Nón lá - một biểu tượng đặc trưng của đất nước Việt Nam. Trải qua Hàng ngàn năm lịch sử, nón lá trong đời sống con người Việt Nam như một người bạn thân thiết.
Chiếc nón lá đã xuất hiện từ rất lâu đời trên đất nước ta, từ thời nhà Trần khoảng thế kỉ thứ XIII. Nón lá thường được cấu tạo đơn giản. Nón có thể được đan bằng các loại lá khác nhau như lá cọ, lá dừa hay lá cối,… nhưng phổ biến nhất vẫn là lá nón. Nón lá thường có hình chóp. Khung bên trong được đan bằng những nan tre vót nhỏ và mềm dễ uốn cong, sau đó bên ngoài sẽ bao quanh bởi lá nón. Người ta cố định lá và khung nón bằng các sợi chỉ hay các sợi cước. Một bộ phận quan trọng khác của nón là dây đeo dây đeo bằng vải mềm hoặc lụa để có thể giữ ở dưới cằm khi đội.
Về quy trình làm nón, không quá phức tạp. Người ta phơi lá thật khô, sau đó làm cho phẳng rồi ghép chúng lại với nhau, khoảng 24 cho đến 25 chiếc lá cho một khuôn nón. Công đoạn tiếp theo, thợ thủ công dùng dây cột thật chắc những chiếc lá nón này lại, san đều trên một chiếc khuôn hình chóp được đan, uốn sẵn từ những thanh tre. Ở hai đầu đối diện bên trong nón, người thợ sẽ thường dùng chỉ kết thành hai bên đối xứng và chéo nhau để lấy chỗ buộc quai nón. Quai nón thường sẽ là một dải nối dài có chiều ngang khoảng 4 cm. Người ta còn có thể vẽ trang trí thêm những bức tranh đơn giản lên nón, sau đó bôi một lớp dầu bóng để giữ cho nón được bền lâu và trông đẹp hơn.
Có rất nhiều loại nón lá khác nhau như chiếc nón quai thao quan họ, nón bài thơ, nón rơm,... nhưng phổ biến nhất có lẽ vẫn là chiếc nón lá. Xưa kia, nón lá thường xuyên được các bà các mẹ sử dụng khi đi ra ngoài, đi làm ruộng, đi chợ. Giờ đây, có nhiều loại nón khác nhau mọi người phải sử dụng, nón lá cũng dần không còn sự ưu tiên, nhưng vẫn thường được dùng để đội khi đi bộ. Hay nón lá còn là một món quà vô cùng đặc biệt và ý nghĩa với những người khách du lịch nước ngoài. Ngoài ra, hình ảnh chiếc nón lá cũng được xuất hiện trong các câu ca dao, ca nhạc, trong những bài thơ Việt Nam. Trong văn hóa nghệ thuật, nón lá được sử dụng như là một đạo cụ trong biểu diễn, múa nón trở thành một điệu múa tiêu biểu cho sân khấu dân gian.
Chính bởi sự phổ biến trên khắp mọi miền đất nước và lưu giữ truyền thống dân tộc, chiếc nón lá đã cùng với tà áo dài thướt tha trở thành biểu tượng của phụ nữ Việt Nam. Chiếc nón lá đã trở thành một biểu tượng đặc trưng về hình ảnh giản dị, mộc mạc của con người Việt Nam.
- Là một đồ vật thân quen trong cuộc sống của người Việt Nam bao đời nay
b. Thân bài:
- Miêu tả bao quát: Hình dáng, kích thước, màu sắc
- Nêu cấu tạo của chiếc nón lá: Khung sườn bằng tre vót mảnh và lá cọ phơi khô
- Các bước làm nón (hay còn gọi là chằm nón)
+ Phơi lá khô
+ Quy trình: Đặt lá lên sườn nón rồi khâu bằng dây cước để chằm nón thành hình chóp.
+ Trang trí: Sau khi hình thành, nón được quét thêm một lớp dầu bóng để tăng độ bền và tính thẩm mĩ
+ một số làng nghề nổi tiếng: làng Chuông (Hà Nội), Huế, Quảng Bình,...
* Công dụng của chiếc nón:
- Trong cuộc sống nông thôn, xã hội thời xưa: Người ta dùng nón như vật dụng che mưa che nắng, mang theo khi đi làm ruộng.
+ Nón như một vật bất li thân với các bà, các mẹ mỗi khi đi ra ngoài.
- Trong cuộc sống hiện đại: Bây giờ dù đã có nhiều loại mũ, nón tiện lợi và phục vụ cho việc tham gia giao thông nên nón lá không còn được ưu tiên, nhưng nó vẫn mang giá trị tinh thần cao:
- Trong sinh hoạt, hàng ngày: Người đi bộ vẫn có thể sử dụng, hay sử dụng làm đạo cụ chụp hình, đạo cụ trong các bài múa dân gian truyền thống.
+ Ngoài ra, hình ảnh chiếc nón lá còn đi vào trong các bài thơ ca, bài hát của dân tộc
+ Việt Nam rất nổi tiếng với điệu múa nón cổ truyền
+ Còn là món quà độc đáo mà khách du lịch đến tham quan Việt Nam yêu thích
c. Kết bài:
- Khẳng định lại giá trị của chiếc nón lá Việt Nam