Tuyển sinh lớp 10 Hà Nội: Học sinh trúng tuyển vào trường nào bắt buộc phải học ở trường đó
Học sinh trúng tuyển vào trường nào bắt buộc phải học ở trường đó
Tuyển sinh lớp 10 Hà Nội: Học sinh trúng tuyển vào trường nào bắt buộc phải học ở trường đó được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn một số vấn đề liên quan đến việc chọn trường công lập tốt nhất tham khảo để chuẩn bị tốt hồ sơ cho kì thi tuyển sinh sắp tới đây của mình.
Nội dung kiến thức đề thi vào lớp 10 sở GD&ĐT Nam Định năm 2016 - 2017
Thí sinh không có hộ khẩu Hà Nội đăng ký dự thi vào lớp 10 THPT năm 2016 ở đâu?
Tỷ lệ chọi tuyển sinh vào lớp 10 tỉnh Nghệ An năm học 2016 - 2017
Kỳ tuyển sinh vào lớp 10 năm nay tại Hà Nội lại ngày càng "nóng" cho một suất vào trường công lập. Năm nay chỉ có khoảng 53.000 học sinh được vào học trường công lập, số còn lại phải học trường dân lập, trung tâm giáo dục thường xuyên
Năm học 2016 - 2017, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu học sinh trúng tuyển vào trường nào bắt buộc phải học ở trường đó đến hết cấp học. Ông Phạm Văn Đại, Phó giám đốc Sở GD&ĐT cho rằng: "Điểm chuẩn của các trường công lập Hà Nội rất vênh nhau, năm nay sở thống nhất siết quy định nhằm tránh tình trạng sau một thời gian vào học lại chuyển trường nhằm đảm bảo công bằng"
Theo như ghi nhận của các trường trong năm học trước, có một số học sinh "khát" một suất vào trường công lại có "chiêu" đăng ký NV2 vào các trường top dưới sau khi vào học một thời gian lại xin chuyển trường có cùng khu vực tuyển sinh. Ông Trần Mạnh Hùng, Hiệu trưởng Trường THPT Quang Minh, huyện Mê Linh (Hà Nội) cho biết, năm ngoái điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 của trường là 35,5 điểm. Điểm thấp nhưng ngay NV1 trường chỉ tuyển được 400 học sinh. Không đủ chỉ tiêu, trường tuyển NV2 với 1.600 học sinh nữa. Tuy nhiên, trong số những học sinh tuyển NV2 có nhiều em nhà ở xa trường đến mấy chục cây số. Do đó, mới chỉ học hết học kỳ I, đã có 40 em xin chuyển trường.
Tương tự, Hiệu trưởng trường THPT Tiền Phong Dương Văn Thuần cũng khẳng định: "Cái khó của các trường điểm thấp là phải tuyển NV2 mới đủ chỉ tiêu, thế nhưng chỉ một thời gian học học sinh đã xin chuyển đi hàng loạt". Theo ông Thuần, nhà trường không cho chuyển thì phụ huynh viện cớ nhà xa, học sinh đi lại hàng chục km mỗi ngày vất vả mà cho chuyển gây nhiều xáo trộn trong trường đồng thời không đảm bảo công bằng cho học sinh các trường khác. Ông Thuần cho biết thêm, năm học 2015 - 2016, chỉ tiêu tuyển sinh của trường chỉ khoảng 400 em, NV1 chỉ tuyển được 1 nửa, trường tuyển NV2 một nửa. Tuy nhiên, chỉ hết học kỳ I, trường đã làm thủ tục chuyển trường cho 40 học sinh, còn nhiều hồ sơ cũng đang xin chuyển ở học kỳ II nhưng phải đến hết tháng 7 trường mới xem xét.
Bên cạnh đó phụ huynh cũng có những ý kiến về vấn đề này
Anh Nguyễn Mạnh Hùng, quận Thanh Xuân cũng cho rằng, học sinh lớp 9 năm nay có nhiều lựa chọn tuy nhiên gia đình vẫn ưu tiên số 1 vào trường công. Theo anh Hùng, gia đình không có nhiều lựa chọn vì trường ngoài công lập có tên tuổi thì học phí cao, vào các trung tâm giáo dục thường xuyên gia đình không mong muốn.
PGS Văn Như Cương, Chủ tịch Hội đồng Trường Lương Thế Vinh cho rằng, hệ thống trường công có mức học phí rẻ, giáo viên được tuyển chọn, môi trường học tập tốt nên mong muốn của phụ huynh rất chính đáng.