Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Địa lí 10 bài 28

Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tới các bạn độc giả bài Trắc nghiệm Địa lí 10 bài 28: Địa lí ngành trồng trọt được VnDoc sưu tầm và tổng hợp. Bài viết được tổng hợp gồm có các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc được nội dung của bài học môn Địa lí 10. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết tại đây nhé.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lí bài: Địa lí ngành trồng trọt

Câu 1: Cây nào sau đây được trồng nhiều ở vùng thảo nguyên ôn đới và cận nhiệt

A. Lúa gạo. B. Lúa mì. C. Ngô D. Kê.

Câu 2: Ý nào dưới đây thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng của sản xuất cây lương thực?

A. Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao.

B. Nguồn chủ yếu cung cấp tinh bột, chất dinh dưỡng cho người và vật nuôi.

C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thực phẩm.

D. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thực phẩm.

Câu 3: Các cây nào sau đây được trồng nhiều ở vùng đồng cỏ và nửa hoang mạc nhiệt đới?

A. Trung Quốc và Thái Lan.

B. Ấn Độ và Đông Nam Á.

C. Ấn Độ và Việt Nam.

D. Trung Quốc và Đông Nam Á.

Câu 4: Cây lúa gạo thích hợp với điều kiện sinh thái nào sau đây?

A. Khí hậu ẩm, khô, đất màu mỡ.

B. Khí hậu nóng, đất ẩm.

C. Khí hậu khô, đất thoát nước.

D. Khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước , đất phù sa.

Câu 5: Cây lúa gạo chủ yếu phân bố ở

A. Vùng nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt gió mùa.

B. Vùng thảo nguyên ôn đới, cận nhiệt.

C. Vùng nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới nóng.

D. Vùng đồng cỏ, nửa hoang mạc nhiệt đới.

Câu 6: Ý nào sau đây thể hiện đặc điểm sinh thái của cây lúa mì

A. Khí hậu nóng, khô, đất nghèo dinh dưỡng.

B. Khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, đất phù sa.

C. Khí hậu ấm, khô, đất đai màu mỡ.

D. Khí hậu lạnh, khô, đất thoát nước.

Câu 7: Vai trò quan trọng của rừng đối với sản xuất

A. Điều hòa lượng nước trên mặt đất.

B. Lá phổi xanh cân bằng sinh thái.

C, Cung cấp lâm, đặc sản, dược liệu

D. Bảo vệ đất đai, chống xói mòn

Câu 8: Biểu hiện nào sau đây không đúng với vai trò của rừng đối với sản xuất?

A. Gỗ cho công nghiệp.

B. Nguyên liệu làm giấy,

C. Thực phẩm đặc sản.

D. Lâm sản cho xây dựng.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng với tình hình trồng rừng trên thế giới?

A. Trồng rừng để tái tạo tài nguyên rừng.

B. Trồng rừng góp phần bảo vệ môi trường,

C. Diện tích trồng rừng ngày càng mở rộng.

D. Chất lượng rừng trồng cao hơn tự nhiên.

Câu 10: Những nước nào sau đây có diện tích rừng trồng vào loại lớn nhất trên thế giới?

A. Trung Quốc, Ấn Độ, LB Nga, Nhật Bản.

B. Trung Quốc, Ấn Độ, LB Nga, Đan Mạch.

C. Trung Quốc, Ấn Độ, LB Nga, Hoa Kì.

D. Trung Quốc, Ấn Độ, LB Nga, Bra-xin.

Câu 11: Cây lúa mì chủ yếu phân bố ở

A. Vùng nhiệt đới, đặc biệt là châu Á gió mùa.

B. Vùng ôn đới và cận nhiệt.

C. Vùng bán hoang mạc nhiệt đới.

D. Rải từ miền nhiệt đới đến ôn đới.

Câu 12: Đặc điểm sinh thái đặc biệt của cây ngô so với các cây lương thực khác là

A. Chỉ trồng được ở đới nóng, đất đai màu mỡ.

B. Chỉ trồng ở miền khí hậu lạnh, khô.

C. Chỉ trồng được ở chân ruộng ngập nước.

D. Dễ thích nghi với sự dao động của khí hậu.

Câu 13: Những cây hoa màu nào sau đây được trồng ở miền ôn đới?

