Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2020 - 2021 theo Thông tư 22 (04 đề)

Bộ Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2020 - 2021 theo Thông tư 22 bao gồm 04 đề thi được VnDoc sưu tầm, tổng hợp các dạng bài Tiếng Việt trọng tâm giúp các em học sinh ôn tập, củng cố, rèn luyện kỹ năng giải Tiếng Việt chuẩn bị tốt cho bài kì thi học kì 2 lớp 2.

1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 theo Thông tư 22 - Đề 1

Ma trận đề thi kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2

Chủ đề

Câu

Nội dung kiến thức cần kiểm tra

Mức độ

Điểm






Đọc


Đọc thành tiếng


1

Mỗi HS đọc khoảng50 – 60 tiếng / phút.



Đọc hiểu văn bản

1

Hiểu nội dung văn bản.

M1

0,5




2

Hiểu nội dung văn bản.

M1

0,5

3

Hiểu nội dung văn bản.

M1

0,5

4

Hiểu nội dung văn bản.

M3

1

5

Hiểu nội dung văn bản.

M4

1



Kiến thức Tiếng việt

6

Các kiểu câu kể. (Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?)

M2

0,5

7

Các bộ phận trả lời câu hỏi (Ai? Là gì? Khi nào? ở đâu? Như thê nào?Vì sao? Để làm gì?)

M2

0,5

8

Từ vựng. (từ trái nghĩa)

M2

0,5

9

Các dấu câu. (dấu phẩy)

M3

1


Viết


Chính tả

Viết chính tả : Nghe – viết.


Tập làm văn

Nói về một loài cây mà em thích theo gợi ý.

Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 theo Thông tư 22

Trường:............................

Lớp:................................

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KỲ II
NĂM HỌC: 2020 - 2021

Môn: Tiếng Việt Lớp 2 - Thời gian: 40 phút

I .PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10đ)

A. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm).

Học sinh bốc thăm, đọc và trả lời câu hỏi các bài tập đọc thuộc chương trình Tiếng Việt 2 – Tập 2B.

B. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm)

Đọc thầm bài sau và trả lời câu hỏi.

Cây Gạo

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cậy gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen…đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy.

Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót.

(Theo Vũ Tú Nam)

Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng:

Câu 1. (0.5đ) Bài văn miêu tả cây gạo vào mùa nào?

a. Mùa xuân

b. Mùa hạ

c. Mùa thu

d. Mùa đông

Câu 2. (0.5đ) Từ xa nhìn lại, cây gạo trông giống cái gì?

a. Tháp đèn

b. Ngọn lửa hồng

c. Ngọn nến

d. Cả ba ý trên.

Câu 3. (0.5đ) Những chú chim làm gì trên cây gạo?

a. Bắt sâu

b. Làm tổ

c. Trò chuyện ríu rít

d. Tranh giành

Câu 4. (1đ) Từ ngữ nào trong bài văn cho ta thấy cây gạo có những cử chỉ giống như con người?

a. Gọi đến bao nhiêu là chim

b. Lung linh trong nắng

c. Như một tháp đèn khổng lồ

d. Nặng trĩu những chùm hoa

Câu 5: (M4) Em thích hình ảnh nào nhất trong bài? Vì sao?

............................................................................................................

............................................................................................................

............................................................................................................

Câu 6: (0.5đ) Câu “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.” thuộc kiểu câu gì?

a. Ai là gì?

b. Ai thế nào?

c. Ai làm gì?

d. Cả ba ý trên

Câu 7: (0,5đ) Bộ phận in đậm trong câu: “Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân.” trả lời cho câu hỏi nào?

a. Làm gì?

b. Là gì?

c. Khi nào?

d. Thế nào?

Câu 8: (0,5đ) Cặp từ nào dưới đây trái nghĩa với nhau.

a. lạnh - rét

b. nặng – nhẹ

c. vui – mừng

d. đẹp - xinh

Câu 9: (1đ) Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong 2 câu sau:

“Hết mùa hoa chim chóc cũng vãn. Giống như thuở trước cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền lành”.

