Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm môn GDCD lớp 12 bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (phần 1)

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Trắc nghiệm GDCD 12 bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản (phần 1). Nội dung tài liệu sẽ là nguồn thông tin hữu ích để phục vụ công việc học tập của các bạn học sinh được tốt hơn. Mời các bạn học sinh tham khảo.

Trắc nghiệm môn GDCD lớp 12 bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản

Câu 1. Tự ý bắt và giam giữ người không có căn cứ là hành vi xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân?

  1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  2. Quyền được bảo hộ về tính mạng và sức khỏe.
  3. Quyền tự do cá nhân.
  4. Quyền tự do thân thể.

Câu 2. Người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì

  1. ai cũng có quyền bắt.
  2. chỉ công an mới có quyền bắt.
  3. phải xin lệnh khẩn cấp để bắt.
  4. phải chờ ý kiến của cấp trên rồi mới được bắt.

Câu 3. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành khi có căn cứ để cho rằng người đó

  1. đang có ý định phạm tội.
  2. đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.
  3. đang lên kế hoạch thực hiện tội phạm.
  4. đang họp bàn thực hiện tội phạm.

Câu 4. Hành vi nào dưới đây là xâm phạm đến sức khỏe của người khác?

  1. Đánh người gây thương tích.
  2. Tự tiện bắt người.
  3. Tự tiện giam giữ người.
  4. Đe dọa đánh người.

Câu 5. Bắt người trong trường hợp nào dưới đây là đúng pháp luật?

  1. Khi có quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát.
  2. Khi có nghi ngờ người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm.
  3. Khi có nghi ngờ người đó vừa mới thực hiện tội phạm.
  4. Khi công can cần thu thập chứng cứ từ người đó.

Câu 6. Đối với những người nào dưới đây thì ai cũng có quyền bắt người và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất?

  1. Người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
  2. Người đang bị nghi là phạm tội.
  3. Người đang gây rối trật tự công cộng.
  4. Người đang chuẩn bị vi phạm pháp luật.

Câu 7. Không ai được tự ý bắt và giam, giữ người là nói đến quyền nào dưới đây của công dân?

  1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  2. Quyền được đảm bảo an toàn trong cuộc sống.
  3. Quyền tự do cá nhân.
  4. Quyền được đảm bảo tính mạng.

Câu 8. Cơ quan có thẩm quyền có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp nào dưới đây?

  1. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam trong trường hợp cần thiết.
  2. Bắt người bị nghi ngờ phạm tội.
  3. Bắt người đang có kế hoạch thực hiện tội phạm.
  4. Bắt người đang trong thời gian thi hành án.

Câu 9. Pháp luật cho phép khám chỗ ở của công dân trong trường hợp nào dưới đây?

  1. Cần bắt người đang bị truy nã hoặc người tội phạm đang lẩn tránh ở đó.
  2. Cần bắt người bị tình nghi thực hiện tội phạm.
  3. Cần bắt người đang có ý định thực hiện tội phạm.
  4. Cần khám để tìm hàng hóa buôn lậu.

Câu 10. Chủ thể nào dưới đây có quyền tự do ngôn luận?

  1. Mọi công dân.
  2. Mọi cán bộ, công chức nhà nước.
  3. Chỉ những người từ 18 tuổi trở lên.
  4. Chỉ nhà báo.

Câu 11. Công dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng cách

  1. phát biểu xây dựng trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học.
  2. phát biểu ở bất cứ nơi nào.
  3. phê phán cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước trên mạng Facebook.
  4. gửi đơn tố cáo cán bộ, công chức đến cơ quan có thẩm quyền.

Câu 12. Công dân có thể phát biểu ý kiến xây dựng cơ quan, trường học ở nơi nào dưới đây?

  1. Ở bất cứ nơi nào.
  2. Trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học.
  3. Ở nhà riêng của mình.
  4. Ở nơi tụ tập đông người.

Câu 13. Khám chỗ ở đúng pháp luật là khám trong trường hợp

  1. được pháp luật cho phép.
  2. do nghi ngờ có tội phạm.
  3. được lãnh đạo cơ quan, đơn vị cho phép.
  4. do cần tìm đồ vật bị mất.

