Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 11 - Đề 3
Đề kiểm tra 45 phút lớp 11 học kì 2 môn GDCD
Thư viện đề thi VnDoc.com mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 11 - Đề 3 (có đáp án). Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em sẵn sàng cho các bài kiểm tra 45 phút lớp 11 sắp diễn ra.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 11 - Đề 1
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 11 - Đề 2
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 11 - Đề 4
Đề kiểm tra 45 phút GDCD 11 Học kì 2 - Đề 3
Thời gian làm bài: 45 phút
Câu 1: Ý kiến nào dưới đây là đúng về trách nhiệm tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa?
A. Mọi công dân đều phải có trách nhiệm tham gia xây dựng và bảo vệ Nhà nước
B. Chỉ cán bộ, công chức nhà nước mới có trách nhiệm tham gia xây dựng Nhà nước
C. Xây dựng và bảo vệ nhà nước là trách nhiệm của lực lượng công an nhân dân
D. Chỉ lực lượng quân đội nhân dân mới có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ nhà nước
Câu 2: Ý kiến nào dưới đây là đúng về trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước
A. Chỉ cán bộ, công chức Nhà nước mới có trách nhiệm xây dựng Nhà nước
B. Học sinh cũng có trách nhiệm xây dựng Nhà nước
C. Xây dựng nhà nước là trách nhiệm riêng của những người có chức quyền
D. Xây dựng Nhà nước là tùy vào tính tự giác mỗi người
Câu 3: Hành vi nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Anh G không vi phạm pháp luật
B. Anh C không tố giác tội phạm
C. H tham gia vào đội dân quân tự vệ của phường
D. Bác D tuyên truyền và vận động mọi người trong khu phố thực hiện tốt pháp luật
Câu 4: Anh A bị một tổ chức chuyên kích động, phá hoại an ninh đất nước mua chuộc và lôi kéo tham gia vào tổ chức đó. Nếu ở trường hợp của anh A, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp?
A. Rủ thêm một số người tham gia
B. Báo cho cơ quan nhà nước có thảm quyền biết
C. Lờ đi coi như không biết
D. Vui vẻ tham gia vào tổ chức đó
Câu 5: Hoạt động bảo vệ môi trường nào dưới đây không được khuyến khích?
A. Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường
B. Giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải
C. Sử dụng năng lượng sạch
D. Chôn lấp các loại rác thải vào đất
Câu 6: Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường là ?
A. Giữ nguyên tình trạng tài nguyên, không khai thác và sử dụng
B. Ngăn cấm các hoạt động có ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường
C. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên
D. Đưa công nghệ hiện đại vào khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường
Câu 7: Hành vi nào dưới đây không phải là hành vi bảo vệ môi trường?
A. Quản lí chất thải B. Phòng, ngừa, ứng phó với sự cố môi trường
C. Khai thác gỗ bừa bãi D. Phân loại rác
Câu 8: Cơ sở sản xuất A đã xây dựng dây chuyền xử lí rác thải bằng công nghệ hiện đại. Việc làm này là
A. Áp dụng công nghệ hiện đại để xử lí rác thải
B. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm môi trường
C. Đổi mới trang thiết bị sản xuất
D. Tiết kiệm chi phí trong sản xuất
Câu 9: Biện pháp nào dưới đây góp phần bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm?
A. Chăm sóc chúng thật tốt khi nuôi nhốt làm cảnh
B. Thả động vật lại môi trường sống của chúng
C. Tổ chức nuôi nhốt các động vật hoang dã, quý hiếm
D. Thu mua những động vật hoang dã, quý hiếm
Câu 10: Để bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật nghiêm cấm những hành vi nào dưới đây?
A. Chặt phá rừng, khai thác rừng trái phép
B. Trồng rừng, phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên
C. Bảo vệ rừng đầu nguồn
D. Mở rộng diện tích rừng
Câu 11: Chính sách giao đất, giao rừng của Nhà nước cho nhân dân để thực hiện mục đích nào dưới đây?