PHẦN II: KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

A. Chính tả: (4 đ) Nghe - viết bài: Việt Nam có Bác – (Sách T V2 – Tập 2B)

B. Tập làm văn (6 đ)

Đề bài: Viết đoạn văn ngắn tả về cảnh đẹp của biển.

Đáp án, biểu điểm môn Tiếng Việt lớp 2

Phần

Câu

Điểm thành phần


Đọc thành tiếng

Mỗi HS đọc 1 đoạn


- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: khoảng 50 – 60 tiếng/ phút.

1

- Đọc đúng tiếng, từ(không sai quá 5 tiếng):

1

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa:

1

Trả lời đúng các câu hỏi về nội dung đoạn đọc:

1


Đọc hiểu

1

a.

0,5




2

a.

0,5

3

c

0,5

4

a.

1

5

b.Câu hỏi mở (tùy theo cảm nhận của HS)

1

6

c

0,5

7

d

0,5

8

b.

0,5

9

Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Giống như thuở trước, cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền lành »

1


Chính tả

- Nghe – viết đúng, tốc độ viết khoảng 40 chữ/15 phút:

1


- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ:

1

- Viết đúng chính tả(không mắc quá 5 lỗi)

1

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp.

1


Tập làm văn

Nội dung

- Viết được một đoạn văn (đúng cấu trúc) theo gợi ý cho trước. Biết sử dụng dấu chấm, dấu phẩy hợp lí.

3



Kỹ năng:

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chính tả: 1 điểm

1

- Dùng từ hợp lí, viết câu đúng ngữ pháp: 1 điểm

1

- Viết có sáng tạo: 1điểm

Quê hương em có nhiều cảnh đẹp, nhưng em thích nhất là cảnh đẹp ở biển.

Biển rộng mênh mông, tít tắp chân trời. Nước biển trong xanh, từng đợt sóng trắng nhấp nhô vỗ vào bờ. Xa xa, những đoàn thuyền nối đuôi nhau ra khơi. Từng đàn chim hải âu chao lượn trên mặt biển, chúng như muốn hòa chung niểm vui cùng con người đang hoạt động ngoài biển khơi. Có lẽ biển rất đẹp và bầu trời trên biển cũng rất đẹp.

Em mong cho “trời thuận biển hòa” để mọi người được no ấm, đem về những mùa thu hoạch đầy tôm cá.

1

2. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 theo Thông tư 22 - Đề 2

Ma trận Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Cộng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu văn bản

Số câu

4

4

Câu số

1;2; 3;4

1 ;2

3 ; 4

Số điểm

2,0

2,0

2

Kiến thức Tiếng Việt

Số câu

2

1

1

1

2

3

Câu số

5; 6

9

7

8

5;6

7;8;9

Số điểm

1,5

1,0

1,0

0,5

1,5

2,5

Tổng số

TS câu

4

2

1

1

1

6

3

Câu số

1;2; 3;4

5; 6

9

7

8

1;2;3;4;5;6

7;8;9

TS điểm

2,0

1,5

1,0

1,0

0,5

3,5

2,5

Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt

Phần I: Kiểm tra đọc (10 điểm):

1. Đọc thành tiếng (4 điểm):

Yêu cầu học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn trong số các bài sau, trả lời câu hỏi nội dung kèm theo.

  • Chuyện quả bầu (Tiếng Việt 2B, trang 116)
  • Cây và hoa bên lăng Bác (Tiếng Việt 2B, trang 111)
  • Bóp nát quả cam (Tiếng Việt 2B, trang 124)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp với kiểm tra từ và câu (6 điểm)

Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi (6 điểm):

Sự tích sông hồ ở Tây Nguyên

Ngày xưa, muông thú còn sống thành buôn làng, quanh một cái hồ lớn. Cuộc sống thật là tươi vui, đầm ấm.

Rồi một hôm, Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ. Cảnh hồ trở nên vắng lặng. Già làng Voi tức lắm, liền bảo dân làng cùng đánh đuổi Cá Sấu.

