Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Nguyễn Phượng Văn học

Vì sao ko có giọng đọc hay giọng điệu trong văn chương

3
3 Câu trả lời
  • Mít
    Mít

    Giọng điệu trong tác phẩm văn học thường có các hình thức như giọng điệu tác giả và giọng điệu nhân vật. Giọng điệu tác giả thường là giọng điệu của người thuật chuyện đối với tự sự; người thể hiện cảm xúc, ý nghĩ đối với trữ tình. Giọng điệu nhân vật là tình cảm, thái độ của nhân vật trong tác phẩm ở những cảnh huống giao tiếp hay độc thoại cụ thể. Có khi, giọng điệu tác giả và nhân vật song trùng, nếu tác giả hóa thân vào nhân vật và để cho nhân vật nói thay mình. Chẳng hạn giọng điệu tác giả song trùng với giọng điệu nhân vật Độ trong tác phẩm Đôi mắt của Nam Cao.

    Giọng điệu có các sắc thái cơ bản như: Giọng thương cảm, xót xa, cảm thông, bi ai, bi tráng, bi phẫn, bi lụy; giọng trào phúng, tự trào, giễu nhại, chê bai; giọng phê phán, tố cáo, lên án; giọng trầm tĩnh, sắc lạnh, lạnh lùng; giọng hồ hởi, phấn khởi, nồng nàn; giọng kêu gọi, thúc giục. Trong thực tế, có khi một tác phẩm bao hàm nhiều kiểu giọng điệu đan cài với nhau, nhất là tác phẩm lớn và có nhiều tình huống, nhân vật khác nhau, tương phản nhau.

    Trả lời hay
    1 Trả lời 01/02/23
    • Chanaries
      Chanaries

      Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẳm mỹ của tác giả có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhcà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sấp xếp trong hệ thống nhân vật.

      Không nên lẫn lộn giọng điệu với ngữ điệu là phương tiện biểu hiện của lời nói, thể hiện qua cách lên giọng, xuống giọng, nhấn mạnh, nhịp diệu,… chỗ ngừng. Giọng điệu là một phạm trừ thẳm mỹ của tác phẩm văn học. Nó đòi hỏi người trần thuật, kể chuyện hay nhà thơ trữ tình phải có khẩu khí, có giọng điệu. Giọng điệu trong tác phẩm gắn với cái giọng “trời phú” của mỗi tác giả, nhưng mang nội dung khái quát nghệ thuật, phù hợp với đối tượng thể hiện. Giọng điệu trong tác phẩm có giá trị thường da dạng, có nhiều sắc thái trên cơ sở một giọng điệu cơ bản chủ đạo, chứ không đơn điệu.

      0 Trả lời 01/02/23
      • Kẹo Ngọt
        Kẹo Ngọt

        Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường, đạo đức của một nhà văn nào đo đối với một hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, ngợi ca hay châm biếm

        0 Trả lời 01/02/23

        Văn học

        Xem thêm