Câu hỏi trắc nghiệm tình huống GDCD 12 bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật

Chúng tôi xin giới thiệu bài Câu hỏi trắc nghiệm tình huống GDCD 12 bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật. Nội dung tài liệu sẽ là nguồn thông tin hữu ích để phục vụ công việc học tập của các bạn học sinh được tốt hơn. Mời các bạn học sinh tham khảo.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Trắc nghiệm tình huống GDCD 12 bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật

Câu 1. P tạm hoãn gọi nhập ngũ vì đang học đại học, còn Q thì nhập ngũ phục vụ Quân đội, nhưng cả hai vẫn bình đẳng với nhau. Vậy đó là bình đẳng nào dưới đây?

A, Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

B, Bình đẳng về thực hiện trách nhiệm pháp lý.

C, Bình đẳng về trách nhiệm với Tổ quốc.

D, Bình đẳng về trách nhiệm với xã hội.

Câu 2. Cảnh sát giao thông xử phạt người tham gia giao thông đường bộ vi phạm trật tự an toàn giao thông, bất kể người đó là ai. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây?

A, Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

B, Bình đẳng trước pháp luật.

C, Bình đẳng về thực hiện trách nhiệm pháp lý.

D, Bình đẳng khi tham gia giao thông.

Câu 3. Cả 4 người đi xe máy vượt đèn đỏ đều bị Cảnh sát giao thông xử phạt với mức phạt khác nhau. Điều này thể hiện, công dân

A, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

B, bình đẳng trước pháp luật.

C, bình đẳng về thực hiện trách nhiệm pháp lý.

D, bình đẳng khi tham gia giao thông.

Câu 4. M – 13 tuổi đi xe đạp và N – 18 tuổi đi xe máy cùng vượt đèn đỏ, bị Cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe; N bị phạt tiền, c chỉ bị nhắc nhở. Việc làm này của Cảnh sát giao thông có thể hiện công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý không? Vì sao?

A, Không, vì cả hai đều vi phạm như nhau.

Không, vì cần phải xử phạt nghiêm minh.

C, Có, vì M chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý.

D, Có, vì M không có lỗi.

Câu 5. Tòa án nhân dân tỉnh K quyết định áp dụng hình phạt tù đối với ông S là cán bộ có chức quyền trong tỉnh về tội “Tham ô tài sản”. Cùng chịu hình phạt tù còn có 2 cán bộ cấp dưới của ông S. Hình phạt của Tòa án áp dụng là biểu hiện công dân bình đẳng về lĩnh vực nào dưới đây?

A, Về nghĩa vụ bảo vệ tài sản.

B, Về nghĩa vụ công dân.

C, Về trách nhiệm pháp lý.

D, Về chấp nhận hình phạt.

Câu 6. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, X được tuyển chọn vào trường đại học lớn của thành phố, còn Y thì được vào trường bình thường. Trong trường hợp này, X và Y có bình đẳng với nhau hay không ? Nếu có thì là bình đẳng nào dưới đây?

A, Có, bình đẳng về chính sách học tập.

B, Có, bình đẳng về học không hạn chế.

C, Có, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

D, Có, bình đẳng trong tuyển sinh.

Câu 7. Tòa án nhân dân tỉnh T xét xử vụ án kinh tế trong tỉnh không phụ thuộc vào người bị xét xử là cán bộ lãnh đạo hay nhân viên. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về

A, xét xử của Tòa án.

B, nghĩa vụ pháp lý.

C, trách nhiệm pháp lý.

D, quyền và nghĩa vụ.

Câu 8. M được tuyển chọn vào trường đại học có điểm xét tuyển cao hơn, còn N thì được vào trường có điểm xét tuyển thấp hơn. Theo em, trường hợp này giữa 2 bản có bình đẳng không? Nếu có thì bình đẳng nào dưới đây?

A, Không bình đẳng.

B, Có, bình đẳng về học tập không hạn chế.

C, Có, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

D, Có, bình đẳng trong tuyển sinh.

Câu 9. Một hôm, xe của Bác Hồ đang đi ở Hà Nội bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Xe của Bác dừng lại, đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu Công an giao thông bật đèn xanh để xe Bác đi. Nhưng Bác đã ngăn lại rồi bảo: “Các chú không được làm như thế... không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình”. Lời nói của Bác Hồ thể hiện điều gì dưới đây

A, Không ai được ưu tiên.

B, Không nên làm phiền người khác.

C, Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

D, Công dân bình đẳng về trách nhiệm.

Câu 10. X và Y mở cửa hàng kinh doanh sữa trong một thành phố, đều đóng thuế với mức thuế như nhau. Điều này thể hiện công dân bình đẳng

A, về thực hiện trách nhiệm pháp lý.

B, về trách nhiệm với Tổ quốc.

C, về quyền và nghĩa vụ.

D, về trách nhiệm với xã hội.

Câu 11. Do nghi ngờ chị N bịa đặt nói xấu mình nên chị V cùng em gái là chị D đưa tin đồn thất thiệt về vợ chồng chị N lên mạng xã hội khiến uy tín của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chồng chị N tức giận đã xông vào nhà chị V mắng chửi nên bị chồng chị V đánh gãy chân. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A, Vợ chồng chị V, vợ chồng chị N và chị D.

B, Vợ chồng chị N và chị D.

C, Vợ chồng chị V và chị D.

D, Vợ chồng chị V, chồng chị N và chị D.