A. Khoai tây, đại mạch, yến mạch.

B. Khoai tây, cao lương, kê.

C. Mạch đen, sắn, kê.

D. Khoai lang, yến mạch, cao lương.

Câu 14: Ý nào sau đây nói về vai trò của sản xuất cây công nghiệp?

A. Cung cấp tinh bột cho chăn nuôi.

B. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 15: Cây nào sau đây được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt gió nhiệt đới?

A. Lúa gạo B. Lúa mì. C. Ngô. D. Kê.

Câu 16: Cây nào sau đây được trồng nhiều ở vùng thảo nguyên nhiệt đới, cận nhiệt gió và một phần ôn đới?

A Lúa gạo. B. Lúa mì. C. Ngô. D. Kê

Câu 17: Quê hương của cây lúa nước là ở

A. Trung Quốc và Thái Lan.

B. Ấn Độ và Đông Nam Á

C. Ấn Độ và Việt Nam.

D. Trung Quốc và Đông Nam Á

Câu 18: Quê hương của cây lúa mì là ở

A. Tây Á. B. Châu Âu C. Châu Mĩ. D. Trung Á

Câu 19: Quê hương cây lúa mì được xác đinh thuộc vùng

A. Tây Âu B. Trung Quốc và Caribê C. Tây Á D. Đông Âu

Câu 20: Cây lương thực bao gồm:

A. Lúa gạo, lúa mì, ngô, kê.

B. Lúa gạo, lúa mì, ngô, lạc.

C.Lúa gạo, lúa mì, ngô, đậu.

D. Lúa gạo, lúa mì, ngô, mía.

Câu 21: Điều kiện sinh thái của cây trồng là các đòi hỏi của cây về chế độ

A. Nhiệt, ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng và chất đất để phát triển.

B. Nhiệt, ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng và giống cây để phát triển,

C. Nhiệt, ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng và địa hình để phát triển.

D. Nhiệt, ánh sáng, ẩm, chất dinh dưỡng và nguồn nước để phát triển.

Câu 22: Cây công nghiệp có đặc điểm sinh thái khác cây lương thực là

A. Biên độ sinh thái rộng, không có nhiều đòi hỏi đặc biệt về điều kiện khí hậu và chăm sóc.

B. Biên độ sinh thái hẹp, cần những đòi hỏi đặc biệt về nhiệt, ẩm, … chế độ chăm sóc.

C. Trồng được ở bất cứ đâu có dân cư và đất trồng.

D. Phần lớn là cây ưa khí hậu lạnh, khô, không đòi hỏi đất giàu dinh dưỡng.

Câu 23: Đặc điểm sinh thái của cây lúa gạo là ưa khí hậu

A. Nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.

B. Ẩm, khô, đất đai màu mỡ, nhiêu phân bón.

C. Nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, đất phù sa.

D. Nóng, thích nghi với sự dao động khí hậu.

Câu 24: Nguyên nhân quan trọng nhất để các vùng trồng cây công nghiệp thường có các xí nghiệp chế biến sản phẩm các cây này là

A Tận dụng được nguồn nguyên liệu

B. Hạ chi phí vận chuyển nguyên liệu,

C. Tăng giá trị sản phẩm cây công nghiệp.

D. Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu lớn.

Câu 25: Cây mía cần điều kiện khí hậu nào sau đây?

A. Nhiệt, ẩm rất cao và theo mùa.

B. Nhiều ánh sáng, nóng, ổn định,

C. Nhiệt độ ôn hoà, có mưa nhiều.

D. Nhiệt ẩm cao, không gió bão.

Câu 26: Cây bông cần điều kiện khí hậu nào sau đây?

A. Nhiệt, ẩm rất cao và theo mùa.

B. Nhiều ánh sáng, nóng, ổn định,

C. Nhiệt độ ôn hoà, có mưa nhiều.

D. Nhiệt ẩm cao, không gió bão.

Câu 27: Cây chè cần điều kiện khí hậu nào sau đây?

A. Nhiệt, ẩm rất cao và theo mùa.

B. Nhiều ánh sáng, nóng, ổn định.

C. Nhiệt độ ôn hoà, có mưa nhiều.

D. Nhiệt ẩm cao, không gió bão.

Câu 28: Cây cao su cần điều kiện khí hậu nào sau đây?

A. Nhiệt, ẩm rất cao và theo mùa.

B. Nhiều ánh sáng, nóng, ổn định,

C. Nhiệt độ ôn hoà, có mưa nhiều.

D. Nhiệt ẩm cao, không gió bão.

Câu 29: Cây mía ưa loại đất nào sau đây?

A. Phù sa mới. B. Đất đen. C. Đất ba dan. D. Phù sa cổ

Câu 30: Cây củ cải đường ưa loại đất nào sau đây?

A. Phù sa mới. B. Đất đen. C. Đất ba dan. D. Phù sa cổ

Câu 31: Ý nào sau đây thể hiện đặc điểm sinh thái của cây mía?

A. Cận nhiệt, ẩm rất cao và phân hóa theo mùa.

B. Thích hợp khí hậu lạnh, đất phù sa, bón phân đầy đủ.

C. Thích hợp khí hậu ôn đới, cận nhiệt, đất đen giàu dinh dưỡng.

D. Đòi hỏi khí hậu ôn hòa, lượng mưa nhiều.

Câu 32: Mía là cây lấy đường trồng ở vùng?

A. Ôn đới.

B. Cận nhiệt đới.

C. Bán hoang mạc nhiệt đới.

D. Nhiệt đới ẩm.

Câu 33: Cây củ cải đường được trồng ở

A. Miền cận nhiệt, nơi có khí hậu khô, đất nghèo dinh dưỡng.

B. Miền nhiệt đới, có nhiệt - ẩm rất cao, phân hóa theo mùa, đất giàu dinh dưỡng.

C. Miền ôn đới và cận nhiệt, nơi có đất đen, đất phù sa giàu dinh dưỡng

D. Tất cả các đới khí hậu, không kén đất.

Câu 34: Vùng phân bố của cây bông là ở

A. Miền ôn đới lục địa.

B. Miền nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa.

C. Khu vực bán hoang mạc nhiệt đới.

D. Miền thảo nguyên ôn đới.

Câu 35: Lúa gạo là cây phát triển tốt nhất trên đất

A. Ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.

B. Màu mỡ, cần nhiều phân bón.

C. Phù sa, cần có nhiều phân bón.

D. Ẩm, tầng mùn dày, nhiều sét.

Câu 36: Lúa mì là cây phát triển tốt nhất trên đất

A. Ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.

B. Màu mỡ, cần nhiều phân bón.

C. Phù sa, cần có nhiều phân bón.

D. Ẩm, tầng mùn dày, nhiều sét.

Câu 37: Ngô là cây phát triển tốt trên đất

A. Ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.

B. Màu mỡ, cần nhiều phân bón.

C. Phù sa, cần có nhiều phân bón.

D. Ẩm, tầng mùn dày, nhiều sét.

Câu 38: Lúa gạo phân bố tập trung ở miền

A. Nhiệt đới. B. Ôn đới. C. Cận nhiệt. D. Hàn đới.

Câu 39: Lúa mì phân bố tập trung ở miền

A. Ôn đới và cận nhiệt

B. cận nhiệt và nhiệt đới

c. nhiệt đới và ôn đới.

D. cận nhiệt, ôn đới.

Câu 40: Thích hợp với nhiệt độ ôn hòa, lượng mưa nhiều nhưng rải đều quanh năm , đất chua là đặc điểm sinh thái của cây nào sau đây?

A. Cây cà phê. B. Cây đậu tương. C. Cây chè. D. Cây cao su.

Câu 41: Cây đậu tương thích hợp trồng trọt ở nơi

A. Có khí hậu khô, đất giàu dinh dưỡng.

B. Khí hậu có sự phân hóa, mưa rải đều quanh năm.

C. Có khí hậu ẩm, khô, đất badan.

D. Có độ ẩm cao, đất tơi xốp, thoát nước.

Câu 42: Ý nào sau đây không phải là vai trò của rừng?

A. Điều hòa lượng nước trên mặt đất.

B. Là lá phổi xanh của trái đất.

C. Cung cấp lâm sản, dược liệu quý.

D. Làm cho trái đất nóng lên do cung cấp lượng CO2 lớn.

Câu 43: Tài nguyên rừng của thế giới bị suy giảm nghiêm trọng, chủ yếu là do

A. Chiến tranh.

B. Tai biến thiên nhiên.

C. Con người khai thác quá mức.

D. Thiếu sự chăm sóc và bảo vệ.

Cho bảng số liệu

DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG MỚI TẬP TRUNG PHÂN THEO LOẠI RỪNG Ở NƯỚC TA
(Đơn vị: nghìn ha)

Năm

Tổng số

Rừng sản xuất

Rừng phòng hộ

Rừng đặc dụng

2005

177,3

148,5

27,0

1,8

2008

200,1

159,3

39,8

1,0

2010

252,5

190,6

57,5

4,4

2013

227,1

211,8

14,1

1,2

Dựa vào bảng trả lời các câu câu hỏi sau

Câu 44: Nhận xét nào sau đây đúng với bảng số liệu trên?

A. Diện tích rừng phòng hộ trồng mới không thay đổi qua các năm.

B. Rừng trồng mới chủ yếu là rừng sản xuất.

C. Rừng đặc dụng được trồng mới là nhiều nhất.

D. Tổng diện tích rừng trồng mới tăng giống nhau qua các năm.

Câu 45: Cơ cấu diện tích rừng trồng mới tập trung phân theo các loại rừng : sản xuất , phòng hộ, đặc dụng ở nước ta năm 2013 lần lượt là

A. 93,3%, 6,2%, 0,5%.

B. 87,6%, 5,7%, 6,7% .

C. 75,5%, 22,8%, 1,7%.

D. 80,4%, 18,4%, 1,2%

Câu 46: Loại cây nào dưới đây được trồng nhiều ở miền ôn đới và cận nhiệt, nơi có đất đen, đất phù sa giàu dinh dưỡng?

A. Lúa gạo.

B. Bông.

C. Mía.

D. Củ cải đường.

Câu 47: Thích hợp với khí hậu ổn định, đất tốt, mùa đông ra quả phải có mưa nhiều, lúc quả chín phải tuyệt đối khô hanh là đặc điểm sinh thái của cây nào sau đây?

A. Cây cà phê.

B. Cây bông.

C. Cây chè.

D. Cây cao su.

Câu 48: Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là một trong những vai trò của ngành:

A. Nông nghiệp.

B. Chăn nuôi.

C. Trồng trọt.

D. Công nghiệp.

Câu 49: Vùng nhiệt đới, nguồn cung cấp đường chủ yếu do

A. Ngô.

B. Mía.

C. Thốt nốt.

D. Củ cải đường.

Câu 50: Nhận định nào sau đây đúng với vai trò của rừng đối với cuộc sống con người?

A. Điều hòa nước trên mặt đất.

B. Là lá phổi xanh của Trái Đất.

C. Cung cấp lâm sản, dược liệu quý.

D. Chống xói mòn đất, giữ nước.

Câu 51: Để đẩy mạnh thâm canh trong sản xuất nông nghiệp cần phải:

A. Nâng cao hệ số sử dụng đất.

B. Duy trì và nâng cao độ phì nhiêu cho đất.

C. Đảm bảo nguồn nước trên mặt cho đất.

D. Tăng cường bón phân hóa học cho đất.

Câu 52: Biên độ sinh thái hẹp, cần những đòi hỏi đặc biệt về nhiệt, ẩm, chế độ chăm sóc là đặc điểm của loại cây trồng nào dưới đây?

