Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đối với quản trị nhân lực

Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đối với quản trị nhân lực được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đối với quản trị nhân lực

1. Môi trường bên ngoài

Môi trường kinh tế, dân số lao động: sự gia tăng dân số và cạn kiệt về tài nguyên, nhiễm môi trường làm cho sự cạnh tranh giữa các vùng, các quốc gia, các công ty, thậm chí các cá nhân ngày càng trở nên khốc liệt. Sự tăng trưởng kinh tế và tốc độ lạm phát đều có ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống và công ăn việc làm cho người lao động. Sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng đến việc thu hút và giữ chân người lao động.

Môi trường chính trị, pháp luật: ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển của các tổ chức kinh doanh thông qua sự ổn định các chính sách kinh tế, hệ thống luật liên quan đến người lao động và doanh nghiệp. Các tổ chức kinh doanh sẽ ngày càng có tác động đến môi trường chính trị thông qua các sản phẩm dịch vụ hay việc làm do họ tạo ra đối với xã hội.

Môi trường văn hoá xã hội: Sự thay đổi giá trị văn hóa, thay đổi về lối sống, chuẩn mực hay cách nhìn nhận về giá trị con người luôn là thách thức đối với các nhà quản trị, ảnh hưởng đến cách tư duy, các chính sách cách thức quản trị nhân lực trong tổ chức.

Môi trường khoa học kỹ thuật, công nghệ: khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới, đòi hỏi người lao động phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng mới. Nhiều nghề cũ mất đi, đòi hỏi phải có đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và giải quyết lao động dư thừa.

Môi trường cạnh tranh ngành: trong xã hội hiện đại các doanh nghiệp luôn đối mặt với sự cạnh tranh, mức độ của nó ngày càng trở lên khốc liệt. Một trong những yếu tố then chốt giúp các doanh nghiệp thoát khỏi sự cạnh tranh đó là con người. Muốn tạo ra sự khác biệt vượt trội đối thủ thì phải nhờ vào sức lực và trí lực của người lao động mà doanh nghiệp đang có.

2. Môi trường bên trong

Sứ mạng và mục tiêu của công ty: ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nguồn nhân lực, tính chất nội dung và các thức thực hiện các hoạt động quản trị nhân lực trong tổ chức.

Chính sách và chiến lược của công ty: như điều kiện làm việc, chính sách đãi ngộ, chính sách khuyến khích tạo động lực…Các chính sách này sẽ ảnh hưởng đến cách hành xử của các cấp quản trị, cách giải quyết các vấn đề hay các tình huống phát sinh giữa các cấp

Bầu không khí văn hoá của công ty: Văn hoá chỉ về hệ thống giá trị được chia sẻ, các điều tối kỵ các điều trân trọng. Chúng cho biết thành viên phải hành động như thế nào với các thành viên bên trong và bên ngoài, nó điều khiển cư xử của thành viên mình. Trong doanh nghiệp hệ thống giá trị, các niềm tin, thói quen được chia sẽ trong phạm vi một tổ chức, tác động các cấu trúc chính quy tạo ra chuẩn mực hành vi. Quyết định được thực hiện hai chiều, tin tưởng giữa các cấp, bí mật không bao trùm, nhân viên được khuyến khích sáng tạo giải quyết vấn đề.

Cổ đông và công đoàn: Cổ đông không điều hành nhưng gây ảnh hưởng trong hội đồng quản trị công ty, họ có quyền chất vấn lãnh đạo. Tổ chức công đoàn là đại diện cho người lao động, thay mặt cho người lao động, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

3. Quá trình hình thành và phát triển của Quản trị nhân lực

Giai đoạn sơ khai của QTNL bắt đầu từ thời trung cổ, khi lao động còn thực hiện ở những hình thức tự nhiên. Sự phát triển thành phố và làng mạc tạo ra những nhu cầu mới về hàng hóa và dịch vụ cũng như việc làm cho những người muốn thoát khỏi áp bức bóc lột của xã hội phong kiến. Những người thợ thủ công đã tập hợp nhau lại thành các phường hội, tự tổ chức quá trình lao động của mình theo những quy ước do những người thợ cả hay những người lành nghề nhất định ra.

Phát triển công trường thủ công đưa đến sự tiếp cận mới trong lãnh đạo hoạt động lao động. Công trường thủ công kết hợp các xưởng thủ công độc lập, đưa phân công lao động vào quá trình sản xuất. Quan hệ lao động trở thành quan hệ thống trị và phụ thuộc (giữa người nắm giữ tư liệu sản xuất, hàng hóa và người làm thuê).

Thế kỷ XVIII-XIX, công trường thủ công chuyển sang sản xuất máy móc, người công nhân phụ thuộc vào sự vận hành của máy, làm theo nhịp điệu và chức năng của máy. Trọng tâm của quản lý sản xuất hướng về phía yếu tố vật chất, hình thành quản trị nhân sự theo kỹ thuật, dựa trên nguyên tắc phân công lao động tối đa và chuyên môn hóa công nhân, công xưởng, tách lao động sản xuất và lao động quản lý, định hướng hình thức rõ ràng trong quan hệ lao động.

