Trắc nghiệm Sử 11 bài 19

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn bài Trắc nghiệm môn Sử lớp 11 bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (từ năm 1858 đến trước năm 1873) được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học Lịch sử lớp 11.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 11 bài: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (từ năm 1858 đến trước năm 1873)

Câu 1. Điểm nổi bật của chế độ phong kiến Việt Nam giữa thế kỉ XIX là

A. Chế độ quân chủ chuyên chế đang trong thời kì thịnh trị

B. Có một nền chính trị độc lập

C. Đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa

D. Có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng

Đáp án: D

Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 106 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 2. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng lưu tán trở nên phổ biến ở nước ta giữa thế kỉ XIX?

A. Ruộng đất rơi vào tay địa chủ, cường hào

B. Đê điều không được chăm sóc

C. Nhà nước tổ chức khẩn hoang quy mô lớn

D. Sản xuất nông nghiệp sa sút

Đáp án: A

Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 106 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 3. Nguyên nhân nào là cơ bản kiến công, thương nghiệp nước ta đình đốn ở thế kỉ XIX?

A. Thợ thủ công, thương nhân bỏ nghề vì thuế khóa nặng nề

B. Nhà nước nắm độc quyền về công thương nghiệp

C. Bị thương nhân nước ngoài cạnh tranh gay gắt

D. Thiếu nguyên vật liệu

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 107 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 4. Chính sách “bế quan tỏa cảng” của nhà Nguyễn thực chất là

A. Nghiêm cấm các hoạt động buôn bán

B. Nghiêm cấm các thương nhân buôn bán hàng hóa với người nước ngoài

C. Không giao thương với thương nhân phương Tây

D. Cấm người nước ngoài đến buôn bán tại Việt Nam

Đáp án: C

Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 107 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 5. Chính sách “cấm đạo” của nhà Nguyễn đã dẫn đến hậu quả gì?

A. Làm cho Thiên Chúa giáo không thể phát triển ở Việt nam

B. Gây ra mâu thuẫn, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, khiến người dân theo các tôn giáo khác lo sợ

C. Gây mâu thuẫn trong quan hệ với phương Tây, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến

D. Gây không khí căng thẳng trong quan hệ với các nước phương Tây

Đáp án: C

Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 107 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 6. Trong cuộc chạy đua thôn tính phương Đông, tư bản Pháp đã lợi dụng việc làm nào để chuẩn bị tiến hành xâm lược Việt Nam

A. Buôn bán, trao đổi hàng hóa

B. Truyền bá đạo Thiên Chúa

C. Đầu tư kinh doanh, buôn bán tại Việt Nam

D. Thông qua buôn bán vũ khí với triều đình nhà Nguyễn

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2 (phần I) Trang 107 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 7. Việc Nguyễn Ánh từng dựa vào Pháp để khôi phục quyền lợi của dòng họ Nguyễn đã tạo ra

A. Xu hướng thân thiết với Pháp trong triều đình

B. Sự phá vỡ chính sách “bế quan tỏa cảng”

C. Điều kiện cho tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam

D. Khả năng phát triển của Việt Nam bằng con đường hợp tác với phương Tây

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2 (phần I) Trang 107 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 8. Năm 1857, Napôlêông III lập ra Hội đồng Nam Kì, tiếp đó cho sứ thần tới Huế đòi “tự do buôn bán và truyền đạo”, tăng viện cho hạm đội Pháp ở Thái Bình Dương. Những hành động đó chứng tỏ điều gì?

A. Pháp muốn đầu tư, hợp tác kinh tế với Việt Nam

B. Pháp chuẩn bị xâm lược Việt Nam

C. Việt Nam là đối tác tiềm năng của Pháp

D. Pháp không quan tâm đến Việt Nam

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2 (phần I) Trang 108 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 9. Giữa thế kỉ XIX, Pháp ráo riết tìm cách đánh chiếm Việt Nam để

A. Biến Việt Nam thành bàn đạp xâm lược Quảng Châu (Trung Quốc)

B. Tranh giành ảnh hưởng với Anh tại châu Á

C. Loại bỏ sự ảnh hưởng của triều đình Mãn Thanh ở Việt Nam

D. Biến Việt Nam thành căn cứ để tiến công thuộc địa của Anh

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2 (phần I) Trang 108 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 10. Chiều 31-8-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha kéo quân tới dàn trận trước cửa biển nào?

