Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh học lớp 9 trường THCS Thụy Trình năm 2014 - 2015

Đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh học lớp 9

Đề kiểm tra học kì 1 môn Sinh học lớp 9 năm học 2014 - 2015 trường THCS Thụy Trình là đề thi học kì I lớp 9 dành cho các bạn học sinh tham khảo nhằm củng cố kiến thức. Đề thi môn Sinh có đáp án đi kèm, thuận tiện hơn khi luyện tập và kiểm tra kết quả. Chúc các bạn học tốt.

Đề kiểm tra học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2015 - 2016 trường TH&THCS Bãi Thơm, Kiên Giang

Đề kiểm tra học kì 1 môn Lịch sử lớp 9 năm học 2015 - 2016 trường THCS Hoa Lư, Khánh Hòa

TRƯỜNG THCS THỤY TRÌNH

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: SINH 9 (Thời gian 45 phút)

Năm học: 2014 - 2015

Câu 1: Những đặc điểm về hình thái cấu tạo, sinh lí của 1 cơ thể được gọi là:

a. Tính trạng b. Kiểu hình c. Kiểu gen d. Kiểu gen và kiểu hình

Câu 2: Để xác định KG của 1 cơ thể mang tính trội nào đó là thuần chủng hay không người ta có thể sử dụng:

a. Phép lai phân tích b. Phương pháp phân tích các thế hệ lai

c. Giao phấn ngẫu nhiên d. Tự thụ phấn

Câu 3: Trong phép lai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản thì kết luận nào dưới đây đúng:

a. F1 đồng tính trung gian

b. F2 có tỉ lệ KG là 3:1

c. F2 có tỉ lệ KH là 1:2:1

d. F1 có KG dị hợp

Câu 4: Phép lai dưới đây tạo ra ở con lai F1 có 2 KH là:

a. P: Aa x aa b. P: aa x aa c. P: AA x AA d. P: AA xAa

Câu 5: Kết quả của định luật phân li của Men Đen là:

a. F2 đồng tính trội

b. F2 có tỉ lệ 3 trội : 1 lặn

c. F2 có tỉ lệ 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn

d. F2 có tỉ lệ 1 trội : 1 lặn

Câu 6: Phép lai tạo ra nhiều KG, KH nhất ở con lai là:

a. DdRr x DdRr b. DDRr x DdRR c. ddRr x ddRr d. DdRr x Ddrr

Câu 7: KG dưới đây tạo 1 giao tử là:

a. Aabb b. AaBB c. AABb d. AAbb

Câu 8: Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản phân li độc lập thì ở F2 KH mang 2 tính trội có tỉ lệ:

a. 6,25% b.18,75% c. 50% d. 56,25%

Câu 9: Thành phần hoá học của NST bao gồm:

a. Phân tử Prôttêin b.Phân tử ADN c. Prôtêin và phân tử ADN d. A xit và Bazơ

Câu 10: Một tế bào của người (2n = 46 NST) đang ở kì sau của nguyên phân, số lượng NST trong tế bào đó bằng:

a. 46 b. 92 c. 23 d. 184

Câu 11: Một tế bào của Ruồi dấm (2n = 8 NST) đang ở kì sau II có bao nhiêu NST đơn?

a. 4 b. 8 c. 16 d. 32

Câu 12: Tế bào có bộ NST được kí hiệu là AaBbDđ, khi giảm phân bình thường sẽ tạo được số loại giao tử là:

a. 8 b. 4 c. 16 d. 2

Câu 13: 50 tinh bào bậc 1 ở động vật tạo được bao nhiêu tinh trùng?

