Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

Trắc nghiệm Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 6: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả kèm theo đáp án giúp các em học sinh hệ thống lại các kiến thức phần Tập làm văn - Ngữ văn lớp 6 tập 2. Mời các em học sinh tham khảo chi tiết.

Trắc nghiệm Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả lớp 6

Câu 1. Muốn miêu tả được trước hết người ta cần?

A. Biết quan sát, rồi đưa ra nhận xét, liên tưởng, ví von, so sánh… để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật

B. Liên tưởng, tưởng tượng trước đối tượng bản thân sẽ tả

C. Đọc thông tin về đối tượng cần miêu tả, từ đó tưởng tượng, liên tưởng để tả đối tượng

D. Muốn miêu tả cần hiểu rõ đối tượng mình miêu tả

Đáp án: A

→ Trước hết muốn miêu tả được cần phải biết quan sát, biết liên tưởng, tượng tượng ví von so sánh làm nổi lên những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng

Câu 2. Chi tiết nào không sử dụng để tả cảnh mặt trời mọc?

A. Mặt trời tròn hồng như lòng đỏ trứng gà

B. Phía đông, chân trời đã ửng hồng

C. Bầu trời quang đãng, loáng thoáng vài gợn mây phớt hồng

D. Ánh sáng mặt trời chói chang như ngàn ánh kim lấp lánh

Đáp án: D

→ Chi tiết này dùng để tả mặt trời khi lên cao, tỏa ánh sáng chói chang.

Câu 3. Văn miêu tả có thể kết hợp với các yếu tố như tự sự, biểu cảm giúp bài văn thêm hấp dẫn, giàu cảm xúc, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án A

→ Bài văn miêu tả kết hợp với các yếu tố tự sự, biểu cảm càng trở nên sinh động, hấp dẫn và giàu cảm xúc hơn.

Câu 4. So sánh nào không phù hợp khi tả đêm trăng?

A. Trăng sáng dịu dàng như ánh sáng của ngọn đèn đường

B. Trăng bập bùng như ánh lửa đêm đông.

C. Dưới ánh trăng, những chiếc lá sáng bóng như vừa được rẩy nước.

D. Vầng trăng trôi nhẹ nhàng trên bầu trời như một con thuyền

Đáp án: B

→ Trăng và ánh lửa bập bùng đêm đông không có nét tương đồng, không tạo được sự liên tưởng.

Câu 5. Viết văn miêu tả không cần thiết phải biết liên tưởng, tưởng tượng, chỉ cần quan sát là đủ, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: B

→ Văn miêu tả thiếu đi sự liên tưởng, tượng tượng bài văn trở nên khô cứng, thiếu sự hấp dẫn.

Trên đây VnDoc tổng hợp các kiến thức Trắc nghiệm Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả bao gồm 5 câu hỏi có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi cho các em học sinh ôn lại bài tập Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn lớp 6 tập 2, ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các bài giải SGK môn Toán lớp 6, Môn Ngữ văn 6, Môn Vật lý 6, môn Sinh Học 6, Lịch sử 6, Địa lý 6....và các đề thi học kì 1 lớp 6 đề thi học kì 2 lớp 6 để chuẩn bị cho các bài thi đề thi học kì đạt kết quả cao.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 6

    Xem thêm