A. Cây công nghiệp.

B. Cây lương thực.

C. Cây thực phẩm.

D. Cây dược liệu.

Câu 53: Phần lớn sản lượng lúa gạo sản xuất ra được sử dụng trong nước chủ yếu do

A. Nhu cầu tiêu thụ lúa gạo của các nước khác trên thế giới không cao.

B. Giá thành xuất khẩu chưa phù hợp.

C. Các nước sản xuất lúa gạo nhiều thường có dân số đông.

D. Chất lượng sản phẩm chưa cao.

Câu 54: Tại sao nói “Châu Á là cái nôi của nền văn minh lúa nước”?

A. Lúa gạo cung cấp nguồn tinh bột quan trọng đối với đời sống con người.

B. Điều kiện khí hậu nóng ẩm, các đồng bằng phù sa màu mỡ rộng lớn.

C. Trình độ khoa học kĩ thuật phát triển, trình độ thâm canh cao.

D. Các giống lúa năng suất cao, công nghiệp xay xát phát triển mạnh.

Câu 55: Ý nào dưới đây thể hiện vai trò đặc biệt quan trọng của sản phẩm lương thực đối với đời sống hằng ngày con người ?

A. Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có giá trị cao.

B. Nguồn chủ yếu cung cấp tinh bột, chất dinh dưỡng cho người và vật nuôi.

C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thực phẩm.

D. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất thực phẩm.

Câu 56: Cây lương thực hiện nay đang nuôi sống hơn 50% dân số thế giới là:

A. Lúa mì

B. Lúa gạo

C. Ngô

D. Lúa mạch và ngô

Câu 57: Tại sao bình quân lương thực theo đầu người của Ấn Độ còn thấp?

A. Sản lượng lương thực thấp.

B. Số dân quá đông.

C. Ít sử dụng lương thực.

D. Không có nhiều quỹ đất để sản xuất lương thực.

Câu 58: Tại sao sản lượng lương thực của Trung Quốc cao nhất thế giới?

A. Số dân đông nhất thế giới.

B. Quỹ đất nông nghiệp lớn nhất thé giới.

C. Năng suất trồng cây lương thực cao nhất thế giới.

D. Các thành tựu trong cải cách nông nghiệp.

Câu 59: Vì sao các vùng chuyên canh cây công nghiệp thường gắn với các xí nghiệp, công nghiệp chế biến?

A. Cây công nghiệp cần sử dụng nhiều máy móc, phân bón được cung cấp bởi công nghiệp.

B. Sản phẩm cây công nghiệp phần lớn làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, việc gắn kết sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời tăng giá trị.sản phẩm.

C. Sản phẩm cây công nghiệp phần lớn không thể tiêu thụ ngay, cần được chế biến để bảo quản được lâu.

D. Xu thế công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn.

---------------------------

Trắc nghiệm Địa lí 10 bài 28 địa lí ngành trồng trọt vừa được VnDoc.com gửi tới bạn đọc. Bài viết được tổng hợp gồm có 54 câu hỏi trắc nghiệm về địa lí ngành trồng trọt. Bài viết cho ta thấy rõ được đặc điểm địa lí của ngành trồng trọt như vai trò đặc biệt quan trọng của sản xuất cây lương thực, cơ cấu diện tích đất trồng trọt, môi trường phù hợp để trồng các loại cây nông nghiệp là gì, địa lí phân bố của các giống cây trồng, những đặc điểm sinh thái khác nhau của cây lương thực, cây công nghiệp là gì... Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể nắm rõ được địa lí ngành trồng trọt, từ đó có thêm nhiều tài liệu để học tập môn Địa lý nhé.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 10 bài 28: Địa lí ngành trồng trọt. Mong rằng qua đây các bạn có thể học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 10. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập các môn được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Địa lý 10, Giải bài tập Địa lí 10, Giải tập bản đồ Địa lí 10, Giải Vở BT Địa Lí 10, Giải bài tập Địa lí 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10

Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập. VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất nhé.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Địa lý 10

    Xem thêm