Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Công chức, viên chức cần lưu ý 5 quy định mới từ 01/8/2021

Công chức, viên chức là một trong những bộ phận có số lượng khá lớn ở nước ta. Vậy từ 01/8/2021 tới đây, nhóm đối tượng này sẽ có những quy định mới cần lưu ý nào? VnDoc trân trọng giới thiệu các chính sách áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ bắt đầu có hiệu lực từ tháng 8/2021 sau đây.

1. Đã có xếp lương công chức văn thư trình độ cao đẳng

Tại Thông tư 02/2021/TT-BNV, Bộ Nội vụ quy định cụ thể cách xếp lương của công chức văn thư trung cấp nhưng có trình độ cao đẳng trở lên. Khi đó, công chức này sẽ được xép lương bậc 2 của ngạch văn thứ trung cấp có hệ số lương bắt đầu là 2,06 mà không phải là 1,86 (bậc 1).

(trước đây, không có quy định).

Không chỉ vậy, thời gian công chức văn thư giữ ngạch cũ để nâng lên ngạch mới cũng có có sự thay đổi so với trước đây. Cụ thể:

- Ngạch Văn thư viên chính: Giữ ngạch văn thư viên và tương đương từ đủ 09 năm trở lên (trong khi đó quy định cũ đang là giữ ngạch văn thư hoặc tương đương từ đủ 05 năm (60 tháng) trở lên. Trong đó thời gian giữ ngạch văn thư tối thiểu đủ 03 năm).

- Ngạch Văn thư viên: Phân biệt theo từng trình độ đào tạo hiện giữ như tuyển dụng lần đầu có trình độ trung cấp thì thời gian này là tối thiểu 03 năm, cao đẳng thì thời gian này là đủ 02 năm trở lên… (quy định cũ chỉ yêu cầu chung là có thời gian giữ ngạch văn thư trung cấp tối thiểu đủ 03 năm).

Cũng như các đối tượng công chức, viên chức khác, công chức văn thư cũng được bãi bỏ các chứng chỉ mang tính chất hình thức, không phù hợp như chứng chỉ ngoại ngữ, tiếng dân tộc (vị trí việc làm yêu cầu tiếng dân tộc); tin học, chứng chỉ bồi dưỡng quản lý Nhà nước và nghiệp vụ.

Tuy nhiên, công chức văn thứ phải có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cũng như sử dụng thành thạo ngoại ngữ/tiếng dân tộc tương đương với vị trí việc làm yêu cầu.

2. Công chức hành chính không cần chứng chỉ ngoại ngữ, tin học

Đây có lẽ không phải là tin vui đối với mình công chức hành chính mà còn là chính sách được áp dụng với công chức văn thư như đã nêu ở trên. Bởi theo Công văn 2499, Bộ Nội vụ đề xuất giảm các chứng chỉ sau đây cho công chức, viên chức:

- Bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học của 74 ngạch công chức.

- Cắt giảm 17 chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức để tăng cường bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí việc làm của công chức văn thư, công chức hành chính, thư ký thi hành án, thư ký trung cấp thi hành án…

Với riêng công chức hành chính, hai trong số các chứng chỉ được bãi bỏ là chứng chỉ tin học và chứng chỉ ngoại ngữ. Tuy nhiên, công chức hành chính phải có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ theo yêu cầu của vị trí việc làm tương đương bậc 3.

3. Sửa tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên

Một trong những vấn đề được không chỉ công chức, viên chức mà người lao động trong các doanh nghiệp rất quan tâm là việc lương, thưởng. Theo đó, từ 15/8/2021 khi Thông tư 03/2021/TT-BNV có hiệu lực, tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên của công chức, viên chức đã bị sửa đổi.

Cụ thể, tiêu chuẩn 1 khi cán bộ, công chức được nâng lương đã được sửa đổi thành “Được đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức từ hoàn thành nhiệm vụ trở lên” trong khi trước đó, quy định này là “Được đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên”.

Quy định này nhằm thống nhất giữa các tiêu chuẩn dùng để đánh giá cán bộ, công chức nói chung nêu tại Luật Cán bộ, công chức sửa đổi năm 2019.