Trong một trận đánh, già làng Voi nhử được Cá Sấu ra xa hồ nước. Cá Sấu khát quá, cố chạy trở lại hồ. Nhưng đã muộn, lúc này cả làng xúm lại, vây kín mặt hồ. Muông thú các nơi cũng kéo gỗ lát đường, băng qua bãi lầy, đến bên hồ trợ giúp. Cá Sấu không được uống nước để lấy thêm sức mạnh, nó bị già làng Voi đánh quỵ.

Ngày nay, khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có sông hồ. Dân làng bảo: những dấu chân của già làng Voi đánh nhau với Cá Sấu tạo thành hồ. Còn những dấu vết kéo gỗ ngang dọc hóa thành sông suối.

Câu 1. Già làng Voi tức giận điều gì?

A. Cá Sấu đến phá cuộc sống của buôn làng.

B. Cá Sấu đến chiếm hồ nước của buôn làng.

C. Cá Sấu đến uống nước ở hồ nước.

D. Cá Sấu đến sống ở hồ nước.

Câu 2. Già làng Voi làm gì để đánh Cá Sấu?

A. Gọi Cá Sấu đến nhà chơi.

B. Nhử Cá Sấu lên bờ để dân làng dễ dàng đánh bại.

C. Nhử Cá Sấu ra xa hồ nước để dễ dàng đánh bại.

Câu 3. Theo dân làng, sông hồ ở Tây Nguyên do đâu mà có?

A. Do dấu chân của người dân ở đó.

B. Do dấu chân già làng Voi và vết kéo gỗ tạo thành.

C. Do dấu chân Cá Sấu và dấu vết trận đánh tạo thành.

D. Do dấu chân dân làng và chân muông thú tạo thành.

Câu 4. Câu chuyện này kể về điều gì?

A. Cuộc chiến giữa Già làng Voi và Cá Sấu đã làm lên sự tích sông hồ ở Tây Nguyên.

B. Cuộc chiến giữa Già làng Voi và người dân Tây Nguyên.

C. Cuộc chiến giữa cá sấu và sư tử

Câu 5. Câu: "Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ" thuộc kiểu câu gì?

A. Ai làm gi?

B. Ai là gì?

C. Ai thế nào?

D. Ai ở đâu?

Câu 6. Ngày nay khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có cái gì?

A. Sông hồ.

B. Ao hồ.

C. Kênh rạch

D. Mương máng

Câu 7: Nhân vật già làng Voi và muông thú hợp sức lại để chiến thắng Cá Sấu trong câu chuyện thể hiện tinh thần gì của người dân ở Tây Nguyên?

Câu 8: Em rút ra bài học gì cho mình từ câu chuyện trên?

........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................

Câu 9: Đặt câu hỏi cho bộ phận được được in đậm trong câu:

Đêm khuya, Cá Sấu mò đến, chiếm luôn cái hồ.

.................................................................................................................................................

Phần II. KIỂM TRA VIẾT

1. Chính tả: (Nghe – viết) - Bài: Gấu trắng là chúa tò mò - SGK Tiếng Việt 2 tập 2 trang 54

2. Tập làm văn:

Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn để tả về mùa hạ.

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt

TT

ĐÁP ÁN

ĐIỂM

Đọc thành tiếng

(4 điểm)

Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đạt yêu cầu, đúng tiếng, từ. Ngắt nghỉ đúng ở các dấu câu

1 điểm

Đọc đúng tiếng từ, (không sai quá 5 tiếng)

1 điểm

Ngắt hơi ở đúng các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa.

1 điểm

Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc

1 điểm

Đọc thầm, làm BT

(6 điểm)

Câu 1: B

0,5 điểm

Câu 2: C

0,5 điểm

Câu 3: C

0,5 điểm

Câu 4: A

1 điểm

Câu 5: A

0,5 điểm

Câu 6: A

0,5 điểm

Câu 7: Nêu được ý nghĩa của câu chuyện: Tác giả mượn các loài vật để nói lên tinh thần đoàn kết của người dân Tây Nguyên.

