Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2021 Hay nhất

Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2021 được VnDoc sưu tầm, tổng hợp các dạng bài Tiếng Việt trọng tâm giúp các em học sinh ôn tập, củng cố, rèn luyện kỹ năng giải Tiếng Việt chuẩn bị tốt cho bài kì thi học kì 2 lớp 2.

I. Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

Bài đọc: Tiếng chổi tre (SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 121)

– Đọc 11 dòng đầu.

– Trả lời câu hỏi:

Tác giả nghe âm thanh quét rác trên con đường nào?

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Bài đọc: Bóp nát quả cam (SGK Tiếng Việt 2, tập 2, trang 124)

Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng nhất (Chọn a, b, c hoặc d):

1. Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?

a. Xâm chiếm.

b. Mượn binh sĩ.

c. Mượn đường giao thông.

d. Mở rộng thị trường kinh doanh.

2. Trần Quốc Toản đợi gặp Vua để làm gì?

a. Xin được hưởng lộc.

b. Xin được chia cam.

c. Xin tham gia cuộc họp dưới thuyền rồng.

d. Để được nói hai tiếng “xin đánh”.

3. Vì sao Trần Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam?

a. Trần Quốc Toản không được dự họp

b. Trần Quốc Toản không được gặp Vua.

c. Trần Quốc Toản nghĩ vua xem mình như trẻ con, không cho dự bàn việc nước.

d. Trần Quốc Toản không được Vua cho đi đánh giặc.

4. Cặp từ nào có nghĩa trái ngược nhau?

a. ngang ngược – hung ác.

b. căm giận – căm thù.

c. nhỏ – lớn.

d. anh hùng – gan dạ.

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)

Bài viết: Lá cờ (trích)

Cờ mọc trước cửa mỗi nhà. Cờ bay trên những ngọn cây xanh lá. Cờ đậu trên tay những người đang lũ lượt đổ vể chợ. Trên dòng sông mênh mông, bao nhiêu là xuồng với mỗi lá cờ mỗi lúc mỗi gần nhau, đổ về bến chợ.

Theo Nguyễn Quang Sáng

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết đoạn văn ngắn kể một việc tốt của em hoặc của bạn em.

Đáp án đề thi cuối học kì 2 Tiếng Việt lớp 2

A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Câu 1: a

Câu 2: d

Câu 3: c

Câu 4: c

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)

I. Chính tả: (5 điểm)

II. Tập làm văn: (5 điểm)

Viết đoạn văn ngắn kể một việc tốt của em hoặc của bạn em.

Gợi ý làm bài tập làm văn:

– Việc tốt mà em hoặc bạn em đã làm là việc gì

– Nêu cảm nghĩ về việc làm tốt đó.

Bài tham khảo:

Một buổi sáng, khi ánh ban mai chiếu xuống sân trường, em tung tăng chạy nhảy dọc hàng hiên để hít thở không khí trong lành của một ngày mới, bỗng em nhìn thấy những cây con mới trồng trong bồn cây ở góc sân trường bị úa lá, chúng héo cả thân cành. Em thầm nghĩ: có lẽ cây thiếu nước nên mới như thế. Không ngần ngại, em đi lấy nước tưới cho cây. Từng cây con như đang vui mừng đón những ngụm nước mát lành, chúng tươi tắn hơn lên. Những ngày tiếp theo, em cũng không quên tưới nước cho chúng. Chỉ sau một tuần, bồn cây đã trở lại xanh tươi và đầy sức sống. Em rất vui vì việc làm của mình.

II. Đề ôn thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt

Ma trận đề thi cuối năm học môn Tiếng Việt lớp 2

Năm học ...........

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

Đọc hiểu văn bản:

- Biết nêu nhận xét đơn giản một sô hình ảnh, nhân vật, chi tiết trong bài đọc;

- Hiểu ý chính của nội dung bài

- Biết rút ra bài học, thông tin đơn giản từ bài học.

Số câu

2

1

1

4

Số điểm

1

0,5

1

2,5

Kiến thức Tiếng Việt:

- Nhận biết được các từ chỉ đặc điểm (tính chất) của sự vật.

- Nêu được các từ trái nghĩa với các từ cho sẵn

- Biết đặt câu và TLCH theo các kiểu câu: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào? Biết đặt câu hỏi với các cụm từ Ở đâu? Khi nào?

- Biết cách dùng dấu chấm, dấu phẩy, dấu chấm than, dấu hỏi chấm.