Câu 12. Trong cùng một điều kiện, hoàn cảnh như nhau, mọi công dân đều được hưởng quyền và phải làm nghĩa vụ như nhau là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A, Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

B, Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

C, Công dân bình đẳng về trách nhiệm trước nhà nước.

D, Công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước xã hội.

Câu 13. Do nghi ngờ chị Nguyễn Thị N đã nói xấu mình với bà Phạm Thị C nên Đặng Thị A có ý định trả thù chị N. Khoảng 7h sáng ngày 15/11/2012, thấy chị N đi chợ qua nhà A, A cùng con gái là Đoàn Thị H chạy đuổi theo đến chợ. Khi chị N đang lom khom mua cá thì A đi đến dùng tay kẹp cổ chị N và kêu H (con gái) vào hỗ trợ. Lúc này, Đoàn Thị L (là con gái A) đi qua thấy vậy cũng vào giúp sức giữ chân tay và đè chị N để A xé, lột quần áo chị N. Chị N bị lột hết quần áo liền vùng dậy, chạy vào cửa hàng quần áo ở gần đấy và được chủ cửa hàng cho mượn quần áo để mặc. Do mọi người can ngăn nên mẹ con A đã ra về. Trong tình huống này, những ai vi phạm pháp luật?

A, Chị N và bà C.

B, Chị N , bà C, chị A

C, Chị A, chị H, chị L.

D, Chị N, chị A, chị H, chị L.

Câu 14. Trong giờ làm việc tại xí nghiệp X, công nhân H đã rủ các anh M, S, Đ cùng chơi bài ăn tiền. Vì cần tiền lẻ, anh H đưa ba triệu đồng nhờ bảo vệ T ra quán nước đổi giúp. Do thua nhiều, anh S có hành vi gian lận nên bị anh Đ lao vào đánh gãy chân. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A, Anh H, M, S, Đ và bảo vệ T.

B, Anh S và Đ.

C, Anh H, M, S và Đ.

D, Anh H, S và Đ.

Câu 15. Khẳng định: Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật là nói về nội dung nào dưới đây?

A, Công dân bình đẳng về quyền.

B, Công dân bình đẳng về nghĩa vụ.

C, Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

D, Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

Câu 16. Hành vi vi phạm pháp luật với tinh chất, mức độ vi phạm, hoàn cảnh như nhau thì từ người giữ chức vụ trong chính quyền đến người lao động bình thường đều phải chịu trách nhiệm pháp lí

A, như nhau.

B, khác nhau.

C, ưu tiên người giữ chức vụ.

D, ưu tiên người lao động.

Câu 17. Ông A rủ ông B cùng đột nhập vào tiệm vàng X để ăn trộm, phát hiện có người đang ngủ, ông B hoảng sợ bỏ đi. Sau khi lấy hết vàng hiện có trong tiệm X, ông A kể lại toàn bộ sự việc với người bạn thân là ông T và nhờ ông cất giữ hộ số vàng đó nhưng đã bị ông T từ chối. Ba tháng sau, khi sửa nhà, con trai ông A phát hiện có khá nhiều vàng được chôn dưới phòng ngủ của bố nên đến trình báo cơ quan công an thì mọi việc được sáng tỏ. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A, Ông A và ông T.

B, Ông A và ông B.

C, Ông B và bố con ông A.

D, Ông A, ông B và ông T.

Câu 18. Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân quận X cùng Giám đốc Công ty Y lợi dụng chức vụ để tham ô 14 tỉ đồng. Mặc dù cả hai đều giữ chức vụ cao nhưng vẫn bị xét xử nghiêm minh. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về

A, trách nhiệm pháp lí.

B, trách nhiệm kinh doanh.

C, nghĩa vụ pháp lí.

D, nghĩa vụ kinh doanh.

Câu 19. N (19 tuổi) và A (17 tuổi) cùng lên kế hoạch đi cướp. Hai tên đã cướp xe máy và đam người lái xe ôm trọng thương (thương tật 70%). Cả hai đều bình đẳng về trách nhiệm pháp lí nhưng xét trên điều kiện của từng người thì mức xử phạt với N là chung thân còn A là 17 năm tù. Dấu hiệu nào dưới đây được Tòa án làm căn cứ để đưa ra mức xử phạt không giống nhau đó?

A, Độ tuổi của người phạm tội.

B, Mức độ thương tật của người bị hại.

C, Mức độ vi phạm của người phạm tội.

D, Hành vi vi phạm của người phạm tội.

Câu 20. Phát hiện ông B làm con dấu giả của một cơ quan hành chính Nhà nước theo đơn đặt hàng của ông H, sau khi cùng bàn bạc, anh K và anh M liên tục nhắn tin yêu cầu ông B phải nộp cho hai anh mười triệu đồng. Lo sợ nếu không đưa tiền sẽ bị anh K và anh M tố cáo, ông B buộc phải đồng ý và hẹn gặp hai anh tại quán cafe X để giao tiền. Trên đường đến điểm hẹn, anh K và anh M bị công an bắt vì trước đó vợ anh M đã kịp thời phát hiện và báo với cơ quan chức năng về việc này. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A, Anh K và anh M.

B, Ông H và ông B.

C, Ông B, anh K và anh M.

D, Ông H, ông B, anh K và vợ chồng anh M.

Đáp án Trắc nghiệm tình huống GDCD 12 bài 3

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

C

C

C

C

C

C

C

C

C

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

D

A

B

A

A

A

C

A

A

A

------------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Câu hỏi trắc nghiệm tình huống GDCD 12 bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 12, Giải bài tập Địa Lí 12, Học tốt Ngữ văn 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 35
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm GDCD 12

    Xem thêm