Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tập bản đồ Địa lý lớp 10 bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất

Giải Tập bản đồ Địa lí 10

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Tập bản đồ Địa lý lớp 10 bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt Trời của Trái Đất với các bài tập bản đồ được giải chi tiết cùng cách trình bày khoa học hỗ trợ quá trình dạy và học môn Địa lý lớp 10.

Câu 1: Dựa vào đường chuyển động biểu kiến của Mặt Trời trong một năm ở hình dưới đây, em hãy điền nội dung phù hợp vào chỗ chấm (...) trong câu dưới đây:

Ở 10oB Mặt Trời lên thiên đỉnh lần thứ nhất vào khoảng ngày .................. và lên thiên đỉnh lần thứ hai vào khoảng ngày ...............; còn ở 10oN Mặt Trời lên thiên đỉnh lần thứ nhất vào khoảng ngày .................... và lên thien đỉnh lần thứ hai và khoảng ngày ...................

Trả lời:

Ở 10oB Mặt Trời lên thiên đỉnh lần thứ nhất vào khoảng ngày 15/4 và lên thiên đỉnh lần thứ hai vào khoảng ngày 25/8; còn ở 10oN Mặt Trời lên thiên đỉnh lần thứ nhất vào khoảng ngày 22/2 và lên thien đỉnh lần thứ hai và khoảng ngày 28/10.

Câu 2: Dựa vào sơ đồ sau, em hãy xác định bốn ngày mở đầu của bốn mùa ở các nước miền ôn đới bán cầu Nam:

Mùa xuân ngày..................... Mùa thu ngày.....................

Mùa hạ ngày..................... Mùa đông ngày.....................

Trả lời:

Mùa xuân ngày 23 tháng 9; Mùa thu ngày 21 tháng 3

Mùa hạ ngày 22 tháng 12; Mùa đông ngày 22 tháng 6

Câu 3: Sơ đồ sau là vị trí của Trái Đất vào ngày Xuân phân (21-3) và ngày Thu phân (23-9). Em có nhận xét về độ dài ban ngày và ban đêm ở tất cả các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất.

Trả lời:

Vào ngày Xuân phân (21-3) và ngày Thu phân (23-9), ở tất cả các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất đều có độ dài ban ngày và ban đêm bằng nhau.

Câu 4: Sơ đồ sau là vị trí của Trái Đất vào ngày Hạ chí (22-6) và ngày Đông chí (22-12). Em có nhận xét về độ dài ban ngày và ban đêm ở tất cả các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất.

Trả lời:

Ngày Hạ chí (22-6):

Ngày Đông chí (22-12):

+ Ở Xích đạo: Độ dài ban ngày bằng độ dài ban đêm.

+ Ở Xích đạo: Độ dài ban ngày bằng độ dài ban đêm.

+ Ở chí tuyến Bắc: Độ dài ban ngày dài hơn độ dài ban đêm.

+ Ở chí tuyến Bắc: Độ dài ban ngày ngắn hơn độ dài ban đêm.

+ Từ vòng cực Bắc đến Bắc Cực: Ban ngày kéo dài 24 giờ, không có ban đêm.

+ Từ vòng cực Bắc đến Bắc Cực: Ban đêm kéo dài 24 giờ, không có ban ngày.

+ Ở chí tuyến Nam: Độ dài ban ngày ngắn hơn độ dài ban đêm

+ Ở chí tuyến Nam: Độ dài ban ngày dài hơn độ dài ban đêm.

+Từ vòng cực Nam đến Nam Cực: Ban đêm kéo dài 24 giờ, không có ban ngày.

+Từ vòng cực Nam đến Nam cực: Ban ngày kéo dài 24 giờ, không có ban đêm

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

Giải tập bản đồ Địa lí 10

Xem thêm
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
Mã QR Code
Đóng