Sự phát triển vũ bão của công nghiệp cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 dẫn đến tập trung nhiều doanh nghiệp lớn tập trung đông đảo lực lượng lao động với các ngành nghề khác nhau. Quản lý trực tuyến trở nên phức tạp và khó khăn. Việc quản lý theo kinh nghiệm chuyển sang quản lý theo khoa học, cần có những nghiên cứu phục vụ cho công tác quản lý. Nhiều nghiên cứu trơng thời kỳ này đã trở thành cơ sở của quản lý hiện đại như các lý luận của Gilbred, Taylor, Emerson, Elton Mayo…

Những năm 1930-1940, quá trình tập trung hóa sản xuất, vai trò của nhà nước trong điều chỉnh kinh tế, trong lĩnh vực sử dụng lao động làm thuê được nâng cao cũng làm phức tạp thêm quan hệ lao động trong sản xuất. Trong giai đoạn này, các nhà quản lý cũng bắt đầu quan tâm đến khía cạnh tâm lý xã hội của người lao động, thu hút các nhà tâm lý, nhà xã hội học tham gia nghiên cứu nhằm mục đích tăng tính tích cực của người lao động, nâng cao năng suất lao động, cải thiện bầu không khí xã hội trong lao động và quản lý. Tuy nhiên, những phương pháp tâm lý xã hội thời đó không làm thay đổi cơ sở của QTNL truyền thống mà chỉ thay đổi hình thức của nó.

Những nghiên cứu của thập kỷ 1960-1970 phản ánh mối quan hệ dân chủ trong quan hệ lao động với sự tham gia của người lao động trong việc xác định thời gian lao động và nghỉ ngơi, tham gia trong quản lý sản xuất, có sự thỏa thuận thống nhất giữa công nhân, công đoàn và lãnh đạo nhà máy.

Khủng hoảng kinh tế những năm 1970-1980 làm cho các nhà sản xuất thấy rằng nhân lực là yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất kinh doanh, tăng cường nâng cao tính tích cực, sử dụng những tiềm năng khả năng hiện có của người lao động chính là nâng cao năng lực của tổ chức.

Từ những năm 1980 đến này, QTNL có sự thay đổi tận gốc rễ. Có thể nói có một cuộc cách mạng trong QTNL về quan điểm, tên gọi cũng như về cung cách quản lý. Từ Quản trị nhân viên (Quản trị nhân sự-Personnel Management) thành Quản trị nguồn nhân lực (Human Resources Management) có nghĩa là chiến lược con người được coi là bộ phận quan trọng hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của tổ chức.

Quản trị nguồn nhân lực là thuật ngữ hiện đại được thắng thế vào cuối những năm 1980 là dấu hiệu ghi nhận vai trò mở rộng và cũng là sự ghi nhận một cung cách quản lý nhân lực mới: từ quản lý cứng nhắc coi con người chỉ là lực lượng thừa hành phục thuộc cần khai thác tối đa ngắn hạn với chi phí tối thiểu đã và đang chuyển sang một cách quản lý mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn, tạo điều kiện để con người phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, vừa khai thác năng lực của họ vừa có kế hoạch đầu tư dài hạn sao cho chi phí được sử dụng một cách tối ưu.

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP, THẢO LUẬN

CHƯƠNG I. Nội dung phần thảo luận 1

Hãy nêu khái niệm nhân lực, quản trị nhân lực? Đối tượng và mục tiêu của quản trị nhân lực là gì?

Phân tích vai trò và trách nhiệm của bộ phận quản trị nhân lực và các bộ phận khác trong doanh nghiệp?

Trình bày các nội dung của các học thuyết quản trị nhân lực?

Hãy chứng minh quản trị nhân lực là một khoa học và cũng là một nghệ thuật?

Thế nào là môi trường quản trị nhân lực? Nó ảnh hưởng như thế nào tới các hoạt động quản trị nhân lực trong tổ chức?

Nội dung phần thảo luận 2: Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất trong các phương án đưa ra?

“Nhấn mạnh lòng trung thành, trung thực, nhiệt tình trong công việc”. Đặc điểm này chịu ảnh hưởng từ phong cách quản trị của:

  • Người Tây Âu
  • Người Nhật Bản
  • Người Hoa
  • Người Việt Nam

Người quản trị nhân lực cần hỗ trợ các nhân viên các bộ phận khác với các nội dung sau đây, ngoài trừ nội dung nào?

Nhất quán trong các giải pháp liên quan đến quản lý nhân viên

Quản lý các chương trình phúc lợi, chăm lo đến môi trường và điều kiện làm việc

Hỗ trợ giải quyết các mâu thuẫn cá nhân và chịu mọi trách nhiệm về kết quả của các mâu thuẫn đó

Quan tâm tới các quan hệ xã hội và các quan hệ nhà nước liên quan đến người lao động

Hoạt động quản trị nhân lực không gồm nhiệm vụ:

Đảm bảo đúng số lượng nhân lực

Đảm bảo doanh số của nhân viên kinh doanh tăng không ngừng

Đảm bảo nhân lực đúng trình độ và kỹ năng phù hợp

Đảm bảo đáp ứng nhân lực đúng nơi, đúng lúc

Quản trị nhân lực bao gồm các nhóm hoạt động chức năng chính sau đây, Trừ:

Thu hút nguồn nhân lực

Sử dụng nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực

Duy trì nguồn nhân lực

Nhóm hoạt động chức năng thu hút nguồn nhân lực không bao gồm:

Tuyển mộ

Lựa chọn

Đào tạo

Hoạch định

Nội dung phần thảo luận 3: Hãy cho biết các nhận định sau đúng hay sai và giải thích ngắn gọn tại sao?

Mục tiêu của Quản trị nhân lực là cân đối và thỏa mãn mong muốn của cả chủ doanh nghiệp và nhân viên

Tất cả các nhà quản lý trong doanh nghiệp đều là người quản lý nguồn nhân lực

Quản trị nguồn nhân lực được định nghĩa như là những chính sách, hoạt động, và hệ thống mà có ảnh hưởng tới hoạt động, thái độ và cách cư xử của nhân viên của một công ty

Quản trị nhân lực là một nghệ thuật thể hiện ở khía cạnh nó vận dụng và liên quan đến nhiều khoa học khác như: tâm lý học, kinh tế học, khoa học quản lý…

Bộ phận Quản trị nhân lực cần được tham gia vào quá trình hoạch định chiến lược của doanh nghiệp

BÀI TẬP ỨNG DỤNG CHƯƠNG

Ông Thắng vừa được tiếp nhận vào vị trí Giám đốc nhân sự của công ty TNHH Song Nguyên và đang trao đổi công việc mới với ông Phan, Tổng giám đốc công ty. Qua câu chuyện, ông Thắng biết rằng vào cuối tháng 11 hàng năm, công ty tổ chức cuộc họp giữa Tổng Giám đốc của các bộ phận kinh doanh và tiếp thị, Tài chính, sản xuất và kỹ thuật, Kế hoạch vật tự để đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh trong năm và thảo luận kế hoạch cho năm kế tiếp

Ông Thắng rất ngạc nhiên khi biết rằng Giám đốc nhân sự là người duy nhất không được mời tham gia một cuộc họp quan trọng như vậy. Khi hỏi lý do, ông Phan đã trả lời rằng:

“Từ trước tới nay tôi thật sự không cần thiết để Giám đốc nhân sự mất nhiều thời gian tham gia những cuộc họp đó. Anh thấy đó, bộ phận nhân sự không liên quan trực tiếp đến công việc sản xuất kinh doanh của công ty, mà chỉ thực hiện các công việc thủ tục hành chính cho các bộ phận khác khi có yêu cầu”.

Ông Thắng đề nghị ông Phan:

“Nhưng người phụ trách nhân sự cần phải nắm đầy đủ thông tin về tình hình hoạt động của công ty để chủ động trong việc sắp xếp nhân sự và lập kế hoạch cho các hoạt động quản trị nhân sự của công ty

Ông Phan cao giọng và có vẻ dứt khoát khi đáp lại lời ông Thắng:

“Tôi thấy đội ngũ nhân viên của công ty thay đổi liên tục và hợp đồng kinh doanh trong năm phát sinh tuỳ theo cơ hội thị trường nên không cần phải lập kế hoạch nhân sự. Nghe có vẻ lạ nhưng anh sẽ nhanh chóng quen với cách làm việc ở đây. Bộ phận nhân sự được đánh giá làm việc tốt nếu nó đáp ứng đầy đủ và kịp thời yêu cầu nhân sự của các bộ phận khác.

Câu hỏi:

Đòi hỏi của ông Thắng phải được tham gia vào cuộc họp của công ty có chính đáng không? Tại sao?

Bạn khuyên ông Thắng chấp nhận hay không chấp nhận câu trả lời của ông Phan? Tại sao?

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ

Sinh viên chuẩn bị các nội dung chuẩn bị bài cho chương sau, bao gồm:

Nghiên cứu các khái niệm: vị trí việc làm, công việc, nghề, hệ thống nghề, phân tích công việc?

Nghiên cứu trình tự phân tích công việc? Tiến hành phân tích 01 công việc cụ thể mà sinh viên am hiểu?

Nghiên cứu các phương pháp thu thập thông tin khi phân tích công việc

---------------------------------------

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Ảnh hưởng của môi trường kinh doanh đối với quản trị nhân lực. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm