Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

12 kinh nghiệm quản lý lớp học hiệu quả

12 kinh nghiệm quản lý lớp học hiệu quả mà giáo viên nên biết giúp các thầy cô có những phương pháp giảng dạy hiệu quả, các tiết học đạt kết quả cao. Mời các thầy cô cùng tham khảo.

Quản lý lớp học là quá trình tổ chức, theo dõi và đánh giá các hoạt động dạy học trong lớp học. Những hoạt động giảng dạy ở lớp học cần thực hiện bao gồm: xác định mục tiêu dạy học, chuẩn bị các tài liệu và xây dựng bài giảng dạy học, quản lý thời gian học tập, theo dõi quá trình học và đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đồng thời quản lý các hành vi của cá nhân học sinh, quản lý tương tác giữa các học sinh với nhau, giữa giáo viên – học sinh/phụ huynh, và tương tác giữa phụ huynh – học sinh.

1. Luôn đặt ra nội quy nhưng không được quá nghiêm khắc

Các nội quy và quy trình giúp giáo viên giao tiếp và thiết lập các chuẩn mực về hành vi cũng như những kỳ vọng mong đợi từ học sinh. Việc xây dựng và xác lập và duy trì các nội quy cần được đảm bảo tính kiên định và nhất quán. Tuy nhiên giáo viên cũng cần tạo nên một môi trường học tập tích cực, tránh những nội quy quá hà khắc khiến học sinh cảm thấy ngột ngạt.

>> Xem thêm: Cách xây dựng nội quy lớp học

2. Đối phó với các học sinh có hành vi sai trái

Yêu cầu những học sinh có vấn đề về hành vi nói chuyện trực tiếp với giáo viên. Trong quá trình đối thoại hãy giữ thái độ bình tĩnh và tôn trọng học sinh nhưng cũng thể hiện sự kiên định đối với những hành vi không thể chấp nhận. Hãy nhớ rằng, nếu bạn bỏ qua một hành vi, nghĩa là bạn đã nuôi dưỡng mầm mống của sự hỗn loạn sau này. Cùng với đó, hãy cố gắng tìm hiểu những nguyên nhân đằng sau các hành vi sai trái của người học. Từ đó, giáo viên có thể giải quyết tận gốc các hành vi không mong đợi.

>> Xem thêm: Những cách phạt học sinh hiệu quả

3. Giữ bình tĩnh và tiếp tục

Để quản lý lớp học hiệu quả, điều quan trọng là phải kiểm soát được cảm xúc của bản thân. Một giáo viên mất bình tĩnh và la mắng học sinh sẽ là một giáo viên thất bại. Nếu một học sinh trở nên “mất kiểm soát” có hành vi ngang ngược, hay phản ứng lại giáo viên, hãy thử đứng trong im lặng và nhìn vào học sinh. Điều này sẽ cảnh báo chúng về sự thay đổi trong thái độ và sẽ khiến chúng nhận ra những hành vi không đúng (có thể không phải ngay lập tức).

4. Kết nối và xây dựng mối quan hệ với học sinh

Một kinh nghiệm quản lý lớp học quan trọng là chào học sinh của bạn mỗi sáng và khi bắt đầu lớp học để kết nối với chúng hàng ngày và cũng để tạo tâm thế tích cực cho cả ngày. Hãy thể hiện sự quan tâm đến sở thích, cá tính, phong cách và cả những thần tượng của học sinh. Bạn sẽ tạo dựng được một mối quan hệ tích cực và giảm tối đa các vấn đề hành vi trong lớp học.

5. Xây dựng mối quan hệ tích cực

Để giúp một học sinh có hành vi đúng, điều quan trọng là bạn phải đặt mình vào vị trí của chúng và cùng đồng hành với những suy nghĩ, trải nghiệm của chúng. Điều này sẽ giúp bạn nhìn mọi thứ từ góc nhìn của học sinh và đồng cảm với những vấn đề mà chúng gặp phải. Hỗ trợ học sinh bằng cách khuyến khích, động viên không chỉ trong học tập mà còn với các hoạt động ngoại khóa của họ. Điều này sẽ giúp xây dựng một mối quan hệ giáo viên – học sinh đáng tin cậy và trung thực.