A. Chấm dứt tình trạng khái thác rừng bừa bãi
B. Sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên rừng
C. Quản lí, bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả
D. Mở rộng diện tích rừng
Câu 12: Địa phương A huy động các cá nhân, tổ chức cùng tham gia thu gom rác thải hằng ngày. Việc làm này nhằm
A. Xây dựng tinh thần đoàn kết
B. Xây dựng nếp sống văn minh, dân chủ
C. Phát huy sức mạnh tập thể trong bảo vệ môi trường
D. Đẩy mạnh phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường
Câu 13: Hiện nay, một số hộ dân sống ở miền núi rẻo cao đã và đang nuôi nhốt động vật hoang dã trái phép trong những chiếc lồng, cũi sắt để làm cảnh. Nếu em gặp cảnh tượng trên, em sẽ làm gì?
A. Không quan tâm vì đó là việc của người lớn
B. Khuyên họ chăm sóc chúng thật tốt
C. Khuyên họ mang nộp cho cơ quan kiểm lâm
D. Thu mua chúng để kinh doanh
Câu 14: Giả sử em là giám đốc công ty hóa chất X, mà chất thải do công ty em sản xuất ra rất độc hại, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nếu đầu tư hệ thống xử lí chất thải thì sẽ làm giảm lợi nhuận, em chọn cách xử lí nào dưới đây?
A. Chấm dứt sản xuất để không gây ô nhiễm môi trường
B. Xây dựng hệ thống xử lí chất thải
C. Vẫn tiếp tục sản xuất, không quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường
D. Xây dựng hệ thống xử lí chất thải nhưng không hoạt động
Câu 15: Nếu phát hiện một cơ sở sản xuất ở địa phương có hành vi xả trực tiếp chất thải chưa qua xử lí ra môi trường, em sẽ
A. Thông báo cho nhân dân địa phương biết việc làm của cơ sở sản xuất
B. Thông báo cho chính quyền địa phương
C. Nói cho bố mẹ biết
D. Coi như không biết việc làm đó của cơ sở sản xuất
Câu 16: Nếu bắt gặp một bạn đổ rác không đúng nơi quy định trong nhà trường, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây ?
A. Nhắc nhở, góp ý và hướng dẫn bạn đổ rác đúng nơi quy định
B. Không quan tâm vì đó là việc của nhà trường
C. Thông báo với thầy cô giáo để thầy cô phạt
D. Báo với công an
Câu 17: Gia đình bạn A có hai chị em gái nên bố mẹ bạn muốn có thêm con trai. Theo em, bạn A nên chọn cách ứng xử nào dưới đây để thể hiện trách nhiệm của công dân?
A. Góp ý, động viên bố mẹ chấp hành chính sách dân số
B. Không quan tâm vì đó là chuyện của bố mẹ
C. Khuyến khích bố mẹ sinh thêm em
D. Thông báo cho chính quyền địa phương
Câu 18: Trong các biện pháp thực hiện chính sách dân số nào dưới đây, biện pháp nào tác dộng trực tiếp tới nhân thức của người dân?
A. Nhà nước tăng cường đầu tư kinh phí
B. Tranh thủ sự giúp đỡ của Liên hợp quốc
C. Tuyên truyền, giáo dục về chính sách dân số
D. Nhà nước chủ động xây dựng và ban hành văn bản pháp luật về dân số
Câu 19: Cán bộ chuyên trách dân số xã A phát tờ rơi cho người dân về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Việc làm này thực hiện phương hướng nào dưới đây của chính sách dân số ?
A. Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí nhà nước đối với dân số
B. Nâng cao hiệu quả của người dân về chính sách dân số
C. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền cho người dân về kế hoạch hóa gia đình
D. Tạo điều kiện cho người dân chủ động tham gia thực hiện kế hoạch hóa gia đình
Câu 20: Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Q thường xuyên thực hiện giao ban với cán chuyên trách các xã, thị trấn để cập nhật thông tin, nắm bắt tình hình biến dộng về dân số - kế hoạch hóa gia đình ở cơ sở. Việc làm này thể hiện nội dung nào dưới đây trong chính sách dân số?
A. Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền về dân số
B. Nâng cao vai trò của cán bộ dân số
C. Tăng cường công tác lãnh đạo , quản lí đối với công tác dân số
D. Thực hiện xã hội hóa công tác dân số
Câu 21: Vợ chồng chị M sinh được hai cô con gái nên chồng chị muốn chị sinh thêm để mong có được cậu con trai. Nhưng chị lại không muốn vì chị cho rằng dù gái hay trai chỉ hai là đủ. Nếu em là chị M, em sẽ chọn cách nào dưới đây?
A. Nhờ bố mẹ giải thích cho chồng hiểu
B. Giải thích cho người chồng hiểu để từ bỏ ý định sinh thêm
C. Nhờ cán bộ dân số ở địa phương giúp đỡ
Câu 22: Khi cán bộ dân số đến một gia đình để tuyên truyền về thực hiện kế hoạch hóa gia đình, nhưng họ không quan tâm và không hợp tác. Theo em, cán bộ dân số nên làm theo cách nào dưới đây?
A. Vẫn nhiệt tình giải thích, thuyết phục họ hiểu và cộng tác
B. Cán bộ dân số đứng dậy và ra về
C. Mời gia đình lên Ủy ban nhân dân xã giải quyết
D. Phê bình, kỉ luật gia đình đó
Câu 23: Một trong những mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm ở nước ta là
A. Thức đẩy phát triển sản xuất, dịch vụ B. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn
C. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động D. Phát triển nguồn nhân lực
Câu 24: Một trong nhưng phương hướng cơ bản của chính sách giải quyết việc làm ở nước ta là
A. Khuyến khích người lao động tự học nâng cao trình độ
B. Khuyến khích làm giàu theo pháp luật
C. Khuyến khích đào tạo nghề cho người lao động
D. Khuyến khích các doanh nghiệp tạo ra nhiều việc làm
Câu 25: Tình trạng thiếu việc làm ở nước ta hiện nay là
A. Vấn đề rất bức xúc ở cả nông thôn và thành thị
B. Nội dung quan tâm ở các thành phố lớn
C. Điều đáng lo ngại ở các đô thị
D. Vấn đề cần giải quyết ở khu vực đồng bằng
Câu 26: Nhà nước đã thực hiện phương hướng nào dưới đây để tạo ra nhiều việc làm?
A. Tập trung phát triển thành phần kinh tế nhà nước
B. Tập trung phát triển thành phần kinh tế tư nhân
C. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển
D. Khuyến khích thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Câu 27: Ở nước ta hiện nay, khái niệm việc làm được hiểu như thế nào?
A. Mọi hoạt động tạo ra thu nhập
B. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh
C. Mọi hoạt động không bị pháp luật cấm
D. Mọi hoạt đọng lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm
Câu 28: Nội dung nào dưới đay đúng với tình hình việc làm hiện nay ở nước ta
A. Tạo được nhiều việc làm cho người lao động
B. Tỉ lệ thất nghiệp thấp
C. Thiếu việc làm cho người lao động ở thành phố lớn
D. Tình trạng thiếu việc làm ở nông thông và thành thị
Câu 29: Để tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, Nhà nước ta đã có những chính sách nào dưới đây?
A. Tập trung phát triển ngành nông nghiệp
B. Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống
C. Khuyến khích khai thác tài nguyên thiên nhiên
D. Thúc đẩy nghiên cứu khoa học
Câu 30: Nội dung nào dưới dưới đây đúng với phương hướng của chính sách giải quyết việc làm ở nước ta hiện nay ?
A. Khuyến khích công dân làm giàu B. Mở rộng thị trường lao động
C. Đào tạo nguồn nhân lực D. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
Câu 31: Nhà nước khuyến khích khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống của nước ta nhằm mục đích gì dưới đây?
