Đề kiểm tra chất lượng lớp 10 môn Lịch sử trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh năm học 2020 - 2021 (Lần 2)

Trang 1/4 - Mã đề 132
SỞ GD & ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN
Đề gồm: 04 trang
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KHỐI 10 LẦN 2
NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian phát đề
(40 câu trắc nghiệm)
Họ, tên học sinh:......................................................Số báo danh: ................ Mã đề : 132
Câu 1: Với chính sách khai hoang thời Nguyễn, hai huyện mới được lập ở nước ta là
A. Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn ( Ninh Bình).
B. Vũ Thư (Thái Bình) và Kim Sơn ( Ninh Bình).
C. Tiền Hải (Thái Bình) và Vũ Thư (Thái Bình).
D. Giao Thủy và Hải Hậu (Nam Định).
Câu 2: Ai là tác giả của “ Bạch Đằng giang phú”?
A. Trần Quốc Tuấn. B. Trương Hán Siêu.
C. Nguyễn Trãi. D. Lý Thường Kiệt.
Câu 3: Chiến thắng nào của nghĩa quân Tây Sơn đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của quân Xiêm năm
1785?
A. Chiến thắng Chi Lăng. B. Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ ba.
C. Chiến thắng Xương Giang D. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút.
Câu 4: Điểm tương đồng giữa văn hóa Campuchia và văn hóa Lào là
A. kết hợp hài hòa giữa văn hóa Ấn Độ và Mianma.
B. ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Quốc.
C. ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ.
D. sáng tạo chữ viết dựa trên nét cong của chữ Mianma.
Câu 5: Quân đội ta trong các thế kỉ từ thế kỉ X đến thế kỉ XV được tuyển theo chế độ
A. ngụ binh ư nông. B. Tù binh, dân nghèo bị bắt.
C. ngoại binh. D. con em trong hoàng tộc.
Câu 6: Văn kiện nào sau đây được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta?
A. Nam quốc sơn hà . B. Bình Ngô đại cáo.
C. Hịch tướng sĩ. D. Phú sông Bạch Đằng.
Câu 7: Thay đổi lớn nhất trong cải cách hành chính dưới thời vua Minh Mạng là
A. chia cả nước thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và Trực doanh.
B. chia cả nước thành 31 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
C. chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.
D. chia cả nước thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và phủ Thừa Thiên.
Câu 8: Bốn phát minh quan trọng về mặt kĩ thuật của Trung Quốc thời phong kiến là
A. giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc nhuộm.
B. giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.
C. tơ lụa, kĩ thuật in, la bàn và thuốc nhuộm.
D. giấy, kĩ thuật in, máy hơi nước và thuốc súng.
Câu 9: Điểm khác biệt nổi bật nhất về chính ch đối ngoại của Lào so với Campuchia thời phong kiến
A. giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng .
B. Thần phục vương quốc Chăm-pa.
C. Đẩy mạnh bành trướng xâm lược bên ngoài.
D. Thần phục vương quốc Xiêm.
Câu 10: Kế sách vườn không nhà trống được nhân dân ta thực hiện hiệu quả trong cuộc kháng
chiến
A. chống quân xâm lược Mông-Nguyên. B. Chống quân xâm lược Tống thời Lí.
C. chống quân xâm lược Minh. D. Chống quân xâm lược Tống thời Tiền Lê.
Câu 11: Thời nhà Trần có một danh sĩ được gọi là “ Lưỡng quốc Trạng nguyên”. Đó là ai?
Trang 2/4 - Mã đề 132
A. Chu Văn An. B. Lê Quý Đôn C. Phạm Sư Mạnh D. Mạc Đĩnh Chi
Câu 12: Sắp xếp theo thứ tự thời gian tồn tại của các triều đại phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X-
XV:
