Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Minh Hiếu Trần Văn học

Viết bài văn thuyết minh về phương pháp cách làm

Viết bài văn thuyết minh về phương pháp để soạn một bài văn

3
3 Câu trả lời
  • Phan Thị Nương
    Phan Thị Nương

    Bạn tham khảo thêm nha: https://vndoc.com/thuyet-minh-ve-mot-phuong-phap-cach-lam-191750

    Trả lời hay
    1 Trả lời 16/02/23
    • Bạch Dương
      Bạch Dương

      Phương pháp đọc nhanh

      a. Cách đặt vấn đề

      - Khẳng định vai trò của việc đọc sách bằng cách:

      + Nêu sự phát triển của khoa học thông tin nhưng khẳng định máy móc không thể thay thế được việc đọc.

      + Từ mâu thuẫn giữa khả năng đọc thực tế của con người với kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại tác giả hướng bạn đọc đến yêu cầu bức thiết phải hình thành phương pháp đọc nhanh.

      b. Giải quyết vấn đề (các cách đọc và phương pháp đọc nhanh)

      Trình bày các cách đọc theo trình tự từ thấp đến cao:

      - Ở mức thấp có đọc thành tiếng (quá chậm, mất nhiều thời gian)

      - Ở mức cao có đọc thầm. Đọc thầm lại được chia làm 2 loại: đọc theo dòng và đọc theo ý:

      + Đọc theo dòng là cách đọc thông thường, đọc từng câu, đọc từng câu, từng chữ.

      + Đọc theo ý chính là phương pháp đọc nhanh.

      Ưu điểm: lướt từ trên xuống dưới, không bám sát các từ mà nắm chắc các ý, trong một thời gian ngắn có thể thu nhận đầy đủ các thông tin chủ yếu của một cuốn sách, trang sách, ai cũng có thể vận dụng được nhưng phải tập trung cao, có ý chí.

      c. Kết luận

      - Những tấm gương đọc nhanh

      - Làm thế nào để đáp ứng yêu cầu đọc nhanh: mở các lớp dạy đọc nhanh

      0 Trả lời 16/02/23
      • Gia Kiet Hoang ...
        Gia Kiet Hoang ...

        Thuyết minh về bánh chưng ngày tết
        1. Mở bài

        Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh: bánh chưng ngày tết.

        2. Thân bài

        a. Khái quát chung

        Bánh chưng theo dân gian ta có xuất phát từ câu truyện cổ tích “Bánh chưng bánh giầy”, người phát minh là Lang Liêu, con vị vua Hùng thứ 6. Nhờ 2 món bánh này mà chàng đã trở thành vua, từ đó bánh chưng trở thành một món ăn không thể thiếu vào dịp lễ tết.


        b. Thuyết minh chi tiết

        Bánh chưng có hình vuông, được gói từ lá dong xanh và buộc bằng lá giang hoặc dây lạt.

        Nguyên liệu làm bánh chưng: gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn (thịt ba chỉ), lá dong, lạt buộc và một số gia vị (muối, tiêu,…).

        Chuẩn bị: lá dong rửa sạch, cắt bỏ cuống cho vuông vắn bằng nhau, gạo nếp sau khi ngâm thì rửa sạch, đậu xanh bỏ vỏ, đồ nhuyễn, thịt lợn cắt miếng khoảng hai đột ngón tay, lạt giang chẻ nhỏ.

        Quy trình gói bánh: lấy chiếc khuôn hình vuông sau đó xếp lá theo 4 góc vuông của khuôn, đổ lần lượt gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, đậu xanh, gạo nếp vào trong khuôn đã xếp lá cho thật vuông vắn sau đó gấp phần lá còn lại cho chê hết được nguyên liệu bên trong rồi dùng lạt buộc chặt bánh lại.

        Để nấu bánh chưng, người ta chuẩn bị một chiếc nồi bên dưới phủ lá dong còn thừa rồi xếp bánh ngay ngắn, đổ nước ngập bánh rồi bắc lên bếp đun trong khoảng 8-12 tiếng tùy kích cỡ to nhỏ của bánh. Trong quá trình đun, cần phải thường xuyên xem nước trong nồi đã cạn chưa và đổ thêm nước để tránh tình trạng bánh bị cháy.

        Sau khi bánh chín, vớt ra để ráo rồi lấy khăn lau sạch bề mặt bánh, chỉnh lại dây lạt cho bánh đẹp nhất có thể, để cho bánh nguội là có thể sắp lên bàn thờ, mang đi biếu hoặc ăn luôn.

        c. Ý nghĩa của bánh chưng ngày tết

        Bánh chưng là nét đẹp văn hóa, là một trong những biểu tượng của ngày tết cổ truyền Việt Nam. Nó không chỉ là món ăn mà còn là tinh thần được lưu truyền bao năm tháng.

        3. Kết bài

        Khái quát lại những giá trị, ý nghĩa của bánh chưng ngày tết và nêu lên trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn nét đẹp này.

        0 Trả lời 16/02/23

        Văn học

        Xem thêm