a. 200 b. 100 c.300 d. 50

Câu 14: Một tế bào sinh dưỡng (2n) nguyên phân 3 lần tạo ra số lượng tế bào con là:

a.3 b. 8 c. 4 d. 16

Câu 15: Ý nghĩa cơ bản của di truyền liên kết là:

a. Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp b. Tạo nhiều loại giao tử

c. Hình thành nhiều đặc điểm di truyền mới d. ổn định lượng vật chất di truyền

Câu 16: Trong phân tử ADN, nguyên tắc bổ sung thể hiện ở:

a. Liên kết giữa A với T và giữa G với X trên 2 mạch

b. Liên kết giữa A với T trên cùng 1 mạch

c. Liên kết giữa G với X trên cùng 1 mạch

d. Liên kết giữa A với G và giữa T với X trên cùng 1 mạch

Câu 17: Đơn vị cấu tạo nên ARN là:

a. Axit amin b. Axit Ribônuclêic c. Nuclêôtit d. Axit Đêôxiribônuclêic

Câu 18: Một gen có A = 240 nuclêôtit, G = 960 nuclêôtit. Số lượng liên kết hiđrô giữa các cặp bazơnitơ bổ sung trên mạch kép là:

a. 3320 b. 3360 c. 2400 d. 4800

Câu 19: Một gen có chiều dài10200A0, số lượng chu kì xoắn của gen là:

a. 600 b. 240 c. 300 d. 720

Câu 20: Di truyền học hiện đại đã phân loại biến dị thành 2 loại chính là:

a. Biến dị tổ hợp và đột biến

b. Đột biến và thường biến

c. Biến dị di truyền và biến dị không di truyền

d. Biến dị tự nhiên và biến dị nhân tạo

Câu 21: Loại biến dị nào sau đây không làm thay đổi lượng vật chất di truyền?

a. Lặp đoạn NST b. Thêm đoạn NST c. Đảo đoạn NST d. Mất đoạn NST

Câu 22: Trẻ đồng sinh cùng trứng là những trẻ:

a. Có KG giống nhau, KH khác nhau b. Có KG khác nhau, KH giống nhau

c. Có KG, KH giống nhau d. Có KG, KH khác nhau

Câu 23: Phương pháp được sử dụng nghiên cứu di truyền ở người là:

a. Nghiên cứu trẻ sinh đôi b. Nghiên cứu phả Hử c. Gây đột biến d. Cả a và b đúng

Câu 24: Bệnh Tớc nơ ở người là do:

a. Mất 1 NST thường b. Mất 1 NST X c. Mất 1 NST X ở phôi nữ d. Mất 1 NST X ở phôi nam

Câu 25: Bệnh Đao là dạng đột biến số lượng NST thuộc thể:

a. 3 nhiễm b. 2 nhiễm c. 1 nhiễm d. Không nhiễm

Câu 26: Nguyên nhân có thể dẫn đến các bệnh di truyền và các tật bẩm sinh ở người là do:

a. Các tác nhân lí, hoá học trong tự nhiên b. Ô nhiễm môi trường sống

c. Rối loạn hoạt động trao đổi chất bên trong tế bào d. Cả a, b, c đều đúng

Câu 27: Thể đa bội thường gặp ở:

a. Người b. Động vật c. Thực vật d. Vi sinh vật

Câu 28: Điểm khác nhau cơ bản giữa thường biến và đột biến là:

a. Thường biến không do KG qui định

b. Thường biến không liên quan đến KG

c. Thường biến không di truyền, đột biến di truyền được

d. Thường biến có lợi còn đột biến có hại

Câu 29: Giới hạn của thường biến:

a. là khả năng phản ứng của KH do KG qui định

b. Là khả năng phản ứng của KG do KH quy định

c. Giúp sinh vật thích nghi với điều kiện môi trường thay đổi

d. Là biểu hiện KH khác nhau của cùng 1 KG

Câu 30: Cơ chế phát sinh thể đa bội là do:

a. 1 hoặc vài đôi NST không phân li b. Cả bộ NST không phân li

c. Đôi NST giới tính không phân li d. đôi NST thường không phân li

Đánh giá bài viết
1 1.016
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 1 lớp 9

    Xem thêm