1,0 điểm

Câu 8- Cần phải đoàn kết và yêu quý mọi người xung quanh.

0,5 điểm

Câu 9: Cá Sấu chiếm cái hồ khi nào?

1,0 điểm

Chính tả

(4 điểm)

Tốc độ đạt yêu cầu (15’)

1 điểm

Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ.

1 điểm

Viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi.

1 điểm

Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp

1 điểm

TLV

(6 điểm)

1. Nội dung Đủ ý

HS viết được đoạn văn gồm các ý theo yêu cầu nêu trong đề bài.

3 điểm

2- Kĩ năng:

- Điểm tối đa cho kĩ năng viết chữ, viết đúng chính tả: 1 điểm

- Điểm tối đa cho kĩ năng dùng từ, đặt câu: 1 điểm

- Điểm tối đa cho phần sáng tạo: 1 điểm

Lưu ý: - Bài viết không có dấu chấm câu: Cho tối đa 1 điểm.

Bài mẫu:

Mỗi năm có bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nhưng em thích nhất là mùa hè. Mùa hè bắt đầu từ tháng tư dương lịch trong năm khi hoa phượng nở. Mặt trời mùa hè chói chang, tỏa những tia nắng gay gắt, nóng bỏng làm cho không khí oi bức khó chịu. Cây cối trong vườn đâm hoa kết trái. Mùa hè là mùa trái ngon, quả ngọt. Học sinh chúng em được nghỉ ngơi theo gia đình về quê, ra biển tắm. Em rất yêu thích mùa hè được vui chơi thỏa thích.

3 điểm

3. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 theo Thông tư 22 - Đề 3

Ma trận Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt - Đề 2

Năm học 2020-2021

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

Đọc hiểu văn bản:

- Biết nêu nhận xét đơn giản một sô hình ảnh, nhân vật, chi tiết trong bài đọc;

- Hiểu ý chính của nội dung bài

- Biết rút ra bài học, thông tin đơn giản từ bài học.

Số câu

2

1

1

4

Số điểm

1

0,5

1

2,5

Kiến thức Tiếng Việt:

- Nhận biết được các từ chỉ đặc điểm (tính chất) của sự vật.

- Nêu được các từ trái nghĩa với các từ cho sẵn

- Biết đặt câu và TLCH theo các kiểu câu: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Biết đặt câu hỏi với các cụm từ Ở đâu? Khi nào?

- Biết cách dùng dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than, dấu hỏi chấm.

Số câu

2

3

1

6

Số điểm

1

1,5

1

3,5

Tổng

Số câu

2

3

3

2

10

Số điểm

1

1,5

1,5

2

6

Ma trận câu hỏi đề kiểm tra môn Tiếng Việt cuối năm học - Lớp 2

STT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu văn bản

Số câu

2

2

1

2

1

Câu số

2,4

1,3

10

2

Kiến thức Tiếng Việt

Số câu

1

2

1

1

3

2

Câu số

6

5,7

8

9

1

1

Tổng

2

3

2

1

2

6

4

Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt - Đề 2

TRƯỜNG TIỂU HỌC ……

Họ và tên: ……

Lớp: …

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM – LỚP 2

NĂM HỌC 2020 - 2021

MÔN TIẾNG VIỆT (Phần Đọc hiểu)

Thời gian làm bài 30 phút

(Không kể thời gian phát đề)

Điểm

Lời nhận xét của giáo viên

Bằng số

Bằng chữ

…………………………………………

(Học sinh làm bài trực tiếp trên đề thi)

I. Học sinh đọc thầm đoạn văn sau:

Cây đa quê hương

Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.

Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.

Theo NGUYỄN KHẮC VIỆN

II. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng (Từ câu 1 đến câu 5):

1. Bài văn tả gì?

a. Tuổi thơ của tác giả.

b. Tả cánh đồng lúa, đàn trâu.

c. Tả cây đa quê hương.

2. Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?

a. Lúa vàng gợn sóng; đàn trâu ra về.

b. Cành cây lớn hơn cột đình.

c. Ngọn chót vót giữa trời xanh

3. Tác giả miêu tả về cây đa quê hương như thế nào?

a. Cây to lớn, cổ kính.

b. Cây đa gắn bó với quê hương.

c. Cây đa dùng để ngồi hóng mát.

4. Tác giả tả những bộ phận nào của cây đa?

a. Lá, thân, ngọn.

b. Cành, ngọn, rễ, lá.

c. Thân, cành, ngọn.

5. Trong các cặp từ sau, đâu là cặp trừ trái nghĩa:

a. Lững thững – nặng nề

b. Lớn hơn – bé hơn.

c. Cổ kính – chót vót.

6. Câu “Cành cây lớn hơn cột đình” thuộc kiểu câu:

a. Ai? là gì?

b. Ai? làm gì?

c. Ai? thế nào?

7. Gạch chân từ chỉ đặc điểm trong câu sau:

Ngọn chót vót giữa trời xanh.

8. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm dưới đây:

Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.

........................................................................................................................

9. Bài văn nói lên tình cảm gì của tác giả đối với cây đa, với quê hương? Em hãy ghi câu trả lời.

Trả lời: ………………………………………………………………………………

10. Vì sao tác giả lại gọi là cây đa quê hương? Em hãy ghi câu trả lời.

Trả lời: ………………………………………………………………………………

Phần thi viết chính tả:

TRƯỜNG TIỂU HỌC ….

Họ và tên: …..

Lớp:2

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM – LỚP 2

NĂM HỌC 2020 - 2021

MÔN TIẾNG VIỆT (Chính tả)

Thời gian làm bài 30 phút

(Không kể thời gian phát đề)

Điểm

Lời nhận xét của giáo viên

Bằng số

Bằng chữ

………………………………………………

(Học sinh làm bài trực tiếp trên đề thi)

Học sinh Nghe – viết một đoạn trong bài “Vời vợi Ba Vì”, đoạn từ “Từ Tam Đảo …… chân trời rực rỡ”.

Phần thi Tập làm văn:

TRƯỜNG TIỂU HỌC

Họ và tên:..

Lớp: 2.

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM – LỚP 2

NĂM HỌC 2020 - 2021

MÔN TIẾNG VIỆT (Tập làm văn)

Thời gian làm bài 30 phút

(Không kể thời gian phát đề)

Điểm

Lời nhận xét của giáo viên

Bằng số

Bằng chữ

…………………………………………………

(Học sinh làm bài trực tiếp trên đề thi)

Đề bài: Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nói về ảnh của Bác Hồ dựa theo các câu hỏi gợi ý sau:

Câu hỏi gợi ý:

a) Em thấy ảnh Bác Hồ ở đâu? Lúc nào?

b) Nhìn vào ảnh Bác Hồ, em thấy có những điểm gì nổi bật?

c) Tình cảm của em đối với Bác Hồ như thế nào?

d) Em sẽ làm gì để thể hiện lòng biết ơn và tôn kính đối với Bác Hồ?

Phần thi đọc thành tiếng:

Môn: TIẾNG VIỆT (Đọc thành tiếng)

Thời gian: 1 phút/học sinh

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (4 điểm)

Học sinh bốc thăm đọc thành tiếng một trong các đoạn sau và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

1. Bài: Những quả đào đoạn “Sau một chuyến đi xa … Ông hài lòng nhận xét” (Tiếng Việt 2B, trang 18).

Câu hỏi: Người ông đã chia những quả đào cho ai?

2. Bài: Ai ngoan sẽ được thưởng đoạn “Các em nhỏ đứng thành vòng rộng… đến hết” (Tiếng Việt 2B, trang 34).

Câu hỏi: Vì sao Tộ không dám nhận kẹo Bác chia?