A. Lí, Trần, Ngô, Đinh, Tiền Lê, Hồ, Lê sơ. B. Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần, Hồ, Lê sơ.
C. Ngô, Đinh, Tiền Lê, Hồ, Lí, Trần , Lê sơ. D. Ngô, Đinh, Tiền Lê, Trần, Hồ, Lí, Lê sơ.
Câu 13: Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc” là chủ trương
của
A. Trần Hưng Đạo. B. Lý Thường Kiệt. C. Lê Lợi. D. Lê Hoàn .
Câu 14: 2 câu thơ: ‘’Đời vua Thái Tổ, Thái Tông/ Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn.” phản ánh đời
sống no ấm của nhân dân ta dưới thời
A. Lý. B. Mạc. C. Trần. D. Lê sơ
Câu 15: nước ta, dưới thời Bắc thuộc, chính quyền phương Bắc đã thực hiện chính sách nắm độc
quyền
A. về gạo và muối. B. về sắt và gạo. C. muối và đồng. D. về muối và sắt.
Câu 16: Ý nào không phản ánh đúng về đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc?
A. Có nhiều chính sách tiến bộ dưới thời vua Quang Trung.
B. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.
C. Đánh bại quân xâm lược Xiêm, Thanh.
D. Lật đổ sự thống trị của nhà Mạc.
Câu 17: Chùa Diên Hựu (chùa Một Cột) được xây dựng vào
A. thời Mạc. B. thời Trần C. thời Lê D. thời Lý.
Câu 18: Sau khi tràn vào lãnh thổ Rô- ma, người Giéc- man đã
A. tìm cách phục hồi nền kinh tế của đế quốc Rô ma cũ.
B. phát triển nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc.
C. chiếm ruộng đất của chủ nô Rô- ma cũ rồi chia cho nhau.
D. chia ruộng đất cho người Rô- ma và người Giéc- man với tỉ lệ bằng nhau.
Câu 19: "Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo" câu nói nổi tiếng của danh tướng nào dưới
thời Trần?
A. Trần Bình Trọng. B. Trần Thủ Độ. C. Trần Quốc Tuấn. D. Trần Quốc Toản
Câu 20: Nho giáo được chính thức nâng lên địa vị độc tôn ở nước ta vào thời
A. Tiền Lê. B. . C. Trần. D. .
Câu 21: Từ thế kỉ XVI – XVII, xuất hiện nhiều nhà thơ Nôm nổi tiếng như
A. Trương Hán Siêu, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ.
B. Đào Duy Từ, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Bỉnh Khiêm.
C. Trần Nhân Tông, Hàn Thuyên, Đào Duy Từ.
D. Đào Duy Từ, Trần Quang Khải, Trương Hán Siêu.
Câu 22: Nghề thủ công mới xuất hiện ở nước ta trong các thế kỉ XVI-XVIII là
A. dệt vải, làm đường trắng, làm đồng hồ, khắc in bản gỗ.
B. rèn sắt, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài.
C. khắc in bản gỗ, làm đường trắng, làm đồng hồ, làm tranh sơn mài,.
D. làm gỗ, làm tranh sơn mài, làm đồng hồ.
Câu 23: Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là
A. Hình thư (thời Lý). B. Gia Long (thời Nguyễn).
C. Hình luật (thời Trần). D. Hồng Đức (thời Lê).
Câu 24: Quan hệ sản xuất trong xã hội phong kiến Trung Quốc là quan hệ giữa
A. quý tộc với nô lệ. B. địa chủ với nông dân lĩnh canh.
C. quý tộc với nông dân công xã. D. địa chủ với nông dân tự canh.
Câu 25: Bản chất của nền dân chủ ở Phương Tây cổ đại là
A. dân chủ phong kiến B. dân chủ thực sự.
C. dân chủ tư sản D. dân chủ chủ nô
Trang 3/4 - Mã đề 132
Câu 26: Hàng hóa quan trọng bậc nhất ở vùng Địa Trung Hải thời cổ đại là
A. lương thực. B. nô lệ. C. sắt. D. hàng thủ công.
Câu 27: Đánh giá nào sau đây về vai trò của thành thị trung đại ở Tây Âu là đúng?
A. Thành thị trung đại đã góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ
phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.
B. Thành thị trung đại đã góp phần duy tsự tồn tại lâu dài của chế độ phong kiến phân quyền Tây
Âu.
C. Thành thị trung đại đã góp phần làm cho nền kinh tế Tây Âu phát triển thành nền kinh tế hàng hóa.
