Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 7

Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng được VnDoc sưu tầm và đăng tải xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp bài tập và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lý lớp 10. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời các quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 7 trang 25

Quan sát hình 7.1, mô tả cấu trúc của Trái Đất.

Trả lời:

- Cấu trúc Trái Đất gồm nhiều lớp

- Lớp vỏ Trái Đất có độ dày từ 5km đến 70km.

- Lớp manti gồm manti trên dày từ 15km đến 700km và manti dưới độ dày từ 700km đến 2900km.

- Nhân Trái Đất gồm nhân ngoài độ dày từ 2900km đến 5100km và nhân trong độ dày từ 5100km đến 6370km.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 7 trang 26

Quan sát hình 7.2, cho biết sự khác nhau giữa vỏ lục đia và vỏ đại dương.

Trả lời:

- Vỏ lục địa phân bố ở phần nền lục địa và một phần chìm trong đại dương, có độ dày từ 35km đến 80km, cấu trúc bởi đá badan, granit và trầm tích.

- Vỏ đại dương phân bố ở dưới đáy đại dương có độ dày từ 5km đến 10km, cấu trúc gồm đá badan và trầm tích.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 7 trang 26

Quan sát hình 7.1, cho biết lớp Manti được chia thành mấy tầng? Giới hạn của mỗi tầng?

Trả lời:

- Lớp manti được chia thành 2 tầng.

- Tầng manti trên dày từ 15km đến 700km và tầng manti dưới độ dày từ 700km đến 2900km.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 7 trang 27

Dựa vào hình 7.3, cho biết 7 mảng kiến tạo lớn là những mảng nào?

Trả lời:

Mảng Âu – Á, mảng Ấn Độ - Ô-xtrayli-a, mảng Phi, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Thái Bình Dương và mảng Nam Cực.

Trả lời câu hỏi Địa Lí 10 Bài 7 trang 28

Quan sát hình 7.4, cho biết kết quả khi hai mảng kiến tạo tách rời nhau, xô vào nhau.

Trả lời:

- Khi tách rời nhau tạo ra các sống núi ngầm dưới đại dương.

- Khi xô vào nhau hình thành nên các dải núi cao, dải núi lửa và vực biển sâu.

Bài 1 trang 28 SGK Địa Lí 10

Dựa vào hình 7.1 và nội dung SGK, lập bảng so sánh các lớp cấu tạo của Trái Đất (vị trí, độ dày, đặc điểm).

Trả lời:

Các lớp

Vị trí

Độ dày

Đặc điểm, cấu tạo

Vỏ Trái Đất

Ngoài cùng Trái Đất

từ 5km đến 70km.

Vỏ lục địa dày được cấu tạo bởi các tầng đá: granit, badan và trầm tích.

Vỏ đại dương mỏng không có lớp đá granit.

Lớp manti

Nằm ở giữa lớp vỏ và nhân Trái Đất.

từ 5km đến 2900km.

Chiếm tới 80% thể tích và 68,5% khối lượng của Trái Đất.

Gồm 2 tầng:

+ Manti trên dày từ 15km đến 700km, vật chất ở dạng quánh dẻo.

+ Manti dưới độ dày từ 700km đến 2900km, vật chất ở trạng thái rắn.

Lớp nhân

nằm trong lõi Trái Đất

từ 2900km đến 6370km.

Thành phần chủ yếu là kim loại nặng: Ni, Fe,...

Gồm 2 tầng:

+ Nhân ngoài từ 2900km đến 5100km, nhiệt độ đạt 5000ºC, áp suất từ 1,3 đến 3,1 triệu atm vật chất ở dạng lỏng.

+ Nhân trong từ 5100km đến 6370km, áp suất đạt 3 đến 3,5 triệu atm, vật chất ở trạng thái rắn.

Bài 2 trang 28 SGK Địa Lí 10

Trình bày những nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng.

Trả lời:

- Thạch quyển được cấu tạo bởi một số mảng nằm kề nhau (gồm mảng lục địa và mảng đại dương), các mảng này nhẹ, nổi trên lớp quánh dẻo của lớp manti trên và có thể di chuyển.

- Các mảng lục địa và đại dương di chuyển trên lớp manti, có thể bị xô vào nhau hoặc tách xa nhau. Sự dịch chuyển này tạo ra các hệ quả như tạo ra các dãy núi cao, núi lửa, sống núi ngầm hoặc vực sâu dưới đáy đại dương.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải bài tập SGK Địa lý 10 bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng. Mời các bạn cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập tại các mục sau: Ngữ văn lớp 10, Lịch sử lớp 10...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Địa lí 10 ngắn nhất

    Xem thêm