A. Đà Nẵng B. Hội An C. Lăng Cô D. Thuận An

Đáp án: A

Giải thích: Mục 3 (phần I) Trang 108 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 11. Vì sao Tây Ban Nha tham gia liên quân với Pháp xâm lược Việt Nam?

A. Quân Pháp quá yếu, muốn dựa vào quân Tây Ban Nha

B. Pháp và Tây Ban Nha thỏa thuận chia nhau xâm lược Việt Nam

C. Trả thù cho một số giáo sĩ Tây Ban Nha bị triều đình nhà Nguyễn giam giữ, giết hại

D. Tây Ban Nha không muốn Pháp độc chiếm Việt Nam

Đáp án: C

Giải thích: Mục 3 (phần I) Trang 108 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 12. Hãy chọn phương án phù hợp để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau: Âm mưu của Pháp là chiếm … … … làm căn cứ, rồi tấn công ra … … … nhanh chóng buộc triều đình nhà Nguyễn đầu hàng.

A. Lăng Cô … Huế

B. Đà Nẵng … Huế

C. Đà Nẵng … Hà Nội

D. Huế … Hà Nội

Đáp án: B

Giải thích: Mục 3 (phần I) Trang 108 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 13. Nội dung nào không phải là lí do khiến Pháp quyết định chiếm Gia Định?

A. Pháp nhận thấy không thể chiếm Đà Nẵng

B. Chiếm Gia Định có thể cắt đường tiếp tế lương thực của nha Nguyễn

C. Gia Định không có quân triều đình đóng

D. Gia Định có hệ thống giao thông thuận lợi, từ Gia Định có thể rút quân sang Campuchia

Đáp án: C

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 109 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 14. Tại sao khi chiếm được thành Gia Định năm 1859, quân Pháp lại phải dung thuốc nổ phá thành và rút xuống tàu chiến?

A. Vì trong thành không có lương thực

B. Vì trong thành không có vũ khí

C. Vì quân triều đình phản công quyết liệt

D. Vì các đội dân binh ngày đêm bám sát và tiêu diệt chúng

Đáp án: D

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 110 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 15. Khi chuyển hướng tấn công vào Gia Định, quân Pháp đã thay đổi kế hoạch xâm lược Việt Nam như thế nào?

A. Chuyển từ kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” sang “chinh phục từng gói nhỏ”

B. Chuyển từ kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ” sang “đánh nhanh thắng nhanh”

C. Chuyển từ kế hoạch “đánh chớp nhoáng” sang “đánh lâu dài”

D. Chuyển từ kế hoạch “đánh lâu dài” sang “đánh nhanh thắng nhanh”

Đáp án: A

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 110 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 16. Khi được điều từ Đà Nẵng vào Gia Định năm 1860, Nguyễn Tri Phương đã gấp rút huy động hàng vạn quân và dân binh để làm gì?

A. Sản xuất vũ khí

B. Xây dựng đại đồn Chí Hòa

C. Ngày đêm luyện tập quân sự

D. Tổ chức tấn công quân Pháp ở Gia Định

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 110 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 17. Vì sao năm 1861, Gia Định lại bị thất thủ mộT lần nữa?

A. Quân ta không chủ trương giữ thành Gia Định

B. Quân Pháp quá mạnh

C. Quân ta đã chọn cách phòng thủ, không chủ động tiến công khi có cơ hội

D. Lực lượng quân ta ở Gia Định quá yếu, thiếu vũ khí chiến đấu

Đáp án: C

Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 111 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 18. Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) giữa Pháp và triều đình nhà Nguyễn được kí kết trong hoàn cảnh nào?