Ngoài ra, tiêu chuẩn còn lại của công chức vẫn được thực hiện theo quy định hiện nay là “Không bị kỷ luật bằng một trong các hình thức: Khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức”.

Ngoài ra, Thông tư này cũng bổ sung thêm thời gian công chức, viên chức tham gia phục vụ tại ngũ vào thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên. Đồng thời, cũng bổ sung 04 khoảng thời gian không xét nâng bậc lương gồm:

  • Thời gian tập sự.
  • Thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đào ngũ trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ.
  • Thời gian thử thách với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bị phạt tù nhưng cho hưởng án treo.
  • Thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu.

>>> Sửa đổi chế độ nâng bậc lương thường xuyên, trước thời hạn với cán bộ, công chức, viên chức

4. Quy định mới về phụ cấp thâm niên vượt khung

Nội dung đáng chú ý về phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức, viên chức có hiệu lực trong tháng 8/2021 là sửa quy định kéo dài thời gian hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung khi cán bộ, công chức, viên chức không đạt đủ tiêu chuẩn hưởng phụ cấp này. Cụ thể:

Trước đây, thời gian hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung của công chức, viên chức không đạt tiêu chuẩn theo thông báo hoặc quyết định bị kéo dài 01 năm (đủ 12 tháng) trong trường hợp:

  • Nếu đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch/chức danh nhưng không đạt tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung.
  • Đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nhưng kể từ ngày tính hưởng lần sau lại không đạt tiêu chuẩn hưởng loại phụ cấp này.

Từ 15/8/2021, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cứ mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật sẽ bị kéo dài thời gian hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung như các trường hợp kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên trong hai trường hợp:

  • Không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm;
  • Bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, giáng chức hoặc cách chức.

Trong khi đó, thời gian hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung bị kéo dài có thể là 12 tháng, 06 tháng hoặc 03 tháng tùy từng trường hợp cụ thể.

5. Tiêu chuẩn thăng hạng của viên chức Thông tin và Truyền thông

Không giống trước đây, các quy định về viên chức chuyên ngành thông tin, truyền thông được quy định rời rạc tại nhiều văn bản hướng dẫn khác nhau thì nay, từ 15/8/2021, tại Thông tư 03/2021/TT-BTTTT, Bộ Thông tin và Truyền thông đã quy định thông nhất tiêu chuẩn thi thăng hạng của đối tượng này.

Cụ thể, tiêu chuẩn, điều kiện thăng hạng của viên chức chuyên ngành này như sau:

Thi thăng hạng

Xét thăng hạng

- Được cấp có thẩm quyền cử dự thi thăng hạng.

- Đang giữ hạng thấp hơn liền kề với hạng dự thi.

- Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề với năm nộp hồ sơ;

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật.

- Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác

- Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ hạng dưới liền kề:

  • Từ hạng II lên hạng I: Tối thiểu 06 năm.
  • Từ hạng III lên hạng II: Tối thiểu 09 năm.
  • Từ hạng IV lên hạng III: Tối thiểu 02 năm nếu khi tuyển dụng có trình độ cao đẳng trở lên; 03 năm nếu có trình độ tủng cấp.

- Đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tiêu chuẩn thi thăng hạng.

- Có thành tích xuất sắc như sau:

  • Từ hạng II lên hạng I: Được khen thưởng Huân chương lao động hạng Ba trở lên hoặc đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc;
  • Từ hạng III lên hạng II: Được khen thưởng Bằng khen Thủ tướng Chính phủ hoặc đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương trở lên;
  • Từ hạng IV lên hạng III: Được khen thưởng Bằng khen cấp Bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương trở lên hoặc đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở.

.......................................

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Tài liệu dành cho giáo viên

Trên đây là nội dung chi tiết của bài viết Công chức, viên chức cần lưu ý 5 quy định mới từ 01/8/2021. Đây là bài tổng hợp các quy định công chức, viên chức cần lưu ý từ ngày 01/8/2021. Các bạn có thể tham khảo thêm các bài khác để nắm rõ các quy định và những điểm mới của Luật viên chức, cần thấy rõ nhiều thay đổi lớn liên quan đến tiền lương, việc làm của cán bộ, công chức, viên chức. Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.

Đánh giá bài viết
1 1.295
Sắp xếp theo

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm