Giáo án Địa lý 10 bài 12: Sự phân bố khí áp - Một số loại gió chính
Giáo án Địa lý 10
Giáo án Địa lý 10 bài 12: Sự phân bố khí áp - Một số loại gió chính giúp học sinh nắm vững nội dung bài học. Đồng thời, phát triển kỹ năng sử dụng bản đồ để học sinh có ý thức và thói quen sử dụng bản đồ trong học tập môn Địa lý 10. Hi vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quý thầy cô.
Giáo án Địa lý 10 bài 11: Khí quyển - Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái đất
Giáo án Địa lý 10 bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển - Mưa
I. Mục tiêu bài học.
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức.
Hiểu rõ:
- Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi khí áp từ nơi này qua nơi khác
- Nguyên nhân hình thành một số loại gió chính.
2. Kĩ năng.
Nhận biết nguyên nhân hình thành một số loại gió thông qua bản đồ và các hình vẽ.
II. Phương pháp và phương tiện dạy học.
- PP: Khai thác kiến thức từ kênh hình, đàm thoại gợi mở nêu vấn đề, thảo luận nhóm.
- PT: Bản đồ khí áp và gió thế giới.
III. Tiến trình bài giảng.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Nêu rõ vai trò của khí quyển đối với đời sống trên Trái Đất.
3. Dạy bài mới.
Mở bài: Chúng ta đã được học qua các loại gió: gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới. Nhưng ngay nơi diễn ra gió Mậu dịch - loại gió được coi là ổn định và điều hoà nhất vẫn có những khu vực hoạt động của gió mùa và có các loại gió mang tính chất địa phương. Vậy nguyên nhân nào gây ra các loại gió đó? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ vì sao có các loại gió khác nhau như vậy.
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính |
HĐ1: Cá nhân B1: GV yêu cầu HS: - Dựa vào SGK kết hợp với hiểu biết của mình cho biết khí áp là gì? Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của khí áp? - Quan sát hình 12.1, 12.2 và 12.3 để cho biết: * Trên bề mặt Trái Đất khí áp được phân bố như thế nào? * Các đai khí áp cao và khí áp thấp từ xích đạo đến cực có liên tục không?Tại sao có sự chia cắt như vậy? B2: HS tìm hiểu và trả lời. B3: GV chuẩn kiến thức và giải thích cho HS rõ. - Khí áp thay đổi theo độ cao, nhiệt độ, độ ẩm. - Dọc xích đạo là đai áp thấp. Hai đai áp cao cận chí tuyến ở khoảng hai chí tuyến 30oB và 30oN. Hai đai áp thấp ở khoảng hai vĩ tuyến 60oB và 60oN. Hai áp cao ở hai cực Bắc và Nam. - Các đai khí áp không liên tục mà chia cắt thành những khu khí áp riêng biệt, nguyên nhân là do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương. HĐ2: Nhóm. Bước 1: GV sử dụng sơ đồ các đai gió để gợi ý và yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về gió, nguyên nhân sinh ra gió sau đó chia lớp làm 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: - Nhóm 1, 3: Tìm hiểu về gió Tây và gió Mậu dịch theo gợi ý: * Phạm vi hoạt động. * Hướng gió thổi. * Tính chất của gió. - Nhóm 2, 4: Trình bày nguyên nhân và hoạt động của gió mùa theo gợi ý: * Xác định trên bản đồ, lược đồ một số trung tâm áp, hướng gió và giải hội tụ nhiệt đới tháng 1 và tháng 7. . * Nêu sự tác động của chúng? VD? * Xác định trên hình 14.1 những khu vực có gió mùa. Bước 3: B2: HS làm việc theo nhóm và cử đại diện các nhóm dựa vào bản đồ trình bày kết quả. B3: GV chuẩn kiến thức. HĐ3: Cả lớp. B1: GV yêu cầu HS: - Quan sát hình 11.4, đọc nội dung mục a để trình bày hoạt động của gió biển, gió đất và giải thích nguyên nhân hình thành hai loại gió này. - Dựa vào hình 12.5 và kiến thức đã học: * Trình bày hoạt động của gió phơn * Nêu tính chất của gió ở hai sườn núi. * Giải thích sự hình thành và nêu tính chất của gió phơn. Nêu ví dụ những nơi có gió này ở Việt Nam. B2: HS suy nghĩ và trình bày kết quả B3: GV chuẩn kiến thức. | I. Sự phân bố khí áp. 1. Khí áp và nguyên nhân thay đổi khí áp. + Khí áp: sức nén của không khí xuống mặt Trái Đất. + Sự thay đổi khí áp theo độ cao, nhiệt độ, độ ẩm. 2. Sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất. - Sự phân bố khí áp: các đai cao áp, hạ áp phân bố xen kẽ và đối xứng qua hạ áp xích đạo. II. Một số loại gió chính. 1. Gió Tây ôn đới. + Thổi từ áp cao cận nhiệt đới về áp thấp ôn đới vĩ độ 60o. + Thời gian hoạt động: quanh năm. + Hướng: hướng Tây là chủ yếu (bán cầu bắc: Tây Nam, bán cầu Nam: Tây Bắc). + Tính chất gió: ẩm, đem mưa nhiều. 2. Gió Mậu dịch. + Phạm vi hoạt động: thổi từ áp cao cận nhiệt đới về áp thấp xích đạo. + Thời gian hoạt động: quanh năm. + Hướng: Đông Bắc (bán cầu bắc) Đông Nam (bán cầu nam) + Tính chất: khô, ít mưa. 3. Gió mùa. + Là loại gió thổi hai mùa ngược hướng nhau với tính chất khác nhau. + Loại gió này không có tính chất vành đai. + Phân bố ở đới nóng (Ấn Độ, Đông Nam Á…) và một số nơi thuộc vĩ độ trung bình + Nguyên nhân: Do sự nóng lên hoặc lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương theo mùa.. 4. Gió địa phương. a) Gió đất và gió biển. + Hình thành ở vùng bờ biển. + Thay đổi hướng theo ngày và đêm. + Ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền. Ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển. b) Gió phơn. Là loại biến tính khi đi qua núi trở nên khô và nóng. |
4. Củng cố.
a- So sánh gió mùa với gió đất và gió biển (về nguyên nhân hình thành , hướng gió , phạm vi ảnh hưởng , thời gian hoạt động)
b-Sắp xếp các cột A với B sao cho đúng .
A | B | A-B |
1- Gió tây ôn đới | a- Thổi từ cao áp địa cực về áp thấp cận cực | 1- b |
1- Gió Mậu dịch | b- Thổi từ cao áp cận chí tuyến về áp thấp cận cực | 2- c |
3- Gió mùa | c- Thổi từ cao áp cận chí tuyến về áp thấp xích đạo | 3- d |
4- Gió Đông cực | d- Thổi từ hai mùa ngược hướng nhau | 4- a |
c- Dựa vào hình 12. 1, trình bày cơ chế hoạt động của gió Tây ôn đới và gió Mậu dịch
5. Hoạt động nối tiếp.
HS trả lời câu hỏi và làm bài tập trong SGK.