A. Phong trào kháng chiến của nhân dân ta dâng cao, khiến quân Pháp vô cùng bối rối

B. Phong trào kháng chiến của nhân dân ta đang gặp khó khăn

C. Giặc Pháp chiếm đại đồn Chí Hòa và đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì một cách nhanh chóng

D. Triều đình bị tổn thất nặng nề, sợ hãi trước sức mạnh của quân Pháp

Đáp án: A

Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 111 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 19. Thiệt hại nghiêm trọng nhất của Việt Nam khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) với Pháp là

A. Nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn

B. Bồi thường 20 triệu quan tiền cho Pháp

C. Triều đình phải mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho thương nhân Pháp vào buôn bán

D. Mất thành Vĩnh Long nếu triều đình không chấm dứt các hoạt động chống Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì

Đáp án: A

Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 111 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 20. Người đã kháng lệnh triều đình, phất cao ngọn cờ “Bình Tây Đại nguyên soái”, lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp là ai?

A. Nguyễn Tri Phương B. Nguyễn Trung Trực C. Phạm Văn Nghị D. Trương Định

Đáp án: D

Giải thích: Mục 1 (phần III) Trang 112 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 21. Sau khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình nhà Nguyễn Đã có chủ trương gì?

A. Bí mật chuẩn bị lực lượng chống quân Pháp để giành lại vùng đất đã mất

B. Ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp để mong Pháp trả lại thành Vĩnh Long

C. Không chủ trương giành lại vùng đất đã mất

D. Yêu cầu triều đình Mãn Thanh can thiệp để đánh đuổi quân Pháp

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 (phần III) Trang 112 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 22. Sau khi ba tỉnh miền Đông Nam Kì rơi vào tay quân Pháp, thái độ của nhân dân ta như thế nào?

A. Các đội nghĩa quân chống thực dân Pháp tự giải tán, nhân dân bỏ đi nơi khác sinh sống

B. Các đội nghĩa binh không chịu hạ vũ khí, phong trào “tị địa” diễn ra sôi nổi

C. Nhân dân vừa sợ giặc Pháp, vừa sợ triều đình nên bỏ trốn

D. Nhân dân chán ghét triều đình, không còn tha thiết đánh Pháp

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 (phần III) Trang 112 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 23. Thực dân Pháp đã hành động ra sao sau khi buộc triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất?

A. Pháp bắt tay ngay vào tổ chức bộ máy cai trị và mở rộng phạm vi chiếm đóng, áp đặt nền bảo hộ đối với Campuchia và âm mưu thôn tính ba tỉnh miền Tây Nam Kì.

B. Pháp bắt tay ngay vào tổ chức bộ máy cai trị ở ba tỉnh miền Đông Nam KÌ và trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình nhà Nguyễn để thực hiện phân chia phạm vi cai trị

C. Pháp mở rộng phạm vi kiểm soát, dùng hỏa lực tấn công chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì

D. Pháp tổ chức bộ máy cai trị và mua chuộc quan lại người Việt Nam làm tay sai, vu cáo triều đình nhà Nguyễn không thực hiện cam kết trong Hiệp ước 1862

Đáp án: A

Giải thích: Mục 2 (phần III) Trang 113 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 24. Việc nhân dân chống lại lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp của triều đình chứng tỏ điều gì?

A. Tư tưởng trung quân ái quốc không còn

B. Nhân dân chán ghét triều đình

C. Nhân dân muốn tách khỏi triều đình để tự do hành động

D. Sự đối lập giữa nhân dân và triều đình trong cuộc kháng chiến chống quân Pháp xâm lược

Đáp án: D

Giải thích: Mục III Trang 112 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 25. Ai là người đã chỉ huy nghĩa quân đánh chìm tàu Étpêrăng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (1861) và có câu nói nổi tiếng: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”

A. Trương Định B. Nguyễn Trung Trực C. Nguyễn Hữu Huân D. Dương Bình Tâm

Đáp án: B

Giải thích: Mục 3 (phần III) Trang 114 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 26. Quân Pháp đã chiếm được sáu tỉnh Nam Kì như thế nào?