6. Tiếp cận với cha mẹ học sinh

Trong quá trình quản lý lớp học, phụ huynh cũng nên được coi là người có đóng góp tích cực. Hãy cho phụ huynh biết những điểm mà họ có thể phối hợp cùng với bạn để hỗ trợ học sinh. Đồng thời hãy cho phụ huynh biết những điểm tích cực, hãy sử dụng phụ huynh để gửi đến những lời khen cho sự tiến bộ của học sinh…

>> Xem thêm: Cách tạo dựng mối quan hệ tích cực với phụ huynh

7. Tương tác và thân thiện

Tương tác với học sinh bằng cách nói chuyện hoặc sử dụng các cử chỉ phi ngôn ngữ (đôi khi đơn giản chỉ là gật đầu hay nở nụ cười). Trong trường hợp phải nói chuyện với học sinh, hãy sử dụng những thuật ngữ đơn giản để giúp chúng thoải mái hơn trong lớp học. Tránh thuyết trình hay giảng đạo quá nhiều, đừng sử dụng những bài học đạo đức khô cứng và giáo điều vì chúng không hề có hiệu quả. Giao tiếp và thu hút học sinh trong các cuộc trò chuyện sẽ thúc đẩy sự tự tin và hứng thú từ đó dẫn đến những thay đổi về hành vi trong lớp học.

8. Thay đổi phong cách giảng dạy của bạn

Đôi khi bạn nghĩ, nguyên nhân của các vấn đề về hành vi là do người học. Nhưng thực sự, rất nhiều vấn đề đến từ chính phương pháp giảng dạy của giáo viên. Vì thế, một trong những chiến lược quản lý lớp học hiệu quả là thay đổi và áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy để lôi cuốn học sinh. Học sinh thường mất hứng thú khi các bài học được tiến hành một đơn điệu, nhàm chán. Sự nhàm chán này sẽ kéo theo các vấn đề về hành vi như nói chuyện riêng, không ghi chép bài, không lắng nghe giáo viên giảng, không muốn thực hiện nhiệm vụ… cách tốt nhất là thay đổi phong cách giảng dạy. Nếu như đứa trẻ không thể học theo cách mà chúng ta đã dạy, nên chăng, chúng ta nên thay đổi phương pháp giảng dạy để học sinh có thể học.

9. Giữ cho học sinh luôn “làm việc” và “tham gia”

Nếu học sinh nhàn rỗi, các vấn đề hành vi cũng tự khắc nảy sinh. Cách giải quyết hiệu quả cho vấn đề này là luôn giữ cho học sinh cảm thấy “bận rộn”. Hãy tìm ra những nhiệm vụ đầy thử thách, hãy giao nhiệm vụ trong đó đảm bảo tất cả học sinh đều có công ăn việc làm, hãy đảm bảo rằng học sinh được thử, sai và làm lại. Một buổi học hấp dẫn sẽ khiến học sinh tích cực tham gia vào các bài học hoặc nhiệm vụ ngăn không cho tâm trí chúng đi lang thang.

>> Xem thêm: Kinh nghiệm cho những giáo viên ngày đầu đứng lớp

10. Quản lý thời gian khi giao nhiệm vụ

Học sinh luôn trì hoãn các nhiệm vụ học tập và tìm kiếm những khoảng thời gian để làm việc riêng. Cách đối phó hiệu quả là giúp học sinh nhận thức được giới hạn thời gian cho mỗi nhiệm vụ, luôn đòi hỏi học sinh làm việc khẩn trương theo đúng thời gian giáo viên đã đặt ra. Hãy sử dụng đồng hồ đếm ngược để tăng tính trực quan.

11. Thúc đẩy học sinh làm việc chăm chỉ bằng các phần thưởng

Một hệ thống phần thưởng đơn giản nhưng cũng có thể là một nguồn động lực tuyệt vời với học sinh. Giáo viên có thể tạo ra các phần thưởng cho những hành vi tốt, cho những học sinh luôn tuân thủ và thực hiện tốt nội quy của trường. Đồng thời, giáo viên cũng có thể tạo ra những phần thưởng cho những học sinh có sự cải thiện về hành vi. Hãy nhớ, những lời khen ngợi, sự động viên kịp thời đôi khi còn có tác động đến học sinh lớn hơn rất nhiều so với các kỉ luật và hình phạt.

12. Kiểm soát cảm xúc của bản thân, luôn tích cực

Đầu tiên, hãy chắc chắn rằng bạn đã để hành lý cảm xúc của mình bên ngoài lớp học. Nếu bạn đang có những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, buồn chán, thất vọng hay mệt mỏi…, hãy chắc chắn rằng bạn không thể hiện điều đó với học sinh của mình. Một cảm xúc tồi tệ có thể lây lan nhanh như dịch Covid-19, và học sinh là những đối tượng rất dễ bị lây nhiễm. Là một giáo viên, bạn cần vượt qua điều đó để cảm thấy hạnh phúc, luôn hào hứng và nhiệt tình với mỗi bài học, mỗi giờ lên lớp.

Ngoài 12 kinh nghiệm quản lý lớp học hiệu quả, các tài liệu khác dành cho giáo viên luôn được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Mời các thầy cô cùng theo dõi.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Mẹo dạy học hay

    Xem thêm