Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi tình huống kỹ năng sống lớp 5

Câu hỏi tình huống kỹ năng sống lớp 5

Câu hỏi tình huống kỹ năng sống lớp 5 tổng hợp câu hỏi phần hiểu biết và đáp án môn giáo dục kỹ năng sống lớp 5 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo.

TT

Câu hỏi

Đáp án

1

Câu 1: Khi đang lắng nghe người khác nói, bạn thường:

a. Khoanh tay trước ngực

b. Hơi nghiêng người về phía trước và đứng đối diện với người nói

c. Đứng tựa lưng, cách xa người nói

b

2

Câu 2: Khi người khác nói với bạn về những điều bất hạnh hoặc những kinh nghiệm buồn, bạn sẽ:

a. Cố gắng thay đổi chủ đề cuộc nói chuyện

b. Cố gắng cảm thông với cảm giác của người đó và chứng tỏ rằng họ quá nhạy cảm với tình huống, mọi việc không tồi tệ đến mức như thế

c. Không bình luận gì thêm về điều đó

a

3

Câu 3. Theo em cách ứng phó nào dưới đây, cách ứng phó nào là tích cực khi bị căng thẳng?

a. Tâm sự với bạn thân.

b. Đi chơi điện tử.

c. Chơi thể thao.

d. Trốn học, bỏ học.

e. Nghe nhạc.

g. Gào thét, bỏ ăn.

a, c, e.

4

Câu 4. Khi nhận được những ý kiến phản hồi tiêu cực, bạn sẽ:

a. Nổi giận và bảo vệ quan điểm của mình

b. Phủ nhận vấn đề, xin lỗi hoặc biện hộ cho sự thiếu hiểu biết của mình

c. Ghi nhận và tìm cách cải thiện vấn đề

c

5

Câu 5: Em hãy chọn ý kiến thích hợp nhất về việc đặt mục tiêu trong cuộc sống, trong công việc, học tập?

a) Mục tiêu đặt ra là một chuyện, còn thực hiện được hay không là chuyện khác.

b) Biết đặt mục tiêu giúp chúng ta sống có mục đích, có kế hoạch và dễ đạt được mục tiêu trong c/s.

c) Từ bỏ mục tiêu nếu gặp khó khăn.

d) Thực hiện tất cả các điều trên.

b

6

Câu 6: Khi đi xe đạp trên đường cần phải làm gì?

a) Luôn đi đúng phần đường quy định, đi về phía bên phải.

b) Qua chỗ đường giao nhau phải tuân theo hiệu lệnh tín hiệu đèn hoặc phải quan sát thật an toàn mới đi.

c) Khi muốn đổi hướng rẽ phải, rẽ trái phải đi chậm, giơ tay xin đường và chú ý quan sát xe.

d) Thực hiện tất cả các điều trên.

d

7

Câu 7. Bạn thường lắng nghe người khác như thế nào?

a. Luôn tôn trọng lắng nghe.

b. Chỉ lắng nghe khi cần thiết.

c. Thường tảng lờ vì còn phải suy nghĩ chuyện khác.

a

8

Câu 8. Trong lúc nói chuyện với mọi người, bạn trả lời họ theo cách:

a. Luôn suy nghĩ kỹ vấn đề trước khi trả lời.

b. Chỉ trả lời một cách chung chung.

c. Qua loa cho xong chuyện.

a

9

Câu 9. Theo em muốn truyền tải một thông điệp khi giao tiếp trực tiếp hiệu quả, cần chú trọng tới những yếu tố nào:

a. Nội dung thông điệp.

b. Giọng nói

c. Hình ảnh và cử chỉ

d. Tất cả các yếu tố trên

d

10

Câu 10. Tại sao khi giao tiếp bạn nên tập trung vào ngôn ngữ hành vi và các biểu hiện của cơ thê?

a. Rất ít thông điệp được truyền đạt qua hành vi

b. Ngôn ngữ hành vi thường khó hiểu

c. Cử chỉ và hành vi truyền đạt thông điệp quan trọng.

c

11

Câu 11. Theo em kĩ năng giao tiếp tốt sẽ mang lại điều gì?

a. Sự thành công trong công việc và cuộc sống.

b. Chẳng có ích lợi gì trong công việc và cuộc sống.

a

12

Câu 12. Để phòng tránh đuối nước em cần phải làm gì?