3. Bài: Chuyện quả bầu đoạn "Trước khi về rừng........hai vợ chồng thoát nạn” (Tiếng Việt 2B, trang 57).

Câu hỏi: Hai vợ chồng làm gì để thoát nạn?

4. Bài: Bóp nát quả cam đoạn “Vừa lúc ấy … cho Quốc Toản một quả cam” (Tiếng Việt 2B, trang 70).

Câu hỏi: Vì sao Vua tha tội và ban cho Quốc Toản quả cam quý?

HƯỚNG DẪN CHẤM phần đọc: Điểm toàn bài là 4 điểm

Giáo viên đánh giá, ghi điểm dựa theo các yêu cầu sau:

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, đúng từ (không sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt

Thang điểm 6: Khoanh đúng mỗi câu 1, 2, 3, 4, 6 được 0,5 điểm:

CÂU

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Ý ĐÚNG

C

A

C

B

B

C

Câu 7: (0,5 điểm)

Ngọn chót vót giữa trời xanh.

Câu 8: (0,5 điểm)

Ở đâu, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói?

Câu 9: (1 điểm)

Bài văn nói lên tình yêu của tác giả đối với cây đa, với quê hương.

Câu 10: (1 điểm)

Tác giả gọi là cây đa quê hương vì cây đa đã gắn bó với quê hương.

HƯỚNG DẪN CHẤM CHÍNH TẢ – LỚP 2

ĐỀ THI CUỐI NĂM. NĂM HỌC 2021

Điểm bài viết chính tả theo thang điểm 4

Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn 4 điểm.

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm.

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. (Từ lỗi thứ 6: Mỗi lỗi trong bài viết: Sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định trừ 0,25 điểm).

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.

Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, ….. bị trừ 1 điểm toàn bài.

HƯỚNG DẪN CHẤM TẬP LÀM VĂN CUỐI NĂM – LỚP 2

NĂM HỌC: 2020 - 2021

Điểm Tập làm văn theo thang điểm 6

- Viết được một đoạn văn ngắn từ 4 đến 5 câu theo yêu cầu đề bài, câu văn dùng đúng từ, đúng ngữ pháp, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ đạt 6 điểm.

- Cụ thể:

Yêu cầu

Điểm

Nêu được em thấy ảnh Bác Hồ ở đâu? Lúc nào?

1

Nêu được những điểm nổi bật khi em quan sát ảnh Bác Hồ.

1

Nêu được tình cảm của em đối với Bác Hồ.

1

Nêu được những việc làm thể hiện lòng biết ơn và tôn kính đối với Bác Hồ.

1

Biết dùng hình ảnh, biện pháp nghệ thuật: so sánh. Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. Biết đặt câu, dùng từ, chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.

2

- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về điễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 5, 5, 5, 4, 5 ; 4 ; 3, 5 ; 3 ; 2, 5 ; 2 ; 1, 5 ; 1 ; 0,5)

Mẫu: Ảnh Bác Hồ được treo trên tấm rèm sân khấu trong ngày khai giảng năm học mới của trường em, đặt trang trọng cạnh lá quốc kỳ. Trong ảnh, Bác như một ông Bụt hiền hậu, trầm tư. Bác có làn da hồng hào với đôi mắt sáng chứa chan tình yêu thương. Vầng trán cao rộng lộ rõ sự thông minh, hiểu biết rộng của Người. Bác có chòm râu và mái tóc bạc trắng như cước. Nụ cười dịu dàng và hiền từ đến lạ. Nhìn vào ảnh Bác, em thầm hứa sẽ cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt trong năm học mới, để xứng đáng với sự yêu thương của Bác dành cho chúng em.

4. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 theo Thông tư 22 - Đề 4

Ma trận nội dung kiểm tra đọc hiểu và kiến thức từ và câu

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu, số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

Đọc hiểu văn bản:

- Xác định được các từ ngữ, hình ảnh, các chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc.

- Giải thích được các chi tiết, hình ảnh trong bài bằng suy luận của mình,

Câu số

1, 3, 4, 5

2

7

6

Số điểm

2

0,5

0,5

3

Kiến thức tiếng Việt:

- Tim được từ và biết đặt câu với từ tìm được.

- Nhận biết được cặp từ trái nghĩa. Xác định được bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?, để làm gì?

- Xác định được từ chỉ tính chất, đặc điểm.

- Hiểu nội dung bài.

Câu số

6,8

10

9

4

Số điểm

1,5

1

0,5

3

Tổng

Số câu

4

3

2

1

10

Số điểm

2

2

1,5

0,5

6

Ma trận câu hỏi đề kiểm tra

TT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu văn bản

Số câu

4

1

5

Câu số

1,3,4,5

2

1-5

2

Kiến thức Tiếng Việt

Số câu

1

1

2

1

3

2

Câu số

8

6

7,10

9

8,7,10

6,9

Tổng số câu

4

2

1

2

1

8

2

Số điểm

2

1,5

0,5

1,5

0,5

5

1

%

40%

20%

10%

20%

10%

80%

20%

Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt

Trường Tiểu học ….

Lớp: 2

Họ và tên:…………….……

……………………..………

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II

Năm học: 2020 – 2021

MÔN: Tiếng việt (đọc hiểu)

Ngày kiểm tra:……………………….

Điểm

Giám thị

Giám khảo

Nhận xét của giáo viên

.........................................

.........................................

A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm) Bài: Cháu nhớ Bác Hồ, Tiếng Việt lớp 2, tập 2 trang 105.

II. Kiểm tra đọc hiểu: Đọc bài sau và trả lời câu hỏi. (6 điểm)

Đọc bài: Cây đa quê hương (Sách TV 2, tập 2, Trang 93- 94)

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Cây đa quê hương

Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.

Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.

Theo NGUYỄN KHẮC VIỆN

Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

1/ Bài văn tả cái gì? (M1 – 0.5)

a. Tả tuổi thơ của tác giả

b. Tả cánh đồng lúa, đàn trâu.

c. Tả cây đa.

2/ Những từ ngữ, câu văn nào cho biết cây đa đã sống rất lâu? (M2 – 0.5)

a. Cây đa nghìn năm.

b. Đó là cả một toà cổ kính hơn là một thân cây.

c. Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời ấu thơ của chúng tôi. Đó là cả một toà cổ kính hơn là một thân cây.

3/ Rễ của cây đa được tả bằng những hình ảnh nào? (M1 – 0.5)

a. Nổi lên mặt đất như những con rắn hổ mang.

b. Nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ như những con rắn hổ mang giận dữ.

c. Như những con rắn hổ mang giận dữ.

4/ Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương? (M1 – 0.5)

a. Ngồi dưới gốc đa tác giả thấy lúa vàng gợn sóng.

b. Đàn trâu lững thững ra về.

c. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều…..

d. Cả a, b và c.

5/ Trong các cặp từ sau, đâu là cặp trừ trái nghĩa: (M1 – 0.5)

a. Lững thững – nặng nề

b. Yên lặng – ồn ào

c. Cổ kính – chót vót

6/ Gạch chân bộ phận của câu trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?” (M2- 0.5)

Bông cúc toả hương thơm ngào ngạt để an ủi sơn ca.

7/ Gạch chân từ chỉ đặc điểm trong câu sau: (M3 – 0.5)

Ngọn chót vót giữa trời xanh.

8/ Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. (M3 – 1)

Bố bạn Nga làm việc ở Nha Trang.

Câu hỏi: ………………………………………………………………………

9/ Qua bài văn, em thấy tình cảm của tác giả với quê hương như thế nào? (M4 – 1)

………………………………………………………………………………………

10/ Tìm một từ ngữ ca ngợi Bác Hồ và đặt câu với từ em vừa tìm được. (M3 – 1)

  • Từ ngữ đó là:…………………………………………………………………………
  • Đặt câu: ………………………………………………….……………………………

B. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Chính tả (Nghe viết): (4 điểm) (15 phút)

Giáo viên đọc, học sinh nghe viết:

Chim chích bông

Chích bông là một con chim bé xinh đẹp trong thế giới loài chim.

