Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Hoạt động trải nghiệm 7 Kết nối tri thức
Đáp án tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
VnDoc gửi tới các thầy cô Đáp án câu hỏi đánh giá giáo viên sau tập huấn dạy học SGK Hoạt động trải nghiệm 7 KNTT. Tài liệu gồm 10 câu hỏi kèm đáp án để các thầy cô hoàn thành tập huấn Chương trình bồi dưỡng giáo viên. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các thầy cô cùng theo dõi.
Tham khảo thêm: Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống - Tất cả các môn.
Câu 1.
Điểm khác biệt cơ bản giữa việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp với việc tổ chức dạy học các môn học ở lớp 7 là gì?
A. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp coi trọng việc tổ chức các hoạt động tham quan, tìm hiểu thực tế cho HS, còn các môn học coi trọng việc tổ chức dạy – học trên lớp.
B. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp được tổ chức theo phương thức trải nghiệm, trong đó HS được học qua trải nghiệm, được thể hiện những kinh nghiệm, hiểu biết có được qua trải nghiệm các môn học và thực tế, được tham gia các hoạt động trải nghiệm. Trong quá trình tổ chức, GV không dạy kiến thức mới như các môn học.
C. Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục nên không tổ chức thực hiện theo 4 bước như các môn học mà chủ yếu tập trung vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục giống như tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong chương trình hiện hành.
D. Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tương tự như tổ chức dạy học các môn học, chỉ khác ở cách thức tổ chức hoạt động luyện tập/ thực hành và hoạt động vận dụng.
Câu 2.
Bản chất trải nghiệm được thể hiện ở những hoạt động nào trong sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 của bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống”?
A. Những hoạt động thuộc pha Khám phá – Kết nối.
B. Những hoạt động thuộc pha Thực hành.
C. Những hoạt động thuộc pha Vận dụng.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 3.
Cấu trúc sách giáo khoa Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 của bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” có đặc điểm nào trong số các đặc điểm dưới đây?
A. SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 được cấu trúc thành 9 chủ đề nối tiếp với các chủ đề của lớp 6. Mỗi chủ đề được thiết kế dựa vào yêu cầu cần đạt quy định trong Chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7. SGK chỉ thể hiện 35 tiết Hoạt động giáo dục theo chủ đề/ 105 tiết Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
B. SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 có 9 chủ đề. Mỗi chủ đề được thể hiện qua 3 loại hình hoạt động là Sinh hoạt dưới cờ, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Sinh hoạt lớp. Nội dung của mỗi chủ đề phản ánh một trong 4 mạch nội dung: Hướng vào bản thân, Hướng đến xã hội, Hướng đến tự nhiên, Hướng nghiệp.
C. SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 có 3 loại hình hoạt động: Sinh hoạt dưới cờ, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Sinh hoạt lớp. Ba loại hình hoạt động này gắn kết chặt chẽ chẽ với nhau và cùng hướng đến việc thực hiện mục tiêu của chủ đề.
D. Tên các chủ đề ở SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 sẽ thay đổi qua từng lớp của cấp Trung học cơ sở do yêu cầu cần đạt trong chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở từng lớp khác nhau.
Câu 4
Cấu trúc từng chủ đề trong sách giáo viên Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 của bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” có đặc điểm nào trong số các đặc điểm dưới đây?
A. Mục tiêu của từng chủ đề bám sát yêu cầu cần đạt trong chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 và thể hiện rõ mục tiêu hình thành, phát triển năng lực, phẩm chất cho HS.
B. Ở mỗi chủ đề trong SGV đều hướng dẫn thực hiện 3 loại hình hoạt động là Sinh hoạt dưới cờ, Hoạt động giáo dục theo chủ đề và Sinh hoạt lớp.
C. Nội dung Sinh hoạt dưới cờ, Sinh hoạt lớp ở mỗi chủ đề có quan hệ chặt chẽ với Hoạt động giáo dục theo chủ đề, trong đó, Sinh hoạt dưới cờ định hướng cho Hoạt động giáo dục theo chủ đề trong tuần. Hoạt động giáo dục theo chủ đề là loại hình hoạt động trọng tâm, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện yêu cầu cần đạt quy định trong chương trình và chi phối nội dung Sinh hoạt lớp.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 5
Phương pháp nào không được thể hiện trong SGK và SGV Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7?
