Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 12 môn Địa lý trường THPT Xuân Đỉnh, Hà Nội năm học 2019-2020
Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 12 môn Địa lý trường THPT Xuân Đỉnh, Hà Nội
Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 12 môn Địa lý trường THPT Xuân Đỉnh, Hà Nội năm học 2019-2020 là bộ đề cương vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.
- Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 12 môn Lịch sử trường THPT Xuân Đỉnh, Hà Nội năm học 2019-2020
- Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 12 môn Sinh học trường THPT Xuân Đỉnh, Hà Nội năm học 2019-2020
Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 12 môn Địa lý trường THPT Xuân Đỉnh, Hà Nội năm học 2019-2020 là bộ đề cương được tổng hợp lại toàn bộ kiến thức môn Địa lý lớp 12 trong học kì 1 vừa qua bao gồm xác định được vị trí lãnh thổ, biết dùng atlat địa lý, biết vẽ biểu đồ... Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết tại đây.
ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2019 – 2020
MÔN: ĐỊA 12
1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ – PHẠM VI LÃNH THỔ
- Biết được VTĐL, giới hạn, phạm vi lãnh thổ Việt Nam: tiếp giáp, hệ tọa độ địa lí các điểm cực của phần đất liền, trên biển
- Hiểu được ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với đặc điểm tự nhiên, đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng.
- Hiểu được lãnh thổ nước ta là một khối thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
- Xác định được phạm vi của vùng đất, vùng trời và vùng biển.
- Xác định được vị trí địa lí Việt Nam trên bản đồ Đông Nam Á và thế giới.
2. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN VIỆT NAM
a. Đất nước nhiều đồi núi__(địa hình)
Biết được: + Những đặc điểm chung của địa hình.
+ Đặc điểm các khu vực địa hình: kv Đồi núi, kv đồng bằng, kv bán bình nguyên và đồi trung du.
Phân tích, giải thích được những thế mạnh và hạn chế của khu vực Đồi núi và Đồng bằng đối với phát triển KT – XH.
b. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
Biết được: Những nét khái quát chính về biển Đông.
Hiểu được: ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu, địa hình, hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên, thiên tai vùng biển nước ta.
c. Thiên nhiên nhiệt đới gió mùa ẩm.
* Khí hậu: Biết được biểu hiện và hiểu được nguyên nhân tính chất nhiệt đới, ẩm, gió mùa ở nước ta. Hiểu được: hoạt động, hệ quả, tác động của gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông đến thiên nhiên và hoạt động sản xuất, đời sống.
*Các thành phần khác: Biết được biểu hiện và hiểu được tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần tự nhiên: Địa hình, sông ngòi, đất, sinh vật.
Hiểu được thuận lợi, khó khăn của thiên nhiên nhiệt đới gió mùa ẩm đối với hoạt động sản xuất và đời sống.
d. Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Biết được: sự phân hóa của thiên nhiên theo chiều Bắc–Nam, Đông–Tây, độ cao.
+ Đặc điểm: phần lãnh thổ phía Bắc / Nam
+ Đặc điểm; vùng biển – thềm lục địa, vùng đồng bằng, vùng núi
+ Đặc điểm: đai nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới trên núi.
Hiểu được nguyên nhân của sự phân hóa theo chiều Bắc/Nam, Đông/Tây, đai cao.
Phân tích và giải thích được: đặc điểm cảnh quan 3 miền tự nhiên nước ta (Phạm vi, đặc điểm cơ bản về tự nhiên)
* Hiểu và phân tích: Bảng số liệu, biểu đồ về chế độ nhiệt, ẩm/mưa, biểu đồ khí hậu.
*Sử dụng Atslat:
+ Xác định các dãy núi, các cao nguyên, các con sông…
+ Phân tích bản đồ khí hậu.
+ Nhận xét mối quan hệ tác động qua lại giữa các thành phần tự nhiên.
3. SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Biết được: + Sự suy thoái tài nguyên rừng và đa dạng sinh học; tài nguyên đất.
+ Nơi xảy ra/ phân bố, thời gian hoạt động, hậu quả của một số thiên tai chính (Bão, ngập lụt, lũ quét, hạn hán, động đất).
+ Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường của Việt Nam.
Hiểu được: + Nguyên nhân, biện pháp bảo vệ tài nguyên Rừng, đất, sinh vật.
+ Nguyên nhân và biện pháp phòng chống các tác động tiêu cực do các thiên tai trên gây ra.
Hiểu và phân tích các bảng số liệu, biểu đồ về sự biến động tài nguyên rừng, đa dạng sinh học.
Sử dụng Átlat: xác định các khu bảo tồn, đa dạng sinh học, vườn quốc gia…
4. ĐỊA LÍ DÂN CƯ
Biết được: + Số dân, thành phần dân tộc, 1 số đặc điểm dân số và phân bố dân cư.
+ Một số chính sách dân số ở nước ta (kế hoạch hóa gđ, phân bố dân cư).
+ Số lao động, sự gia tăng nguồn lao động, chất lượng nguồn lao động, xu hướng thay đổi cơ cấu lao động.
+ Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc là vấn đề gay gắt của nước ta.
