Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Lan Trịnh Văn học Lớp 7

Trong các từ ghép bà ngoại, thơm phức, tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính?

Em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng trong những từ ấy?

(1) Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại [...].

(Lí Lan)

(2) Cốm không phải thức quà của người vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bấy giờ ta mới thấy lại thu cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ [...].

(Thạch Lam)

3
3 Câu trả lời
  • Bắp
    Bắp

    - Trong các từ ghép: bà ngoại, thơm phức, tiếng “ngoại” và tiếng “phức” là hai tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho hai tiếng chính: “bà” và “thơm”.

    - Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau.

    0 Trả lời 13/10/21
    • Người Sắt
      Người Sắt

      Trong các từ ghép: bà ngoại, thơm phức, tiếng “ngoại” và tiếng “phức” là hai tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho hai tiếng chính: “bà” và “thơm”.

      Các tiếng chính: bà, thơm.

      Các tiếng phụ: ngoại, phức.

      => Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau; tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.

      0 Trả lời 13/10/21
      • Khang Anh
        Khang Anh

        → Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.

        0 Trả lời 13/10/21

        Văn học

        Xem thêm