Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề ôn tập Luyện từ và câu lớp 5 - Đề 6

Đề ôn tập Luyện từ và câu lớp 5 - Đề 6 gồm 20 câu trắc nghiệm Tiếng việt 5, dành cho quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo ôn tập các dạng bài luyện từ và câu lớp 5 chuẩn bị cho các kỳ thi trong chương trình học. Mời thầy cô cùng các em tham khảo.

VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 5 sau: Tài liệu học tập lớp 5 để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 5.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 - ĐỀ 6

Câu 1: Từ nào là từ ghép?

A. Mong ngóng         B. Bâng khuâng          C. Ồn ào             D. Cuống quýt

Câu 2: Dòng nào chỉ gồm các từ láy:

A. Lăn tăn, long lanh, róc rách, mong ngóng.

B. Thênh thang, um tùm, lon ton, tập tễnh.

C. Mênh mông, bao la, nhỏ nhẹ, lênh khênh.

D. Mải miết, xa xôi, xa lạ, vương vấn.

Câu 3: Dòng nào dưới đây chỉ gồm toàn từ láy?

A. Mênh mông, tăm tắp, tua tủa, lỗ chỗ, mượt mà, li ti, ầm ĩ.

B. Mênh mông, tăm tắp, cây nấy, tua tủa, cọng cỏ, lỗ chỗ, li ti, reo hò.

C. Mênh mông, tăm tắp, như những, tua tủa, cọng cỏ, lỗ chỗ, li ti, ầm ĩ.

Câu 4: Từ loại của các từ in đậm trong câu: “Chị ấy mong muốn được trở thành bác sĩ và mong muốn ấy đã trở thành sự thật.” lần lượt là:

A. Danh từ, động từ.          B. Động từ, danh từ.           C. Động từ, tính từ.

Câu 5: Câu văn “Hoà với nắng và gió chiều, lũ trẻ hò hét, nhảy nhót, tay với cao như muốn bay lên cùng những cánh diều.” Có những quan hệ từ nào?

A. Với, và, với, như, cùng.

B. Với, và, với, như.

C. Với, và, như, cùng.

Câu 6: Từ nào trái nghĩa với từ cằn cỗi trong câu: Cây chỉ còn những cành trơ trụi nom như cằn cỗi.

A. Màu mỡ

B. Tươi tốt

C. Rậm rạp

Câu 7: Xuân đến, lập tức cây gạo già lại trổ lộc nảy hoa, lại gọi chim chóc tới, cành cây đầy tiếng hót và màu đỏ thắm. là:

A. Câu đơn.

B. Câu ghép có 2 vế câu.

C. Câu ghép có 3 vế câu.

Câu 8. Câu “Mưa xuân đem theo sự ấm áp của trời, sự đằm thắm của đất.” có mấy danh từ?

A. 5 danh từ             B. 4 danh từ                 C. 3 danh từ

Câu 9. Dòng nào dưới đây là câu ghép?

A. Trên những cây xoan, cây bàng đang còn ngủ đông, những cành khô bỗng tách vỏ, nảy ra những búp xuân trong như ngọc.

B. Những cây xoan, cây bàng bừng tỉnh giấc, trên những cành khô, những búp xuân trong như ngọc lấp ló hiện ra.

C. Những cây xoan, cây bàng tỉnh giấc, nảy ra những búp xuân trong như ngọc.

Câu 10: Tiếng ăn nào được dựng theo nghĩa gốc?

A. Ăn cưới               B. Ăn cơm           C. Da ăn nắng         D. Ăn ảnh

Câu 11: Từ nào là tính từ?

A. Cuộc vui              B. Vẻ đẹp            C. Giản dị               D. Giúp đỡ

Câu 12: Từ nào khác nghĩa với các từ còn lại?

A. Yên tâm            B. Yên tĩnh            C. Im lìm               D. Vắng lặng

Câu 13: Tục ngữ, thành ngữ nào sau đây không đúng?

A. Không thầy đố mày làm nên.

B. Không biết thì học, muốn giỏi thì hỏi.

C. Lá lành đùm lá rách.

D. Có vào hang cọp mới bắt được cọp.

Câu 14: Dòng nào dưới đây là nhóm từ đồng nghĩa?

A- Lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp loáng, lấp lánh.

B- Vắng vẻ, hiu quạnh, hiu hắt, vắng ngắt, lung linh.

C- Bao la, mênh mông, thênh thang, bát ngát, lấp lánh.

Câu 15: Nhóm nào dưới đây chỉ có danh từ?

A. Niềm vui, học sinh, nỗi nhớ, yêu thương, dễ thương.

B. Niềm vui, học sinh, nỗi nhớ, cuộc vui, sự khó khăn.

C. Nỗi buồn, âu yếm, cuộc vui, nỗi nhớ, học sinh.

Câu 16: Câu văn nào dưới đây là câu ghép?

A. Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ.

B. Mặt đất lầy nhẵn thín, không một ngọn cỏ.

C. Rễ cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất.

Câu 17: Trong chuỗi câu: Rễ cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay ra từ trong thân cây thò ra bám đất. Mặt đất lầy nhẵn thín, không một ngọn cỏ mọc.

A. Dùng từ nối.

B. Lặp từ ngữ.

C. Thay thế từ ngữ.

Câu 18: Từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại?

A. Chăm chỉ            B. Siêng năng          C. Chuyên cần             D. Ngoan ngoãn

Câu 19: Trong câu văn: Vào khoảng cuối tháng ba, các cây sầu đâu ở vùng quê Bắc Bộ đâm hoa và người ta thấy hoa sầu đâu nở như cười.”, tác giả đã sử dụng biện pháp miêu tả nào?

A. So sánh            B. Nhân hoá             C. Cả nhân hoá và so sánh

Câu 20: Từ nào đồng nghĩa với từ đánh động ?

A. Đánh vật           B. Động đậy              C. Báo hiệu

-----------------

Ngoài Đề ôn tập Luyện từ và câu lớp 5 - Đề 6, VnDoc.com mời các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 5 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 5, đề thi học kì 2 các môn học Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử, Địa lý, Tin học chuẩn Bộ Giáo dục và Đào tạo mới nhất luôn được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Luyện từ và câu lớp 5 Sách mới

    Xem thêm