Câu 14. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp

  1. có ý kiến của lãnh đạo cơ quan.
  2. có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  3. có tin báo của nhân dân.
  4. có nghi ngờ chứa thông tin không lành mạnh.

Câu 15. Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

  1. Tự ý vào chỗ ở của hàng xóm để tìm đồ vật bị mất.
  2. Khám nhà khi có lệnh của cơ quan có thẩm quyền.
  3. Cưỡng chế giải tỏa nhà xây dựng trái phép.
  4. Vào nhà hàng xóm để giúp chữa cháy.

Câu 16. C và D cãi nhau, C dùng lời lẽ xúc phạm D trước các bạn trong lớp. Hành vi của C đã xâm phạm

  1. quyền được pháp luật bảo vệ về uy tín cá nhân.
  2. quyền bất khả xâm phạm về bí mật đời tư.
  3. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
  4. quyền được pháp luật bảo vệ về thanh danh.

Câu 17. A là sinh viên ở cùng với B. Trong lúc B không có nhà, A đã đọc thư bố mẹ gửi cho B. Hành vi này của A đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của B?

  1. Quyền được đảm bảo thông tin cá nhân.
  2. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
  3. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín.
  4. Quyền bí mật thông tin.

Câu 18. Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm?

  1. Phê bình bạn trong cuộc họp lớp.
  2. Bịa đặt, tung tin xấu về người khác trên Facebook.
  3. Chê bai bạn trước mặt người khác.
  4. Trêu chọc làm bạn bực mình.

Câu 19. Vì mâu thuẫn cá nhân, 3 học sinh của trường X đã cùng đánh hội đồng bạn M sau giờ tan học. Hành vi của 3 bạn này đã xâm phạm

  1. quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  2. quyền được đảm bảo an toàn cá nhân.
  3. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
  4. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

Câu 20. Biết N xem trộm Email của mình, S không biết xử sự như thế nào. Nếu là S, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây để vừa bảo vệ quyền lợi của mình và vừa phù hợp với pháp luật?

  1. Mắng N cho bõ tức.
  2. Không nói gì và tỏ rõ sự bực tức.
  3. Nêu vấn đề ra trong buổi sinh hoạt lớp cuối tuần.
  4. Trực tiếp nói chuyện và nhắc N không nên làm như thế nữa.

Câu 21. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang là quy định về quyền nào dưới đây của công dân?

  1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  2. Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng.
  3. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
  4. Quyền đảm bảo an toàn về thân thể.

Câu 22. Trong dịp đại biểu Hội đồng nhân dân xã Q tiếp xúc với cử tri, nhân dân xã kiến nghị với cử tri về hoạt động sản xuất kinh doanh của xã. Đây là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân?

  1. Quyền tự do ngôn luận.
  2. Quyền tự do tư tưởng.
  3. Quyền bày tỏ ý kiến.
  4. Quyền xây dựng chính quyền.

Câu 23. Hành vi tự ý bắt và giam, giữ người vì những lý do không chính đáng hoặc nghi ngờ không có căn cứ là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?

  1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  2. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng.
  3. Quyền tự do dân chủ.
  4. Quyền được đảm bảo trật tự và an toàn xã hội.

Câu 24. Không ai được xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của người khác là nội dung quyền nào dưới đây của công dân?

  1. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe.
  2. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
  3. Quyền được đảm bảo an toàn thân thể.
  4. Quyền được đảm bảo tự do.

Câu 25. Không ai được xâm phạm danh dự và nhân phẩm của người khác là nội dung quyền nào dưới đây của công dân?

  1. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
  2. Quyền được đảm bảo an toàn thanh danh của người khác.
  3. Quyền nhân thân của người khác.
  4. Quyền được pháp luật bảo hộ về uy tín.

Câu 26. Xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác là hành vi bịa đặt điều xấu, tung tin xấu, nói xấu

  1. để gây thiệt hại về danh dự cho người khác.
  2. để làm tổn thất kinh tế cho người khác.
  3. để gây hoang mang cho người khác.
  4. để làm thiệt hại đến lợi ích của người khác.

Câu 27. Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm của công dân đều vừa trái với đạo đức

  1. vừa vi phạm pháp luật.
  2. vừa trái với chính trị.
  3. vừa vi phạm chính sách.
  4. vừa trái với thực tiễn.