A. Pháp đánh chiếm được ba tỉnh miền Đông trước, sau đó, dùng ba tỉnh miền Đông làm căn cứ đánh chiếm ba tỉnh miền Tây

B. Pháp dùng vũ lực đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, sau đó chiếm ba tỉnh miền Tây mà không tốn một viên đạn

C. Pháp thông qua đàm phán buộc triều đình nhà Nguyễn nộp ba tỉnh miền Tây, sau đó dùng binh lực đánh chiếm ba tỉnh miền Đông

D. Pháp không tốn một viên đạn để chiếm ba tỉnh miền Đông, sau đó tấn công đánh chiếm ba tỉnh miền Tây

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2 (phần III) Trang 114 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 27. Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, thái độ của triều đình nhà Nguyễn và nhân dân như thế nào?

A. Triều đình và nhân dân đồng lòng kháng chiến chống Pháp

B. Triều đình sợ hãi không dám đánh Pháp, nhân dân hoang mang

C. Triều đình kiên quyết đánh Pháp, nhân dân hoang mang

D. Triều đình do dự không dám đánh Pháp, nhân dân kiên quyết kháng chiến chống Pháp

Đáp án: D

Giải thích: Mục III Trang 112 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 28. Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân làm cho phong trào kháng chiến chống Pháp xâm lược ở Nam Kì nửa sau thế kỉ XIX thất bại?

A. Tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho ta, vũ khí thô sơ

B. Triều đình Huế từng bước đầu hàng thực dân Pháp, ngăn cản không cho nhân dân chống Pháp

C. Nhân dân không kiên quyết đánh Pháp và không có người lãnh đạo

D. Phong trào thiếu sự liên kết, thống nhất

Đáp án: C

Giải thích: Câu liên hệ

Câu 29. Cuối thế kỉ XVIII, khi phong trào nào nổ ra, giám mục Bá Đa Lộc chớp cơ hội cho tư bản Pháp can thiệp vào Việt Nam?

A. Phong trào cần vương.

B. Phong trào nông dân Yên Thế.

C. Phong trào chống thuế ở Trung Kì.

D. Phong trào nông dân Tây Sơn.

Đáp án: D

Câu 30. Đến giữa thế kỉ XIX, Pháp ráo riết tìm cách xâm chiếm Việt Nam để tranh giành ảnh hưởng với nước nào ở khu vực châu Á?

A. Nước Bồ Đào Nha.

B. Nước Tây Ban Nha.

C. Nước Anh.

D. Nước Nhật.

Đáp án: D

Câu 31. Năm 1857, Na-pô-lê-ông III lập ra Hội đồng để bàn cách can thiệp vào nước ta là

A. Hội đồng Quản hạt.

B. Hội đồng Bản xứ.

C. Hồi đồng Nam Kì.

D. Hội đồng Bắc Kì.

Đáp án: C

Câu 32. Tháng 2 - 1859, Pháp quyết định đem phần lớn lực lượng đánh

A. Gia Định.

B. Sơn Trà (Đà Nẵng).

C. Nha Trang.

D. Kinh thành Huế.

Đáp án: A

Câu 33. Ngày 17-2-1859, diễn ra sự kiện lịch sử ở Việt Nam là

A. Pháp nổ súng đánh vào Kinh thành Huế.

B. Pháp nổ súng đánh thành Gia Định.

C. Pháp nổ súng đánh vào Sơn Trà (Đà Nẵng).

D. Pháp nổ súng đánh vào Nha Trang.

Đáp án: B

Câu 34. Ngày 23-2-1861, quân Pháp đánh vùng nào ở Nam Bộ?

A. Quân Pháp đánh chiếm Định Tường.

B. Quân Pháp đánh chiếm Biên Hòa.

C. Quân Pháp đánh chiếm Vĩnh Long.

D. Quân Pháp nổ súng tấn công Đại đồn Chí Hòa.

Đáp án: D

Câu 35. Trung tâm hệ thống chiến lũy Chí Hòa do ai trấn giữ?

