Đề tham khảo thi đánh giá năng lực năm 2025 Đại học Sư Phạm TP.HCM môn Ngữ văn
ĐGNL năm 2025
https://dgnl.hcmue.edu.vn Trang 1/7
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỀ THI MINH HỌA
(Đ
ề
thi có 0
7
trang)
ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆT 2025
Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
Họ, tên thí sinh: ......................................................................................................................................
Số báo danh: ...........................................................................................................................................
PHẦN I: ĐỌC HIỂU
Thí sinh đọc văn bản và lựa chọn một phương án đúng theo yêu cầu từ câu 1 đến câu 5.
Bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng - Thanh Hải và chảy qua sáu quốc gia, sông Mekong
vốn có cơ chế tự điều hòa để nuôi dưỡng mọi sinh vật và duy trì các hệ sinh thái trong mùa hạn
lẫn mùa mưa. Khi con sông vĩ đại này hoạt động bình thường, nước ngọt sẽ dồi dào vào
mùa mưa, chảy từ thượng nguồn ra biển cả, nhưng trước đó không quên ban tặng phù sa
bổ dưỡng cho Đồng bằng sông Cửu Long. Trong mùa khô, lượng nước vẫn còn trong các
hồ lớn, như Biển Hồ của Campuchia, sẽ chảy từ từ về đồng bằng, tiếp tục cuốn trôi nước biển
dù không có giọt mưa nào. Nhưng, ngày càng có nhiều những năm “khó sống”! Gần nhất là
mùa khô lịch sử năm 2019-2020: bắt đầu sớm hơn so với mùa khô của những năm trước,
thời gian hạn mặn kéo dài gấp đôi so với mùa khô năm 2016, theo ghi nhận của Tổng cục
Thủy lợi.
Biến đổi khí hậu làm cho mưa nắng trở nên bất thường nhưng đồng thời, xâm nhập mặn
còn liên quan đến nhiều yếu tố “nhân tai”. Đơn cử là chuyện nước từ thượng nguồn đổ về,
nếu lưu lượng càng giảm, nước mặn sẽ càng tiến sâu vào đất liền. Bức tranh nguyên nhân và
hậu quả được tóm lược như hình sau:
Philip S.J. Minderhoud, “Sụt lún đồng bằng: Hiện trạng lún và dự báo tương lai
ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam”, 2019
https://dgnl.hcmue.edu.vn Trang 2/7
Năm 2020, nông dân trồng lúa ở các tỉnh bị xâm nhập mặn đã bị mất ít nhất 30% sản lượng
thu hoạch do thiếu nước ngọt. Sau thảm họa này, nhiều nông dân đã chuyển sang mô hình
luân canh tôm - lúa. Bên cạnh yếu tố thị trường, nghiên cứu còn chỉ ra rằng: nước mặn trong
vuông tôm sau mùa khô không thể bị nước ngọt “làm sạch” hoàn toàn. Nó tích lũy qua
nhiều năm, thậm chí còn tăng nhanh do lượng mưa suy giảm. Do đó, trớ trêu thay, có thể nói
rằng mô hình tôm - lúa đang dẫn đến một số vấn đề môi trường khác, cuối cùng tăng thêm
thách thức cho người nông dân.
Trong tương lai, nếu xâm nhập mặn trở nên trầm trọng hơn - do mực nước biển dâng cao và
hoạt động gây sụt lún mặt đất của con người, độ mặn có thể sẽ vượt quá khả năng chịu đựng
của loài tôm chăng? Chúng ta có thể cố gắng hết sức để thích ứng với hạn mặn, nhưng việc
giải quyết tận gốc rễ của vấn đề mới giúp ta tránh được các biểu đồ và số liệu tồi tệ hơn.
(Theo Lê My, trích Nước mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long: xưa, nay và mai,
https://tuoitre.vn/nuoc-man-o-dong-bang-song-cuu-long-xua-nay-va-mai-
20240325082732331.htm)
Câu 1: Theo nội dung văn bản trên, sông Mekong bắt nguồn từ đâu?
A. Thái Lan
B. Biển Hồ của Campuchia
C. Cao nguyên Tây Tạng - Thanh Hải
D. Thượng Lào
Câu 2: Tác giả đã chỉ ra nguyên nhân thiên tai nào dưới đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng
xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long?
A. Biến đổi khí hậu
B. Nước mặn lấn sâu vào đất liền
C. Xây thủy điện ở thượng nguồn
D. Thay đổi mục đích sử dụng đất
Câu 3: Theo văn bản trên, việc chuyển đổi từ mô hình trồng lúa sang mô hình luân canh
tôm - lúa ở vùng bị xâm nhập mặn có thể dẫn đến hệ quả gì?
A. Tăng sản lượng lúa hằng năm
B. Tăng cơ hội làm giàu cho nông dân
C. Đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững
D. Tăng thách thức cho người nông dân
Câu 4: Hình minh họa trong văn bản trên có tác dụng gì?