A. Đa dạng hóa các ngành nghề B. Giữ gìn truyền thống dân tộc
C. Phát huy tay nghề của người lao động D. Tạo ra nhiều việc làm cho người lao động
Câu 32: Huyện A có chính sách khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công của địa phương là nhằm
A. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhà nước
B. Khai thác nguồn vốn của người dân ở địa phương
C. Tạo ra nhiều việc làm cho lao động địa phương
D. Tạo thêm nhiều của cải vật chất cho xã hội
Câu 33: Biểu hiện nào dưới đây của huyện B là để giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương?
A. Hỗ trợ vốn để phát triển sản xuất kinh doanh
B. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
C. Thu gom và phân loại rác
D. Đầu tư nghiên cứu máy thu hoạch rau màu
Câu 34: Giải quyết việc làm cho người lao động hiện nay ở nước ta nhằm
A. Phát huy được tiềm năng lao động
B. Sử dụng có hiệu quả nguồn lao động chất lượng cao
C. Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
D. Huy động được nguồn vốn trong nhân dân
Câu 35: Để giải quyết việc làm, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp
A. Tạo ra nhiều việc làm mới B. Tạo ra nhiều sản phẩm
C. Tăng thu nhập cho người lao động D. Bảo vệ người lao động
Câu 36: Biện pháp nào dưới đây là thực hiện chính sách giải quyết việc làm?
A. Mở rộng các hình tức trợ giúp người nghèo
B. Mở rộng hệ thống trường lớp
C. Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí
D. Nâng cao trình độ người lao động
Câu 37: Biện pháp nào dưới đây được nhà nước ta vân dụng để giải quyết việc làm cho người lao động trong giai đoạn này ?
A. Đẩy mạnh phong trào lập nghiệp của thanh niên
B. Có chính sách sản xuất kinh doanh tự do tuyệt đối
C. Tăng thuế thu nhập cá nhân
D. Kéo dài tuổi nghỉ hưu
Câu 38: Nhận định nào dưới đây đúng với chất lượng nguồn lao động nước ta hiện nay?
A. Nguồn lao động có chát lượng cao
B. Nguồn lao động luôn đáp ứng được yêu cầu của đất nước
C. Nguồn lao đọng chưa qua đào tạo chiếm tỉ lệ cao
D. Nguồn lao động rất dồi dào
Câu 39: Gia đình B có nghề truyền thống làm nón, nhưng khi các bạn nhắc đến nghề đó, B luôn có thái độ không thích. Nếu là bạn của B, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây ?
A. Khuyên và góp ý với bạn phải biết tôn trọng nghề của gia đình
B. Không quan tâm đến thái độ của bạn vì đó là chuyện riêng của B
C. Đồng tình với thái độ của B
D. Tỏ thái độ không thích và không nói chuyện với bạn B
Câu 40: Anh T tốt nghiệp đại học nhưng chưa xin được việc làm. Để có thu nhập, anh đã tự tạo việc làm cho mình bằng cách mở cửa hàng kinh doanh đồ ăn, nhưng lại bị bố mẹ anh phản đối. Theo em, anh T nên chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Không quan tâm đến ý kiến của bố mẹ
B. Ngưng công việc đó để chờ xin việc theo ngành đã được học
C. Động viên và giải thích cho bố mẹ hiểu để ủng hộ
D. Tìm việc làm theo yêu cầu của bố mẹ
Đáp án Đề kiểm tra 45 phút GDCD 11 Học kì 2 - Đề 3
1-A | 2-B | 3-B | 4-B | 5-D | 6-C |
7-D | 8-C | 9-C | 10-A | 11-B | 12-A |
13-C | 14-B | 15-C | 16-D | 17-A | 18-C |
19-C | 20-C | 21-B | 22-A | 23-D | 24-B |
25-A | 26-C | 27-D | 28-D | 29-B | 30-D |
31-D | 32-C | 33-A | 34-A | 35-A | 36-D |
37-A | 38-C | 39-A | 40-C |
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 2 môn Giáo dục công dân lớp 11 - Đề 3 gồm 40 câu trắc nghiệm khách quan có đáp án đi kèm. Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo các đề thi giữa học kì 2 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 và các đề kiểm tra 1 tiết, 45 phút lớp 11 khác để ôn tập môn GDCD lớp 11 đạt kết quả cao.