a. Không chơi cạnh ao, hồ, sông, suối, kệnh, rạch.

b. Không được lội qua sông, suối khi có nước lớn.

c. Cần phải học bơi.

d. Tất cả các ý trên.

d

13

Câu 13. Khi gặp họa hoạn mà em đang bị kẹt ở trong nhà, em cần phải làm gì để thoát hiểm?

a. Để tránh bị ngạt vì khói cần bịt khăn ướt lên mũi, miệng, di chuyển ra ngoài bằng cách bò sát mặt đất, khoác thêm một chiếc chăn ướt được nhúng nước.

b. Khóc ầm lên và chẳng làm gì cả.

a

14

Câu 14. Để phòng tránh nguy cơ trẻ em bị xâm hại tình dục, chúng ta cần làm gì?(Hãy khoanh tròn trước những việc em cần làm)

a. Không tham gia các hoạt động ngoại khóa của nhà trường.

b. Không đi một mình ở những nơi tối tăm, vắng vẻ.

c. Không đi chơi với bạn bè, cha mẹ.

d. Không đi nhờ xe người lạ.

e. Không ở trong phòng kín một mình với người lạ.

f. Không để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình.

b; d; e; f

15

Câu 15. Kĩ năng hợp tác giúp chúng ta điều gì?

a. Giúp chúng ta gặt hái được nhiều thành công cho bản thân và cho nhóm, tập thể.

b. Chẳng giúp chúng ta điều gì cả.

a

16

Câu 16. Theo em những cách nào dưới đây giúp chúng ta tăng sự tự tin khi nói trước đám đông:

a. Hình dung trước về khoảnh khắc thành công: Mình nói thật hay và nhận được sự khen ngợi, đồng tình, ủng hộ của người nghe.

b. Tận dụng mọi cơ hội để được thể hiện bản thân, trình bày ý kiến trước tập thể.

c. Chuẩn bị kĩ bài trình bày ý kiến của mình.

d. Tự nói với chính mình: Tôi tin là tôi có thể làm được.

e. Hít thở sâu, thư giãn hoặc khởi động nhẹ nhàng trước khi đứng lên trình bày.

f. Quan sát phản ứng của người nghe và điều chỉnh cách nói và tốc độ nói sao cho phù hợp.
g. Tất cả các ý trên.


g

17

Câu 17. Kỹ năng an toàn để sống sót khi ôtô bị tai nạn giao thông là:

a. Khi có va chạm, hãy gắn chặt mình vào ghế ôtô.

b. Ở tư thế cuộn tròn, cúi đầu càng thấp càng tốt.

c. Dùng tay ôm đầu để tạo thành một khối chặt.

d. Tất cả các ý trên.

d

18

Câu 18. Những việc em nên làm khi bạn em có quyết định sai lầm:

a. Phân tích những hậu quả với bạn khi bạn có quyết định sai lầm.

b. Im lặng vì đó là quyết định của bạn, không liên quan đến mình.

c. Cười đắc ý vì sự dại dột của bạn.

d. Nhờ người lớn ngăn chặn việc làm sai lầm của bạn.

a; d

19

Câu 19. Có thể phòng tránh HIV lây truyền qua đường máu bằng cách nào?

a. Không tiêm chích khi không cần thiết.

b. Không truyền máu, truyền dịch khi không cần thiết.

c. Không dùng chung các dụng cụ có thể dính máu như dao cạo, bàn chải đánh răng, kim...

d. Thực hiện tất cả các việc trên.

d

20

Câu 20. Trong trường hợp có thể dẫn đến tiếp xúc máu, cần sử dụng biện pháp an toàn nào để phòng tránh nhiễm HIV.

a. Nếu phải băng bó vết thương cho người khác, cần đeo găng tay cao su để bảo vệ.

b. Sát trùng dụng cụ y tế như bơm kim tiêm,...

c. Khi chơi thể thao có sự va chạm vùng chảy máu thì rửa sạch vết thương bằng các chất khử trùng (nước ô xi già, cồn) rồi băng lại cẩn thận.

d. Thực hiện tất cả các việc trên.

D

21

Câu 21. Để sử dụng tiết kiệm điên, em cần thực hiện những việc nào sau đây.

a. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng nữa.

b. Hạn chế việc mở tủ lạnh thường xuyên.

c. Nên cho quạt chạy ở tốc độ thích hợp.

d. Chỉ nên nấu cơm trước khi ăn khoảng 30 đến 45 phút.

e. Tất cả các việc làm trên.