A. Trương Định.

B. Nguyễn Tri Phương.

C. Phan Thanh Giản.

D. Nguyễn Trường Tộ.

Đáp án: B

Câu 36. Hiệp ước Nhâm Tuất giữa ta và Pháp được ký kết vào thời gian nào? Gồm bao nhiêu điều khoản?

A. Ngày 5-6-1862. Hiệp ước gồm 12 điều khoản.

B. Ngày 6-5-1863. Hiệp ước gồm 14 điều khoản.

C. Ngày 6-5-1864. Hiệp ước gồm 16 điều khoản.

D. Ngày 6-5-1865. Hiệp ước gồm 21 điều khoản.

Đáp án: A

Câu 37. Ngày 20-6-1867, quân Pháp kéo đến trước thành Vĩnh Long, ép ai phải nộp thành không điều kiện?

A. Nguyễn Tri Phương.

B. Nguyễn Trường Tộ.

C. Phan Thanh Giản.

D. Trương Định.

Đáp án: C

Câu 38. Từ ngày 20 đến 24-6-1867, thực dân Pháp đã chiếm thêm ba tỉnh nào ở Nam Kì?

A. Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên.

B. Vĩnh Long, Đồng Nai, Biên Hòa.

C. An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng.

D. Tiền Giang, Long An, Hà Tiên.

Đáp án: A

Câu 39. Sáng 1-9-1858, Pháp gửi tối hậu thư đòi triều đình Huế phải trả lời trong hai giờ. Chưa hết hẹn, Pháp đã

A. Đánh thẳng vào Triều đình nhà Nguyễn ở Huế.

B. Nã đạn lên bờ rồi đổ bộ chiếm bán đảo Sơn Trà.

C. Cho quân bao vây Đà Nẵng.

D. Tập trung lực lượng đánh vào Huế.

Đáp án: B

Câu 40. Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, nhà Nguyễn thừa nhận cho Pháp chiếm các tỉnh

A. Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên.

B. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa.

C. Đồng Nai, Biên Hòa, Gia Định.

D. Vĩnh Long, Đồng Nai, Biên Hòa.

Đáp án: B

Câu 41. Trong tháng 2-1859, quân Pháp đã tiến đánh các vùng nào ở Việt Nam?

A. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa.

B. Gia Định, Vĩnh Long, Đồng Nai.

C. Gia Định, Vũng Tàu, Cần Giờ, Sài Gòn.

D. Sáu tỉnh miền Tây Nam Kì.

Đáp án: C

Câu 42. Ngày 23-2-1860, quân Pháp mở đợt tấn công vào Đại đồn Chí Hòa khi

A. đã đánh chiếm được Gia Định.

B. chưa đánh chiếm Gia Định.

C. Hiệp ước Bắc Kinh giữa Pháp và Trung Quốc kí kết.

D. Triều đình Huế kí hiệp ước nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì.

Đáp án: C

Câu 43. Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí hiệp ước nhượng cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì khi

A. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì bị Pháp chiếm đóng.

B. Ba tỉnh miền Đông và một tỉnh miền Tây Nam Kì bị Pháp chiếm

C. Đã kí với Pháp Hiệp ước Hácmăng.

D. Đã kí với Pháp Hiệp ước Patơnốt.

Đáp án: B

Câu 44. Sau khi chiếm sáu tỉnh Nam Kì Việt Nam, thực dân Pháp đã

A. Thiết lập bộ máy cai trị, chuẩn bị kế hoạch đánh Bắc Kì.

B. Tìm cách kêu gọi nhà Nguyễn thỏa hiệp với Pháp

C. Triển khai củng cố lực lượng cho các chiến dịch sau.

D. Tiếp tục mở rộng việc đánh phá Bắc Kì.

Đáp án: A

Câu 45. Khi quân Pháp đánh vào Đà Nẵng, bị quân ta chặn lại trên bán đảo Sơn Trà và bị giam chân suốt 5 tháng, quân Pháp đã

A. Không sao tiến sâu được vào trong đất liền.

B. Không chiếm được đảo Sơn Trà.

C. Không chiếm được Đà Nẵng.

D. Không khuất phục được triều đình Huế.

Đáp án: A

Câu 46. Lực lượng tham gia cuộc đấu tranh chống Pháp ở Đà Nẵng vào tháng 9 năm 1858 gồm lực lượng nào?