Số câu

2

3

1

6

Số điểm

1

1,5

1

3,5

Tổng

Số câu

2

3

3

2

10

Số điểm

1

1,5

1,5

2

6

Ma trận câu hỏi đề kiểm tra môn Tiếng Việt cuối năm học - Lớp 2

STT

Chủ đề

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Đọc hiểu văn bản

Số câu

2

2

1

2

1

Câu số

2,4

1,3

10

2

Kiến thức Tiếng Việt

Số câu

1

2

1

1

3

2

Câu số

6

5,7

8

9

1

1

Tổng

2

3

2

1

2

6

4

Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt

TRƯỜNG TIỂU HỌC ……

Họ và tên: ……

Lớp: …

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM – LỚP 2

NĂM HỌC ............

MÔN TIẾNG VIỆT (Phần Đọc hiểu)

Thời gian làm bài 30 phút

(Không kể thời gian phát đề)

Điểm

Lời nhận xét của giáo viên

Bằng số

Bằng chữ

…………………………………………

(Học sinh làm bài trực tiếp trên đề thi)

I. Học sinh đọc thầm đoạn văn sau:

Cây đa quê hương

Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.

Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.

Theo NGUYỄN KHẮC VIỆN

II. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng (Từ câu 1 đến câu 5):

1. Bài văn tả gì?

a. Tuổi thơ của tác giả.

b. Tả cánh đồng lúa, đàn trâu.

c. Tả cây đa quê hương.

2. Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?

a. Lúa vàng gợn sóng; đàn trâu ra về.

b. Cành cây lớn hơn cột đình.

c. Ngọn chót vót giữa trời xanh

3. Tác giả miêu tả về cây đa quê hương như thế nào?

a. Cây to lớn, cổ kính.

b. Cây đa gắn bó với quê hương.

c. Cây đa dùng để ngồi hóng mát.

4. Tác giả tả những bộ phận nào của cây đa?

a. Lá, thân, ngọn.

b. Cành, ngọn, rễ, lá.

c. Thân, cành, ngọn.

5. Trong các cặp từ sau, đâu là cặp trừ trái nghĩa:

a. Lững thững – nặng nề

b. Lớn hơn – bé hơn.

c. Cổ kính – chót vót.

6. Câu “Cành cây lớn hơn cột đình” thuộc kiểu câu:

a. Ai? là gì?

b. Ai? làm gì?

c. Ai? thế nào?

7. Gạch chân từ chỉ đặc điểm trong câu sau:

Ngọn chót vót giữa trời xanh.

8. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm dưới đây:

Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.

.................................................................................................................................................

9. Bài văn nói lên tình cảm gì của tác giả đối với cây đa, với quê hương? Em hãy ghi câu trả lời.

Trả lời: ………………………………………………………………………………

10. Vì sao tác giả lại gọi là cây đa quê hương? Em hãy ghi câu trả lời.

Trả lời: ………………………………………………………………………………

Phần thi viết chính tả:

TRƯỜNG TIỂU HỌC ….

Họ và tên: …..

Lớp:2

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM – LỚP 2

NĂM HỌC ..........

MÔN TIẾNG VIỆT (Chính tả)

Thời gian làm bài 30 phút

(Không kể thời gian phát đề)

Điểm

Lời nhận xét của giáo viên

Bằng số

Bằng chữ

………………………………………………

(Học sinh làm bài trực tiếp trên đề thi)

Học sinh Nghe – viết một đoạn trong bài “Vời vợi Ba Vì”, đoạn từ “Từ Tam Đảo …… chân trời rực rỡ”.

Phần thi Tập làm văn:

TRƯỜNG TIỂU HỌC

Họ và tên:..

Lớp: 2.

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI NĂM – LỚP 2

NĂM HỌC ..........

MÔN TIẾNG VIỆT (Tập làm văn)

Thời gian làm bài 30 phút

(Không kể thời gian phát đề)

Điểm

Lời nhận xét của giáo viên

Bằng số

Bằng chữ

…………………………………………………

(Học sinh làm bài trực tiếp trên đề thi)

Đề bài: Viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nói về ảnh của Bác Hồ dựa theo các câu hỏi gợi ý sau:

Câu hỏi gợi ý:

a) Em thấy ảnh Bác Hồ ở đâu? Lúc nào?

b) Nhìn vào ảnh Bác Hồ, em thấy có những điểm gì nổi bật?

c) Tình cảm của em đối với Bác Hồ như thế nào?

d) Em sẽ làm gì để thể hiện lòng biết ơn và tôn kính đối với Bác Hồ?

Phần thi đọc thành tiếng:

Môn: TIẾNG VIỆT (Đọc thành tiếng)

Thời gian: 1 phút/học sinh

I. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (4 điểm)

Học sinh bốc thăm đọc thành tiếng một trong các đoạn sau và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu.

1. Bài: Những quả đào đoạn “Sau một chuyến đi xa … Ông hài lòng nhận xét” (Tiếng Việt 2B, trang 18).

Câu hỏi: Người ông đã chia những quả đào cho ai?

2. Bài: Ai ngoan sẽ được thưởng đoạn “Các em nhỏ đứng thành vòng rộng… đến hết” (Tiếng Việt 2B, trang 34).

Câu hỏi: Vì sao Tộ không dám nhận kẹo Bác chia?

3. Bài: Chuyện quả bầu đoạn "Trước khi về rừng........hai vợ chồng thoát nạn” (Tiếng Việt 2B, trang 57).

Câu hỏi: Hai vợ chồng làm gì để thoát nạn?

4. Bài: Bóp nát quả cam đoạn “Vừa lúc ấy … cho Quốc Toản một quả cam” (Tiếng Việt 2B, trang 70).

Câu hỏi: Vì sao Vua tha tội và ban cho Quốc Toản quả cam quý?

HƯỚNG DẪN CHẤM phần đọc: Điểm toàn bài là 4 điểm

Giáo viên đánh giá, ghi điểm dựa theo các yêu cầu sau:

- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Đọc đúng tiếng, đúng từ (không sai quá 5 tiếng): 1 điểm

- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm

- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm.

Đáp án Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt

Thang điểm 6: Khoanh đúng mỗi câu 1, 2, 3, 4, 6 được 0,5 điểm:

CÂU

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Ý ĐÚNG

C

A

C

B

B

C

Câu 7: (0,5 điểm)

Ngọn chót vót giữa trời xanh.

Câu 8: (0,5 điểm)

Ở đâu, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói?

Câu 9: (1 điểm)

Bài văn nói lên tình yêu của tác giả đối với cây đa, với quê hương.

Câu 10: (1 điểm)

Tác giả gọi là cây đa quê hương vì cây đa đã gắn bó với quê hương.

HƯỚNG DẪN CHẤM CHÍNH TẢ – LỚP 2

ĐỀ THI CUỐI NĂM. NĂM HỌC .........

Điểm bài viết chính tả theo thang điểm 4

Đánh giá, cho điểm: Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn 4 điểm.

- Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm.

- Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm.

- Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. (Từ lỗi thứ 6: Mỗi lỗi trong bài viết: Sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định trừ 0,25 điểm).

- Trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm.

Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn, ….. bị trừ 1 điểm toàn bài.

HƯỚNG DẪN CHẤM TẬP LÀM VĂN CUỐI NĂM – LỚP 2

NĂM HỌC: ..........

Điểm Tập làm văn theo thang điểm 6

- Viết được một đoạn văn ngắn từ 4 đến 5 câu theo yêu cầu đề bài, câu văn dùng đúng từ, đúng ngữ pháp, không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ đạt 6 điểm.

- Cụ thể:

Yêu cầu

Điểm

Nêu được em thấy ảnh Bác Hồ ở đâu? Lúc nào?

1

Nêu được những điểm nổi bật khi em quan sát ảnh Bác Hồ.

1

Nêu được tình cảm của em đối với Bác Hồ.

1

Nêu được những việc làm thể hiện lòng biết ơn và tôn kính đối với Bác Hồ.

1

Biết dùng hình ảnh, biện pháp nghệ thuật: so sánh. Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. Biết đặt câu, dùng từ, chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.

2

- Tùy theo mức độ sai sót về ý, về điễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 5, 5, 5, 4, 5 ; 4 ; 3, 5 ; 3 ; 2, 5 ; 2 ; 1, 5 ; 1 ; 0,5)

Mẫu: Ảnh Bác Hồ được treo trên tấm rèm sân khấu trong ngày khai giảng năm học mới của trường em, đặt trang trọng cạnh lá quốc kỳ. Trong ảnh, Bác như một ông Bụt hiền hậu, trầm tư. Bác có làn da hồng hào với đôi mắt sáng chứa chan tình yêu thương. Vầng trán cao rộng lộ rõ sự thông minh, hiểu biết rộng của Người. Bác có chòm râu và mái tóc bạc trắng như cước. Nụ cười dịu dàng và hiền từ đến lạ. Nhìn vào ảnh Bác, em thầm hứa sẽ cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt trong năm học mới, để xứng đáng với sự yêu thương của Bác dành cho chúng em.

Ngoài Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt trên. Các bạn có thể tham khảo thêm nhiều đề toán lớp 2 học kỳ 2 hay và chất lượng, các dạng toán nâng cao hay và khó dành cho các bé học Toán lớp 2 được chắc chắn, củng cố và nắm chắc kiến thức nhất, vừa đào sâu các dạng toán lại giúp các bé tự tin bước vào các kỳ thi quan trọng như là thi hết học kỳ 2 lớp 2 môn Toán, thi khảo sát chất lượng học kỳ 2 môn Toán lớp 2,.... cũng như học đồng đều các môn Tiếng Việt lớp 2, môn tự nhiên xã hội, đạo đức,...

Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 2 môn Tiếng Việt Kết nối

    Xem thêm