Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Công của lực điện không phụ thuộc vào

Công lực điện

Công của lực điện không phụ thuộc vào được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến công của lực điện. Cũng như đưa ra các nội dung lí thuyết liên quan đến nội dung câu hỏi. Từ đó giúp bạn đọc củng cố, nâng cao kiến thức kĩ năng giải bài tập. Mời các bạn tham khảo.

Công của lực điện không phụ thuộc vào

A. vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi

B. cường độ của điện trường.

C. hình dạng của đường đi.

D. độ lớn điện tích bị dịch chuyển

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Công của lực điện không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi.

Đáp án C

Công của lực không phụ thuộc vào hình dạng đường đi chỉ phụ thuộc vào khoảng cách điểm đầu và điểm cuối

Công của lực điện là gì?

1. Công của lực điện từ

Công của lực điện tác dụng lên một điện tích không phụ thuộc dạng đường đi của điện tích mà chỉ phụ thuộc vào điểm đầu điểm cuối của đường đi trong điện trường.

2. Công của lực điện không phụ thuộc vào gì?

Công của lực điện không phụ thuộc dạng đường đi của điện tích. Đây là tính chất đặc trưng có ở công của lực điện.

Đối với một lực bất kỳ thì không có tính chất này. Trong cơ học công của lực ma sát, của lực mà công nhân đẩy xe chiếc xe goong phụ thuộc vào độ dài của đường đi. Có thể thấy có rất nhiều trường hợp công của lực phụ thuộc vào đường đi.

( Bài tập cần áp dụng công thức tính công: A = q.E.d thì việc xác định d cần phải được thực hiện chính xác

+ Nếu vật chuyển động cùng chiều vectơ cường độ điện trường thì d > 0.

+ Nếu vật chuyển động ngược chiều vectơ cường độ điện trường thì d < 0).

Câu hỏi vận dụng liên quan 

Câu 1. Một electron di chuyển được đoạn đường 1 cm, dọc theo một đường sức điện, dưới tác dụng của một lực điện trong một điện trường đều có cường độ điện trường 1000 V/m. Tính công của lực điện trong trường hợp trên.

A. +1,6.10−18 (J).

B. +1,6.10−17 (J).

C.  +1,6.10−15 (J).

D. +1,6.10−15 (J).

Xem đáp án
Đáp án A

Dưới tác dụng của lực điện êlectron di chuyển ngược chiều điện trường (tức ngược chiều đường sức điện)

A = q.E.d = 1,6.10-19.1000.1.10−2 = +1,6.10−18 (J).

Câu 2. Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích − 2μC ngược chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là

A. 2000 J.

B. – 2000 J.

C. 2 mJ.

D. – 2 mJ.

Xem đáp án
Đáp án C

A= qEd = −2.10−6.1000.(−1) = 2.10−3 JA

Câu 3. khi điện tích dịch chuyển dọc theo một đường sức trong một điện trường đều, nếu quãng đường dịch chuyển tăng 2 lần thì công của lực điện

A. tăng 4 lần.

B. tăng 2 lần.

C. không đổi.

D. giảm

Xem đáp án
Đáp án B

-----------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Công của lực điện không phụ thuộc vào. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập mời các bạn tham khảo một số tài liệu: Hóa học lớp 10, Giải bài tập Hóa học lớp 11, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Toán, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 438
Sắp xếp theo

    Vật lý lớp 11

    Xem thêm