+ Chính sách dân số, phân bố lại lao động, phát triển sx của nhà nước.
+ Một số đặc điểm đô thị hóa ở Việt Nam.
+ Sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta.
Hiểu được: nguyên nhân, tác động của dân đông, tăng nhanh và sự phân bố dân cư đến phát triển KT – XH và tài nguyên môi trường.
+ Nguyên nhân, tác động của nguồn lao động đến phát triển KT-XH.
+ Nguyên nhân sự thay đổi cơ cấu lao động theo ngành, thành phần kinh tế, theo thành thị - nông thôn.
+ Nguyên nhân năng suất lao động chưa cao.
+ Mối quan hệ giữa dân số – lao động – việc làm.
+ Nguyên nhân của tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm hiện nay.
+ Phương hướng giải quyết việc làm.
+ Nguyên nhân, tác động của đô thị hóa đến phát triển KT-XH.
Phân tích và giải thích được bảng số liệu thống kê, biểu đồ về tình hình gia tăng dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư.
Phân tích và giải thích được bảng số liệu thống kê, biểu đồ về nguồn lao động, sử dụng lao động/cơ cấu lao động, việc làm.
Hiểu và phân tích được biểu đồ, bảng số liệu thống kê về số dân và tỉ lệ dân đô thị ở nước ta. Sự phân bố đô thị và số dân đô thị giữa các vùng trong cả nước.
Sử dụng Atlat: xác định sự phân bố dân cư, dân tộc. Xác định Số lượng và quy mô các đô thị khác nhau giữa các vùng. Nhận xét sự phân bố mạng lưới các đô thị lớn.
5: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ
5.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Biết được: + Sự chuyển dịch cơ cấu ngành KT, thành phần KT, lãnh thổ KT.
Hiểu được: nguyên nhân, ý nghĩa của sự chuyển dịch đi đôi với sự pt KT nước ta.
Hiểu và phân tích được biểu đồ, bảng số liệu thống kê: về cơ cấu KT theo ngành, cơ cấu KT theo thành phần KT.
5.2. Vấn đề phát triển và phân bố Nông nghiệp
Chứng minh và giải thích được các đặc điểm chính của nền nông nghiệp nước ta.
Hiểu được: + Sự chuyển dịch cơ cấu ngành Nông nghiệp.
+ Tình hình phát triển và phân bố cây CN, cây LT, ngành chăn nuôi.
+ Vai trò, tình hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp.
+ Đặc điểm 7 vùng nông nghiệp của nước ta.
+ Xu hướng thay đổi trong tổ chức lãnh thổ NN.
Phân tích được:
+ Điều kiện phát triển, tình hình pt và phân bố ngành thủy sản, phương hướng phát triển ngành thủy sản ở nước ta.
+ Các nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ NN ở nước ta.
Hiểu và phân tích được biểu đồ, bảng số liệu thống kê:
+ Về sự thay đổi trong sản xuất nông nghiệp.
+ Về cơ cấu, sự chuyển dịch cơ cấu sx NN.
+ Tình hình tăng trưởng một số sản phẩm nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp.
Sử dụng Átlat:
+ Xác định sự phân bố các cây trồng, vật nuôi chủ yếu.
+ Xác định các khu vực sx, khai thác, nuôi trồng thủy sản; lâm nghiệp
+ Xác định 7 vùng NN và đặc điểm chuyên môn hóa sx của vùng.
5.3. Vấn đề phát triển và phân bố Công nghiệp
Biết được: + Sự đa dạng và chuyển dịch của cơ cấu ngành CN nước ta.
+ Sự phân hóa lãnh thổ CN.
+ Sự thay đổi cơ cấu CN theo thành phần kinh tế.
Hiểu được: + Nguyên nhân của sự chuyển dịch cơ cấu ngành CN, cơ cấu thành phần CN.
+ Tình hình phát triển và phân bố của một số ngành CN trọng điểm (Năng lượng, Chế biến LT – TP…)
+ Khái niệm về tổ chức lãnh thổ Công nghiệp.
+ Ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến tổ chức lãnh thổ CN.
+ Phân biệt được một số hình thức tổ chức lãnh thổ CN (điểm CN, TTCN, khu CN, vùng CN)
Hiểu và phân tích được biểu đồ, bảng số liệu thống kê:
+ Về sự chuyển dịch cơ cấu CN theo ngành, theo thành phần KT.
+ Về CN năng lượng, CN chế biến LT – TP.
Sử dụng Átlat:
+ Xác định sự phân bố các mỏ khoáng sản năng lượng, nhà máy thủy điện, nhiệt điện, sông...
+ Xác định sự phân hóa lãnh thổ Công nghiệp ở các vùng.
+ Xác định các điểm CN, TTCN, sự phân bố các ngành CN trọng điểm…
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới bạn đọc Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 12 môn Địa lý trường THPT Xuân Đỉnh, Hà Nội năm học 2019-2020, mong rằng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc ôn tập tốt hơn môn Địa lý trong thi học kì 1 cũng như thi THPT Quốc gia sắp tới. Bạn đọc có thể tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 12, Tiếng Anh 12, Ngữ văn 12 hay đề thi học kì 2 lớp 12...