày đêm càng chêch lệch.

+ Từ vòng cực về cực có hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24 giờ. Tại hai cực số ngày hoặc đêm dài 24 giờ kéo dài 6 tháng.

4. Củng cố:

Hãy trình bày và giải thích các hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất?

5. Hoạt động nối tiếp.

HS làm bài tập 1, 3 trang 24 SGK.

Các tài liệu liên quan tới Địa lý 10 bài 6:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
14
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 10

    Xem thêm