A. Quân chủ lực của triều đình Huế.

B. Các đội quân nông dân sát cánh bên quân đội triều đình.

C. Lực lượng nông dân và công nhân thành phố Đà Nẵng.

D. Đông đảo nhân dân thành phố Đà Nẵng.

Đáp án: B

Câu 47. Khi vào Đà Nẵng, các đội quân nào bị quân ta chặn đánh và giam ở đảo Sơn Trà suốt năm tháng liền?

A. Các đội quân lính thủy đánh bộ của Pháp.

B. Các đội quân tinh nhuệ của Pháp và quân triều đình Huế.

C. Đội quân của Pháp -Tây Ban Nha.

D. Đội quân của Pháp - Anh.

Đáp án: C

Câu 48. Câu nào dưới đây không thể hiện đúng chính sách của nhà Nguyễn trước vận nước nguy nan, đặc biệt là khi Pháp đã chiếm sáu tỉnh Nam Kì Việt Nam?

A. Thực hiện chính sách bế quan toả cảng.

B. Cử các phái đoàn đi Pháp để đàm phán đòi lại sáu tỉnh Nam Kì.

C. Đàn áp đẫm máu các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.

D. Từ chối mọi đề nghị cải cách duy tân đất nước.

Đáp án: B

Câu 49. Tại mặt trận Gia Định, từ tháng 2-1859, quân Pháp bị chặn đánh quyết liệt ở

A. Trên sông Sài Gòn.

B. Vũng Tàu đi Sài Gòn.

C. Ngay tại Gia Định.

D. Trên sông cần Giờ.

Đáp án: D

Câu 50. Sau khi bị thất bại trong kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh ở Gia Định, Pháp chuyển sang lối đánh

A. “Đánh chắc, tiến chắc”.

B. “Chinh phục từng gói nhỏ”.

C. “Đánh phủ đầu”.

D. “Chinh phục từng địa phương”.

Đáp án: B

Câu 51: Đặc điểm cơ bản của Việt Nam trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược là

A. Là một quốc gia độc lập, có chủ quyền

B. Là vùng tự trị của Trung Hoa

C. Là một quốc gia tự do

D. Là một vùng ảnh hưởng của Trung Hoa

Đáp án: A

Câu 52: Giữa thế kỉ XIX Việt Nam bị cô lập với bên ngoài là do?

A. Công nghiệp Việt Nam không phát triển

B. Chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Nguyễn

C. Chính sách cấm đạo

D. Nông nghiệp không phát triển

Đáp án: B

Câu 53: Ngày 1-9-1858, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?

A. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng

B. Quân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất

C. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâm lược Việt Nam

D. Quân Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai

Đáp án: C

Câu 54: Ở mặt trận Đà Nẵng năm 1858, quân dân Việt Nam đã khai thác triệt để cách đánh giặc nào?

A. Tằm thực

B. Đánh vào tâm lí giặc

C. Đánh thần tốc

D. Vườn không nhà trống

Đáp án: D

Câu 55: Cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam ở mặt trận Đà Nẵng đã tác động như thế nào đến bước đường xâm lược của thực dân Pháp?

A. Bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp

B. Chặn đứng kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp

C. Làm thất bại hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của thực dân Pháp

D. Buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài với ta

Đáp án: A

Như vậy VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Trắc nghiệm môn Sử lớp 11 bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (từ năm 1858 đến trước năm 1873). Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc mời các bạn học sinh tham khảo Trắc nghiệm Sử 11, Giải bài tập Lịch Sử 11, Giải Vở BT Lịch Sử 11, Giải tập bản đồ Lịch Sử 11, Tài liệu học tập lớp 11 mà chúng tôi tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
2 2.475
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Sử 11

    Xem thêm