A. Tóm tắt những nội dung chính được trình bày trong văn bản
B. Tóm tắt những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xâm nhập mặn
C. Phân tích chi tiết những biểu hiện của hiện tượng xâm nhập mặn
D. Bổ sung thông tin về hậu quả của hiện tượng xâm nhập mặn
https://dgnl.hcmue.edu.vn Trang 3/7
Câu 5: Thông điệp chính của văn bản trên là gì?
A. Cung cấp thông tin về địa hình của Đồng bằng sông Cửu Long
B. Thể hiện nỗi lo về sự suy giảm sản lượng lúa do xâm nhập mặn
C. Đề xuất việc tìm kiếm giải pháp cho hiện tượng xâm nhập mặn
D. Cảnh báo những nguy cơ dẫn đến hiện tượng biến đổi khí hậu
Thí sinh đọc văn bản và lựa chọn một phương án đúng theo yêu cầu từ câu 6 đến câu 12.
Có ba loại kỹ năng quan trọng trong thế kỷ tới mà nhà trường phải chuẩn bị cho thế hệ trẻ
hôm nay: tạo ra giá trị mới; điều hòa căng thẳng và mâu thuẫn; và cuối cùng là làm việc với
tinh thần trách nhiệm.
Tạo ra giá trị mới đòi hỏi con người tư duy sáng tạo để phát triển những sản phẩm, dịch vụ,
nghề nghiệp, phương pháp, mô hình và cả cách sống mới. Để có thể làm việc được với
những người có nền tảng kiến thức, văn hóa và quan điểm khác mình, ta cần đầu óc rộng mở,
khả năng chấp nhận sự khác biệt, kỹ năng học tập không ngừng và thích nghi với những
bối cảnh mới.
Trong một thế giới mà sự bất bình đẳng đang đe dọa sự tồn vong của mọi xã hội, khả năng
điều hòa những mâu thuẫn và đòi hỏi đa dạng giữa những nhóm có quan điểm và lợi ích
khác nhau sẽ trở nên vô cùng quan trọng. Mọi vấn đề hay giải pháp đều hàm chứa cả những
khía cạnh được và mất, vì thế rất nhiều quyết định phải dựa trên cơ sở chấp nhận đánh đổi.
Hiểu mối tương quan, tác động qua lại giữa những ý tưởng hay logic trái ngược, cân nhắc
cả những quan điểm ngắn hạn và dài hạn, sẽ là đòi hỏi của những năm tháng sắp tới để
con người không đi đến chỗ diệt vong.
Cuối cùng là khả năng chịu trách nhiệm. Xã hội càng phức tạp thì càng khó vận hành
nếu chỉ với các quy định của pháp luật, vì không thể quy định hết được những gì mà mỗi
cá nhân được phép hay không được phép làm. Giáo dục cần chuẩn bị cho người học tinh thần
trách nhiệm, theo nghĩa có khả năng cân nhắc trước hậu quả của mỗi việc mình làm với
người khác, có thể dự đoán rủi ro hay lợi ích mà hành động đó mang lại cho xã hội, chứ không chỉ
cho bản thân và hành động phù hợp với lợi ích chung của xã hội. Đằng sau cách xử sự có
trách nhiệm với xã hội, mỗi chúng ta còn cần nhận thức sâu sắc về sự gắn bó giữa lợi ích và
an toàn của cá nhân với xã hội. Sự trưởng thành về mặt đạo đức, trí tuệ và cảm xúc đòi hỏi
chúng ta tự vấn mọi hành động của mình dưới lăng kính các chuẩn mực xã hội, giá trị, ý nghĩa
và giới hạn. Đó chính là những thứ đã khiến chúng ta trở thành người và phân biệt chúng ta với
máy móc hay trí thông minh nhân tạo. Nó là tiền đề để mỗi cá nhân đạt được năng lực tự
điều chỉnh, tự kiểm soát và thích nghi. Nó trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong một
thế giới mà mức độ tương thuộc ngày càng cao và khả năng tàn phá của con người là ngoài
sức tưởng tượng.
(Theo Phạm Thị Ly, trích Giáo dục và kỹ năng trong nền kinh tế số,
https://cuoituan.tuoitre.vn/giao-duc-va-ky-nang-trong-nen-kinh-te-so1479794.htm)
Đề thi đánh giá năng lực Đại học Sư Phạm TPHCM môn Văn 2025
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Đề tham khảo thi đánh giá năng lực năm 2025 Đại học Sư Phạm TP.HCM môn Ngữ văn để bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu ôn thi kì thi đánh giá năng lực. Bài viết được tổng hợp gồm có 2 phần đọc hiểu và làm văn. Thí sinh làm bài trong thời gian 90 phút. Bài có đáp án chi tiết kèm theo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Đáp án đề thi tham khảo đánh giá năng lực trường Đại học Sư Phạm TP.HCM môn Văn 2025
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | C | A | D | B | C | B | C | D | A | D |
Câu hỏi | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | A | B | A | C | A | B | A | C | A | B |