Câu 28. N dùng sim điện thoại khác với sim vẫn thường dùng để nhắn tin cho một số bạn trong lớp nói xấu về G. Hành vi này của N là xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?

  1. Quyền bất khả xâm phạm về đời sống tinh thần.
  2. Quyền bí mật đời tư.
  3. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
  4. Quyền được đảm bảo an toàn về thư tín, điện tín.

Câu 29. Pháp luật nghiêm cấm hành vi tự ý vào chỗ ở của người khác là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?

  1. Đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
  2. Đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
  3. Bảo vệ quyền tự do cư trú của công dân.
  4. Bảo vệ quyền có nhà ở của công dân.

Câu 30. Tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?

  1. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
  2. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
  3. Quyền bí mật đời tư.
  4. Quyền tự do cá nhân.

Câu 31. Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?

  1. Tự tiện bắt người.
  2. Đánh người gây thương tích.
  3. Tự tiện giam giữ người.
  4. Đe dọa đánh người.

Câu 32. Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước là biểu hiện của quyền nào dưới đây của công dân?

  1. Quyền tự do báo chí.
  2. Quyền tự do ngôn luận.
  3. Quyền chính trị.
  4. Quyền văn hóa – xã hội.

Câu 33. Ai dưới đây có quyền ra lệnh bắt người khi có căn cứ cho rằng một người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng?

  1. Cơ quan công an các cấp.
  2. Những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
  3. Cơ quan thanh tra các cấp.
  4. Những người có thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân các cấp.

Câu 34. Đánh người gây thương tích, làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác là hành vi xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?

  1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  2. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
  3. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
  4. Quyền được đảm bảo an toàn thân thể.

Câu 35. Tung tin nói xấu làm mất uy tín của người khác là hành vi xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?

  1. Quyền nhân thân.
  2. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
  3. Quyền được đảm bảo an toàn về uy tín, thanh danh.
  4. Quyền được bảo vệ uy tín.

Câu 36. Pháp luật quy định quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là nhằm mục đích nào dưới đây?

  1. Ngăn chặn hành vi bắt người theo nhu cầu.
  2. Ngăn chặn mọi hành vi bắt giữ người tùy tiện.
  3. Đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.
  4. Đảm bảo quyền tự do đi lại của công dân.

Câu 37. Công dân trực tiếp phát biểu ý kiến trong cuộc họp nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương là biểu hiện của quyền nào dưới đây?

  1. Quyền tham gia phát biểu ý kiến.
  2. Quyền tự do ngôn luận.
  3. Quyền tự do hội họp.
  4. Quyền xây dựng đất nước.

Câu 38. Việc công dân kiến nghị với đại biểu Hội đồng nhân dân trong dịp đại biểu tiếp xúc với cử tri là biểu hiện

  1. quyền xây dựng chính quyền.
  2. quyền tự do ngôn luận.
  3. quyền tự do cá nhân.
  4. quyền xây dựng đất nước.

Câu 39. Việc công dân viết bài đăng báo, bày tỏ quan điểm của mình phê phán cái xấu, đồng tình với cái tốt là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân?

  1. Quyền tham gia ý kiến.
  2. Quyền tự do ngôn luận.
  3. Quyền tự do tư tưởng.
  4. Quyền tự do báo chí.

Câu 40. P và Q có mâu thuẫn với nhau. Hai bên cãi cọ rồi đánh nhau. Kết quả là P đánh Q gây thương tích. Hành vi của P đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân?

  1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
  2. Quyền bất khả xâm phạm về nhân thân.
  3. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.
  4. Quyền được đảm bảo an toàn thân thể.

Đáp án trắc nghiệm môn GDCD lớp 12 bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản

1 -A

2 -A

3 -B

4 -A

5 -A

6 -A

7 -A

8 -A

9 -A

10 -A

11 -A

12 -B

13 -A

14 -B

15 -A

16 -C

17 -C

18 -B

19 -C

20 -D

21 -A

22 -A

23 -A

24 -A

25 -A

26 -A

27 -A

28 -C

29 -A

30 -B

31 -B

32 -B

33 -B

34 -B

35 -B

36 -B

37 -B

38 -B

39 -B

40 -C

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Trắc nghiệm môn GDCD lớp 12 bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 250
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm GDCD 12

    Xem thêm