Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 5
Bài 5: Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 5: Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất được VnDoc sưu tầm và đăng tải xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 5 trang 19
Quan sát hình 5.2, nhận xét hình dạng quỹ đạo và hướng chuyển động của các hành tinh.
Trả lời:
- Quỹ đạo của các hành tinh có hình elip.
- Hướng chuyển động của các hành tinh đều ngược chiều kim đồng hồ.
Bài 1 trang 21 SGK Địa Lí 10
Vũ trụ là gì? Hệ Mặt Trời là gì? Em có biết những hiểu biết gì về Trái Đất trong Hệ Mặt Trời?
Trả lời:
- Vũ trụ là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà, mỗi thiên hà gồm nhiều thiên thể và khí, bụi và bức xạ điện từ. Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó được gọi là Dải Ngân Hà.
- Hệ Mặt Trời là một tập hợp các thiên thể nằm trong Dải Ngân Hà, gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể chuyển động xung quanh và các đám bụi khí.
- Trái Đất là một hành tinh trong hệ Mặt Trời, vừa tự quay vừa chuyển động xung quanh Mặt trời, cách Mặt Trời 149,6 triệu km. Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng Mặt Trời vừa đủ để tồn tại sự sống.
Bài 2 trang 21 SGK Địa Lí 10
Hãy trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất?.
Trả lời:
- Sự luân phiên ngày, đêm: Vì Trái Đất hình khối cầu và Trái Đất tự quay quanh trục nên tất cả mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt luân phiên ngày đêm.
- Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế:
+ Trái Đất hình cầu và tự quay từ tây sang đông nên mỗi mơi sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, mỗi địa điểm sẽ có giờ khác nhau.
+ Người ta chia bề mặt Trái Đất thành 24 múi giờ, mỗi múi rộng 15 kinh tuyến, giờ múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế (GMT), Việt Nam thuộc múi giờ số 7.
+ Người ta quy định lấy kinh tuyến 1800 qua giữa múi giờ số 12 làm đường chuyển ngày quốc tế, đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 1800 thì lùi lại một ngày lịch.
- Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể: khi Trái Đất quay quanh trục thì mọi vật di chuyển trên bề mặt có sự lệch hướng so với hướng chuyển động ban đầu. Ở bán cầu Bắc vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam vật chuyển động bị lệch về bên trái.
Bài 3 trang 21 SGK Địa Lí 10
Căn cứ vào bản đồ các múi giờ, hãy tính giờ và ngày ở Việt Nam, biết rằng ở thời điểm đó, giờ GMT đang là 24h ngày 31-12.
Trả lời:
Tại thời điểm giờ GMT là 24h ngày 31-12 thì ở Việt Nam là 7h ngày 1-1.
Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Bài 5: Vũ Trụ. Hệ Mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Mời các bạn cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập tại các mục sau: Toán lớp 10, Ngữ văn lớp 10...