D. Thành thị trung đại bước phát triển cao của chế độ phong kiến phân quyền Tây Âu thời trung
đại.
Câu 28: Thời kì phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á là
A. từ khoảng nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu TK XVIII
B. từ khoảng giữa thế kỉ X đến đầu TK XVII
C. từ khoảng cuối thế kỉ X đến đầu TK XVII
D. từ khoảng đầu thế kỉ đến đầu TK XVIII
Câu 29: ` Sai lầm nghiêm trọng trong chính sách ngoại giao của Nhà Mạc là
A. thần phục Trung Quốc và các nước Phương Nam.
B. cắt đất thần phục nhà Minh.
C. thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”
D. bắt Lào, Chân Lạp thần phục
Câu 30: Ý nào phản ánh đúng về đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc?
A. Hỗ trợ vua Lê nắm quyền trở lại trên cả nước.
B. Thống nhất hoàn toàn đất nước.
C. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.
D. Đánh bại ba lần xâm lược của quân Mông – Nguyên, Xiêm và Thanh.
Câu 31: Trong các thế kỉ X-XII, vương quốc nào trở thành một trong những vương quốc mạnh ham
chiến trận nhất Đông Nam Á?
A. Pa-gan. B. Phù Nam. C. Cam-pu-chia . D. Cham-pa.
Câu 32: Ý nào sau đây không phản ánh đúng tình hình phát triển của khoa học thuật nước ta từ thế
kỉ XVI đến thế kỉ XVIII ?
A. Số công trình khoa học tăng lên.
B. Xuất hiện nhiều công trình về sử học, địa lý, quân sự, y dược, nông học,...
C. Khoa học tự nhiên được quan tâm phát triển.
D. Một số thành tựu của kĩ thuật phương Tây được du nhập vào nước ta.
Câu 33: Những nước nào sau đây những nước tiên phong trong các cuộc phát kiến địa vào thế kỉ
XV-XVI?
A. Italia, Bồ Đào Nha. B. Anh, Tây Ban Nha.
C. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. D. Anh, Pháp.
Câu 34: “ Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu Thần trước đã ”, là câu nói của
A. Trần Hưng Đạo . B. Trần Thủ Độ.
C. Trần Quốc Toản. D. Trần Quang Khải.
Câu 35: Một trong những nội dung cải cách hành chính lớn thời nhà Lê sơ là
A. bỏ tể tướng và các chức quan văn, võ. Vua quyết định mọi việc, bên dưới là 6 bộ.
B. bỏ tể tướng và các chức đại hành khiển. Vua trực tiếp quyết định mọi việc, bên dưới là 6 bộ.
C. bỏ thừa tướng và thái úy. Vua quyết định mọi việc, bên dưới là 6 bộ.
D. bỏ tể tướng và các chức ngự sử đài, hàn lâm viện. Vua quyết định mọi việc, bên dưới là 6 bộ.
Câu 36: Vương triều Hồi giáo Đê-li buộc người dân không theo đạo Hồi phải nộp
A. thuế đất B. thuế đinh C. thuế ngoại đạo D. thuế thủy lợi

Đề thi giữa học kì 2 lớp 10 môn Lịch sử có đáp án

Đề kiểm tra chất lượng lớp 10 môn Lịch sử trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh năm học 2020 - 2021 (Lần 2) được VnDoc.com đăng tải, nhằm giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập kiến thức môn Lịch sử, luyện tập nhằm chuẩn bị cho bài kiểm tra giữa học kì II lớp 10, thi cuối năm. Chúc các em học tốt và đạt điểm cao trong các kì thi sắp tới.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 10 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn Đề kiểm tra chất lượng lớp 10 môn Lịch sử trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh năm học 2020 - 2021 (Lần 2). Ngoài ra, VnDoc.com đã cập nhật rất nhiều Đề thi học kì 1 lớp 10, Đề thi học kì 2 lớp 10, .... Mời thầy cô, quý phụ huynh và các em học sinh tham khảo, download tài liệu.

Đánh giá bài viết
1 62
Sắp xếp theo

    Đề thi giữa kì 2 lớp 10

    Xem thêm