Trắc nghiệm hóa 9 Chương 3: Phi kim Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học

Trắc nghiệm hóa 9 chương 3 có đáp án

Trắc nghiệm hóa 9 Chương 3: Phi kim Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học được VnDoc biên soạn là tổng hợp bộ câu hỏi các bài học nằm trong chương 3 hóa 9. Tài liệu cung cấp nội dung câu hỏi ôn tập sau mỗi bài học dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm. Mời các bạn tham khảo.

Trắc nghiệm Hóa 9 bài 25

Câu 1. Phi kim có những tính chất nào dưới đây?

A. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt

B. Đều là chất rắn ở điều kiện thường

C. Dẫn điện tốt, nhưng dẫn nhiệt kém

D. Có thể là chất rắn hoặc chất lỏng hoặc chất khí ở điều kiện thường.

Câu 2. Dãy chất nào dưới đây các phi kim không thể tác dụng được

A. Oxi, hidro, một số kim loại và một số phi kim khác

B. Nước, các dung dịch axit, các dung dịch bazơ

C. Một số kim loại

D. Một số kim loại và một số phi kim

Câu 3. Cặp chất nào dưới đây không xảy ra phản ứng

A. Khí flo và oxi

B. Cacbon và oxi

C. Bột nhôm và lưu huỳnh

D. Axit clohidric và photpho

Câu 4. Bột sắt với oxi tác dụng với nhau ở điều kiện nào

A. Ở nhiệt độ thường

B. Cần chất xúc tác

C. Có ánh sáng

D. Nung nóng

Câu 5. Đốt cháy mẩu photpho trên muôi sứ trong không khí thu được chất rắn màu trắng. Hòa tan chất rắn vào nước thu được dung dịch X. Thả mẩu quỳ tím vào dung dịch X thấy hiện tượng:

A. Màu quỳ đổi đổi sang hồng

B. Màu quỳ tím đổi sang đỏ

C. Màu quỳ tím đổi sang màu xanh

D. Quỳ tím bị mất màu

Câu 6. Phi kim có mức độ hoạt động hóa học yếu nhất là:

A. FloB. CloC. OxiD. Silic

Câu 7. Cho các nguyên tố sau: C, N, O, F nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất

A. CB. NC. OD. F

Câu 8. Phi kim nào sau đây tồn tại ở thể lỏng

A. FloB. CloC. BromD. Iot

Câu 9. Một phi kim X ở thể rắn, tạo được 2 oxit XO2 và XO3. Phân tử khối của oxi này bằng 0,8 lần phân tử khối của oxit kia. Nguyên tố X là

A. Cacbon

B. Lưu huỳnh

C. Photpho

D. Silic

Câu 10. Hỗn X gồm bột Mg và Zn có tỉ lệ số mol là 2:1. Khi đốt hoàn toàn m gam hỗn hợp X trong một lượng vừa đủ khí clo thu được được 6,52 gam muối clorua. Giá trị của m là

A. 1,78 gam

B. 2,26 gam

C. 2,62 gam

D. 2,16 gam

Bài tập trắc nghiệm Hóa 9 bài 26 Clo

Câu 1. Clo trong tự nhiên tồn tại chủ yếu ở dưới dạng

A. Đơn chất

B. Muốii cloarua

C. Muối NaClO3

D. Axit clohidric

Câu 2. Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí clo người ta làm như sau:

A. Cho KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl loãng

B. Cho dung dịch KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc

C. Cho KMnO4 rắn tác dụng với dung dịch HCl đặc

D. Cho dung dịch H2SO4 đặc tác dụng với dung dịch HCl đặc, đun nóng

Câu 3. Khi điều chế trong phòng thí nghiệm, clo được thu bằng cách

A. dẫn khí clo vào một bình nút bằng bông tẩm dung dịch NaOH đặc

B. dẫn khí clo vào một bình được đậy bằng một miếng bìa.

C. dời chỗ của nước

D. dẫn clo vào một bình úp ngược

Câu 4. Khí clo có các tính chất nào sau đây?

A. Màu vàng lục, tan ít trong nước, không độc

B. Không màu, mùi sốc, tan ít trong nước, rất độc

C. Màu vàng lục, mùi sốc, tan ít trong nước, rất độc

D. Màu vàng lục, mùi hắc, tan nhiều trong nước, rất độc

Câu 5. Clo tác dụng được với những chất nào dưới đây

A. Cu, CuO, NaOH, Ca(OH)2, H2, H2O

B. Cu, Al2O3, NaOH, Ca(OH)2, H2, H2O

C. Cu, FeCl2, NaOH, Ca(OH)2, H2, H2O

D. Cu, CuCl2, NaOH, Ca(OH)2, H2, H2O

Câu 6. Trong công nghiệp, có thể sản xuất Cl2 bằng cách

A. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp

B. Điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn xốp.

C. Dùng khí F2 đẩy Cl2 khỏi dung dịch NaCl

D. Nhiệt phân muối ăn NaCl

Câu 7. Khí clo và axit clohidric khi tác dụng với kim loại M cho cùng một chất. Kim loại M đó là

A. Fe

B. Cu

C. Ag

D. Zn

Câu 8. Trong nước máy thường thấy có mùi của khí clo. Người ta đã sử dụng tính chất nào sau đây của clo để xử lí nước?

A. Clo là một phi kim mạnh.

B. Clo ít tan trong nước

C. Nước clo có tính sát trùng

D Clo là chất khí không độc

Câu 9. Cho 100 gam dung dich HCl 36,5% vào bình đựng 15,4 gam MnO2, đun nhẹ. Thể tích khí clo (Đktc) thoát ra lớn nhất bằng

A. 2,24 lít

B. 3,36 lít

C. 5,6 lít

D. 4,48 lít

Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Khi cho sắt tác dụng với dung dịch HCl tạo thành muối và FeCl2

B. Khi cho clo tác dụng với sắt tạo thành muối FeCl3

C. Khi cho clo tác dụng với sắt tạo thành muối FeCl2

D. Khi cho clo tác dụng với FeCl2 tạo thành muối FeCl3

..................................................

Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Trắc nghiệm hóa 9 Chương 3: Phi kim Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 995
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Hóa học 9

    Xem thêm