Đề kiểm tra bài viết số 5 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Núi Thành, Quảng Nam năm học 2016 - 2017

Đề kiểm tra bài viết số 5 môn Ngữ văn lớp 11

Đề kiểm tra bài viết số 5 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Núi Thành, Quảng Nam năm học 2016 - 2017. Đề thi được ra theo hình thức 30% đọc hiểu với 4 câu hỏi và 70% làm văn. Với đề thi này chúng tôi hi vọng rằng các bạn học sinh sẽ được củng cố lại kiến thức về văn nghị luận xã hội, rèn luyện và tích lũy thêm cho bản thân mình kinh nghiệm giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai năm học 2016 - 2017

Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017

Mời làm: Đề kiểm tra bài viết số 5 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Núi Thành, Quảng Nam năm học 2016 - 2017 Online

SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM
TRƯỜNG THPT NÚI THÀNH
ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN – 11 (2016 – 2017)
(BÀI VIẾT SỐ 5 – Nghị luận xã hội)
Thời gian 60 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc 2 ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi

Ngữ liệu (1)

Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!
Thật được lên tiên – sướng lạ lùng.

Ngữ liệu (2)

Làm trai phải lạ ở trên đời,
Há để càn khôn tự chuyển dời.

Câu 1. Xác định tác giả, tác phẩmvà thể loại trong ngữ liệu (2)? 1.0 điểm

Câu 2. Biện pháp nghệ thuật chính nào sử dụng trong ngữ liệu (1)? Tác dụng? 1.0 điểm

Câu 3. Xác định nghĩa sự việc trong ngữ liệu (1)? 0.5 điểm

Câu 4. Quan niệm chí làm trai trong ngữ liệu (2) có gì khác so với quan niệm nho giáo? 0.5 điểm

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)

Dựa vào quan niệm trong ngữ liệu (2) em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về việc tuổi trẻ phải biết khẳng định mình.

Đáp án bài viết số 5 môn Ngữ văn lớp 11

I. ĐỌC – HIỂU

1. Phan Bội châu, Xuất dương lưu biệt, thất ngôn bát cú

2. Điệp từ "thật", nhấn mạnh

3. Nghĩa sự việc: chỉ sự sung sướng khi được lên tiên là có thật

4. Không để trời đất chuyển dời (hoặc tự xoay chuyể đất trời)

II. LÀM VĂN

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Có đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nên được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Biết tự khẳng định mình là một đòi hỏi bức thiết đối với mỗi con người trong cuộc sống hôm nay.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.

  • Giải thích: Từ việc giải thích các cụm từ biết tự khẳng định mình và đòi hỏi bức thiết, học sinh nêu khái quát nội dung ý kiến
  • Bàn luận:
    • Khẳng định ý kiến nêu ra đúng hay sai, hợp lí hay không hợp lí
    • Bày tỏ thái độ, suy nghĩ về ý kiến bằng những lí lẽ dẫn chứng phù hợp, có sức thuyết phục.
  • Bài học nhận thức và hành động: Rút ra bài học cho bản thân

d. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, bày tỏ suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo các quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

Đánh giá bài viết
1 3.017
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 2 lớp 11 môn Văn

    Xem thêm