E

22

Câu 22. Khi bạn gặp một người lần đầu, bạn sẽ:

a. Vui mừng và ôm chặt người đó

b. Bạn sẽ mỉm cười, tự giới thiệu và chủ động bắt tay

c. Đợi người khác giới thiệu

b

23

Câu 23. Để bảo vệ môi trường nước, chúng ta cần làm gì?

a. Giữ sạch nguồn nước.

b. Xây dựng nhà máy nước.

c. Lọc nước thải công nghiệp,…

d. Tất cả các ý trên.

D

24

Câu 24. Nêu những việc cần làm để bảo vệ môi trường không khí?

a. Lọc khói công nghiệp,

b. Xử lí rác thải.

c. Chống ô nhiễm bầu không khí.

a; b; c

25

Câu 25. Theo em, những hành động, việc làm nào sau đây thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ?

a. Chào hỏi, xưng hô lễ phép với người già.

b. Dùng hai tay khi đưa vật gì đó cho người già.

c. Đọc truyện cho em nhỏ nghe.

d. Quát nạt em bé.

a; b; c

26

Câu 26. Trong những việc làm nào dưới đây, việc làm nào thể hiện sự tôn trọng phụ nữ?

a. Khi lên xe ô tô, luôn nhường cho các bạn nữ lên xe trước.

b. Chúc mừng các bạn nữ nhân ngày Quốc tế phụ nữ.

c. Không thích làm chung với các bạn nữ trong công việc tập thể.

a; b

27

Câu 27. Theo em những việc làm nào sau đây thể hiện sự hợp tác với những người xung quanh?

a. Biết phân công nhiệm vụ cho nhau.

b. Việc của ai, người nấy làm.

c. Làm thay công việc cho người khác.

d. Khi thực hiện công việc chung, luôn bàn bạc với mọi người.

e. Hỗ trợ, phối hợp với nhau trong công việc chung.

f. Để người khác làm, còn mình thì chơi.

a; d; e

28

Câu 28. Để phòng tránh, hạn chế các tình huống gây căng thăng, chúng ta cần phải làm gì?

a. Sống có kế hoạch.

b. Thức khuya, ngủ dậy muộn.

c. Thường xuyên tập thể dục thể thao.

d. Thích gì làm lấy.

e. Thân thiện, vui vẻ, cởi mở với mọi người xung quanh.

a, c, e.

29

Câu 29. Nếu thấy bạn làm việc sai trái, em sẽ chọn cách ứng xử nào?

a. Mặc bạn, không quan tâm.

b. Tán thưởng việc làm của bạn.

c. Bắt chước bạn.

d. Bao che cho bạn.

e. Khuyên ngăn bạn.

f. Không chơi với bạn nữa.


e

30

Câu 30. Kĩ năng đặt mục tiêu giúp chúng ta điều gì?

a. Sống có mục đích, có kế hoạch.

b. Biết hành động theo mục tiêu đã đặt ra.

c. Đưa chúng ta đến với thành công.

d. Cả 3 ý trên.

d

31

Câu 31. Để kiểm tra mức độ chính xác của thông tin chính thức, đáng tin cậy. Em cần kiểm tra qua ai, bằng cách nào?

a. Hỏi lại qua bạn bè.

b. Tìm các nguồn thông tin chính thức, đáng tin cậy.

c. Xem các thông báo của nhà trường.

d. Hỏi thầy cô hoặc bố mẹ.

e. Cả 3 ý trên.

e

32

Câu 32. Những việc em nên làm khi có quyết định sai lầm.

a. Suy nghĩ, cân nhắc lí do bị thất bại.

b. Tham khảo ý kiến người lớn.

c. Đổ lỗi cho người khác.

d. Nhờ người khác quyết định giúp.

e. Cả 4 ý trên.

a, b.

33

Câu 33. Em thường bị căng thẳng trong những tình huống nào?

a. Mâu thuẫn với bạn bè.

b. Khi đã gần hết giờ làm bài kiểm tra mà còn nhiêu câu em chưa làm xong..

c. Khi em phải phát biểu, trình bày trước đám đông.

d. Khi em không hoàn thành nhiệm vụ mà thầy cô giáo giao cho.

e. Cả 4 ý trên.

e

Chia sẻ, đánh giá bài viết
16
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lớp 5

    Xem thêm