Hai chân chích bông xinh xinh bằng hai chiếc tăm. Thế mà hai cái chân tăm ấy rất nhanh nhẹn, được việc, nhảy cứ liên liến. Hai chiếc cánh nhỏ xíu. Cánh nhỏ mà xoải nhanh vun vút. Cặp mở chích bông tí tẹo bằng hai mảnh vỏ chấu chắp lại. Cặp mỏ tí hon ấy gắp sâu trên lá nhanh thoăn thoắt. Nó khéo biết moi những con sâu độc ác nằm bí mật trong những thân cây mảnh dẻ, ốm yếu.

2. Tập làm văn: (6 điểm) (25 phút)

Hãy viết một đoạn văn ngắn (6 đến 8 câu) kể một việc tốt của em hoặc của bạn em.

Ví dụ:

A. Săn sóc mẹ khi mẹ bị ốm.

B. Cho bạn đi chung áo mưa.

C. Giúp đỡ người già hay trẻ nhỏ đi qua đường.

D. Nhặt được đồ của người khác mang trả lại

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt

CÂU

1

2

3

4

5

ĐÁP ÁN

C

C

B

D

B

6/ Gạch chân bộ phận của câu trả lời cho câu hỏi “Để làm gì?”(M2- 0.5)

Bông cúc toả hương thơm ngào ngạt để an ủi sơn ca.

7/ Gạch chân từ chỉ đặc điểm trong câu sau: (M3 – 0.5)

Ngọn chót vót giữa trời xanh.

8/ Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. (M3 – 1)

Bố bạn Nga làm việc ở Nha Trang.

Câu hỏi: Bố bạn Nga làm việc ở đâu?

9/ Qua bài văn, em thấy tình cảm của tác giả với quê hương như thế nào?(M4 – 1)

- Qua bài văn em thấy tác giả yêu quê hương, yêu cây đa, luôn nhớ những kỉ niệm thời thơ ấu gắn liền với cây đa quê hương.

10/ Tìm một từ ngữ ca ngợi Bác Hồ và đặt câu với từ em vừa tìm được. (M3 – 1)

  • Từ ngữ đó là: Giản dị
  • Đặt câu: Bác Hồ là người sống rất giản dị.

2. Tập làm văn:

Bài mẫu:

Tối hôm qua, mẹ em bị bệnh vì mẹ đã mắc phải một cơn mưa to. Mẹ đã bị sốt cao. Em đã đắp khăn lên trán mẹ, rót nước, lấy thuốc cho mẹ uống. Ba em đã gọi bác sĩ đến khám bệnh cho mẹ. Nhờ vậy, mẹ em đã khỏi bệnh. Mẹ nói: “Cảm ơn con. Nhờ sự chăm sóc của hai bố con mà mẹ hết bệnh.” Em vui lắm vì đã chăm sóc mẹ của mình khi bị bệnh.

Bộ Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2021 gồm 2 phần là trắc nghiệm và tự luận, bao gồm 2 phần nội dung kiểm tra chính là phần kiểm tra đọc và phần kiểm tra viết, củng cố lại toàn bộ những nội dung kiến thức đã được học và có thêm được những kiến thức mới nhằm hoàn thiện được khả năng học tập của mình một cách tốt nhất.

Ngoài Bộ Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2021 trên. Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều đề toán lớp 2 học kỳ 2 hay và chất lượng, các dạng toán nâng cao hay và khó dành cho các bé học Toán lớp 2 được chắc chắn, củng cố và nắm chắc kiến thức nhất, vừa đào sâu các dạng toán lại giúp các bé tự tin bước vào các kỳ thi quan trọng như là thi hết học kỳ 2 lớp 2 môn Toán, thi khảo sát chất lượng học kỳ 2 môn Toán lớp 2,.... cũng như học đồng đều các môn Tiếng Việt lớp 2, môn tự nhiên xã hội, đạo đức,...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
15
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt Kết nối

    Xem thêm