A. Phương pháp hợp tác theo nhóm.
B. Phương pháp nghiên cứu tình huống.
C. Phương pháp thuyết trình (GV giảng giải, thuyết trình, HS nghe và ghi chép).
D. Phương pháp trò chơi.
Câu 6
Yếu tố nào gây ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động trải nghiệm của HS?
A. GV triển khai tổ chức Hoạt động trải nghiệm như dạy các môn học.
B. GV chưa biết cách kết nối vốn kinh nghiệm đã có của HS với kinh nghiệm mới mà thường áp đặt những kết luận đã chuẩn bị sẵn, chưa quan tâm khai thác cảm xúc của HS.
C. GV còn e ngại do Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp mới được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông.
D. A và B.
Câu 7
Những phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động nào đã được GV sử dụng trong video tiết dạy minh hoạ Hoạt động giáo dục theo chủ đề?
A. Phương pháp nghiên cứu tình huống, phương pháp dự án, hình thức tham quan.
B. Phương pháp trò chơi, phương pháp nghiên cứu trường hợp, hình thức giao lưu.
C. Phương pháp hợp tác nhóm, phương pháp trò chơi, phương pháp thực hành, hình thức triển lãm.
D. Phương pháp hợp tác nhóm, phương pháp dự án, hình thức diễn đàn HS.
Câu 8
Việc thực hiện đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm của học sinh được thực hiện như thế nào?
A. Kết hợp đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì theo 2 mức: Đạt/ Chưa đạt. Hướng dẫn HS tự đánh giá dựa vào các tiêu chí đánh giá và kết hợp đánh giá cá nhân với đánh giá đồng đẳng, đánh giá của GV.
B. Kết thúc mỗi chủ đề chỉ cần tổ chức cho HS tự đánh giá theo các tiêu chí đánh giá dưới sự hướng dẫn của GV và lưu giữ sản phẩm làm được của HS làm căn cứ đánh giá.
C. Kết thúc mỗi chủ đề chỉ cần tổ chức cho HS đánh giá lẫn nhau theo nhóm/ tổ về thái độ tích cực, trách nhiệm, hợp tác, sáng tạo,… trong quá trình tham gia hoạt động.
D. Không nhất thiết phải đánh giá kết quả Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp khi kết thúc mỗi chủ đề. Chỉ cần tổ chức đánh giá định kì theo 2 mức: Đạt/ Chưa đạt.
Câu 9
Các trường nên giao trách nhiệm tổ chức Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7 cho những GV nào? Vì sao?
A. GV môn Giáo dục công dân vì môn GDCD có nhiều nội dung liên quan chặt chẽ với nội dung của Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
B. GV môn Công nghệ hoặc GV môn Địa lí vì môn Công nghệ, môn Địa lí có nhiều nội dung liên quan chặt chẽ với nội dung của Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
C. GV chủ nhiệm lớp vì GV chủ nhiệm là người hiểu HS lớp mình nhất và là người chịu trách nhiệm tổ chức các tiết Sinh hoạt lớp.
D. Nên giao trách nhiệm tổ chức Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 7 cho GV chưa đủ giờ dạy để đảm bảo đủ số giờ dạy theo quy định.
Câu 10
Khi lập kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục và kế hoạch bài dạy, giáo viên có nhất thiết phải thể hiện đúng các nội dung, phương pháp, hình thức được thể hiện trong SGK và SGV không?
A. GV phải thể hiện đúng các nội dung, phương pháp, hình thức được thể hiện trong SGK và SGV.
B. GV phải thể hiện đúng các nội dung, phương pháp, hình thức được thể hiện trong SGK, còn không nhất thiết phải theo đúng SGV.
C. GV được linh hoạt điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trong SGK và SGV sao cho phù hợp với điều kiện thực tế và trình độ, khả năng nhận thức của HS.
D. Tất cả các phương án trên.
.........................
Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn Đáp án trắc nghiệm tập huấn SGK Hoạt động trải nghiệm 7 Kết nối tri thức với cuộc sống. Hy vọng đây là tài liệu hay giúp thầy cô dễ dàng trả lời câu hỏi tập huấn HĐTN 7.
Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo tài liệu các môn học lớp 7 sách Kết nối tri thức như: Ngữ văn 7 tập 1 KNTT, Khoa học tự nhiên 7, Lịch sử Địa lí 7 KNTT và các đề thi học kì 1, đề thi học kì 2 lớp 7 được cập nhật liên tục trên VnDoc.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau đây: