Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực phần Tư duy định tính - Số 2

Đề ôn thi đánh giá năng lực phần Tư duy định tính

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Bộ câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực phần Tư duy định tính - Số 2 để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu ôn thi đánh giá năng lực nhé. Bài viết tổng hợp gồm có 50 câu hỏi phần Định Tính. Đề có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Bộ câu ôn phần Ngữ Văn - Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ

(Trích Sóng – Xuân Quỳnh - Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)

Câu 51 (TH): Nêu nội dung chính của đoạn thơ

A. Nỗi nhớ thương da diết, khắc khoải của con người đang yêu.

B. Hành trình dẫu ngược...dẫu xuôi của con sóng

C. Con sóng vượt qua mọi thử thách, cách trở của cuộc đời để thuỷ chung với anh.

D. Những cung bậc cảm xúc trong tình yêu và khát vọng của tuổi trẻ.

Câu 52 (TH): Xác định thể thơ của đoạn trích.

A. Thể thơ năm chữ

B. Thể thơ tứ tuyệt

C. Thể thơ lục bát

D. Thể thơ sáu chữ

Câu 53 (TH): Hiệu quả nghệ thuật của cách ngắt nhịp, sự luân phiên bằng trắc trong hai câu thơ in đậm.

A. Tạo nhịp điệu giữa các câu

B. Hai câu thơ như trao đưa giữa những đối cực

C. Thể hiện sự hài hòa, cân đối

D. Gợi khoảng cách gần- xa

Câu 54 (TH): Yếu tố thời gian được gieo trong hai câu thơ Ôi con sóng ngày xưa / Và ngày sau vẫn thế mang lại ý nghĩa gì cho hình tượng sóng và em?

A. Dòng suy ngẫm, liên tưởng của người phụ nữ đang yêu

B. Khát vọng tình yêu mãnh liệt trong trái tim em

C. Tiếp nối, đối lập và khẳng định ý niệm sự vĩnh hằng về sóng.

D. Nỗi nhớ thiết tha, sâu lắng và lòng thuỷ chung, son sắt của người phụ nữ trong tình yêu

Câu 55 (TH): Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ cuối đoạn trích

A. Ẩn dụ

B. So sánh

C. Nhân hóa

D. Hoán dụ

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:

Con yêu quý của cha, suốt mấy tháng qua con vùi đầu vào mớ bài học thật là vất vả. Nhìn con nhiều lúc mệt ngủ gục trên bàn học, lòng cha cũng thấy xót xa vô cùng. Nhưng cuộc đời là như thế con ạ, sống là phải đối diện với những thử thách mà vượt qua nó. Rồi con lại bước vào kì thi quan trọng của cuộc đời mình với biết bao nhiêu khó nhọc. Khi con vào trường thi, cha chỉ biết cầu chúc cho con được nhiều may mắn để có thể đạt được kết quả tốt nhất. Quan sát nét mặt những vị phụ huynh đang ngồi la liệt trước cổng trường, cha thấy rõ được biết bao nhiêu là tâm trạng lo âu, thổn thức, mong ngóng…của họ. Điều đó là tất yếu vì những đứa con luôn là niềm tự hào to lớn, là cuộc sống của bậc sinh thành.

Con đã tham dự tới mấy đợt dự thi để tìm kiếm cho mình tấm vé an toàn tại giảng đường đại học. Cái sự học khó nhọc không phải của riêng con mà của biết bao bạn bè cùng trang lứa trên khắp mọi miền đất nước. Ngưỡng cửa đại học đối với nhiều bạn là niềm mơ ước, niềm khao khát hay cũng có thể là cơ hội đầu đời, là bước ngoặt của cả đời người. Và con của cha cũng không ngoại lệ, con đã được sự trải nghiệm, sự cạnh tranh quyết liệt đầu đời. Từ nay cha mẹ sẽ buông tay con ra để con tự do khám phá và quyết định cuộc đời mình. Đã đến lúc cha mẹ lui về chỗ đứng của mình để thế hệ con cái tiến lên. Nhưng con hãy yên tâm bên cạnh con cha mẹ luôn hiện diện như những vị cố vấn, như một chỗ dựa tinh thần vững chắc bất cứ khi nào con cần tới.

(Trích “Thư gửi con mùa thi đại học”, trên netchunetnguoi.com)

Câu 56 (TH): Nêu ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ?

A. Tự sự.

B. Biểu cảm.

C. Miêu tả.

D. Tự sự, miêu tả, biểu cảm

Câu 57 (TH): Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

A. Sinh hoạt

B. Báo chí

C. Nghệ thuật

D. Chính luận

Câu 58 (TH): Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

A. Sự thấu hiểu, tình yêu thương và lời động viên khích lệ của cha dành cho những nỗ lực của con.

B. Những gian lao của mẹ khi hi sinh cho con của cha dành cho những nỗ lực của con.

C. Sự thấu hiểu và tình yêu thương, sẵn sàng sẻ chia của người cha trước những vất vả của con trước ngưỡng cửa thi đại học.

D. Lời động viên, khích lệ, tin tưởng của cha dành cho những nỗ lực của con.

Câu 59 (TH): Chỉ ra biện pháp tu từ chính được sử dụng trong câu: Điều đó là tất yếu vì những đứa con luôn là niềm tự hào to lớn, là cuộc sống của bậc sinh thành.

A. Điệp từ

B. Ẩn dụ

C. Nói quá

D. Nhân hóa

Câu 60 (TH): Chỉ ra biện pháp tu từ chính được sử dụng trong câu: Nhưng con hãy yên tâm bên cạnh con cha mẹ luôn hiện diện như những vị cố vấn, như một chỗ dựa tinh thần vững chắc bất cứ khi nào con cần tới.

A. Liệt kê

B. Hoán dụ

C. So sánh

D. Điệp cấu trúc

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:

“Đọc, trong nghĩa đó là một trò chơi. Nơi mỗi người đọc có ba nhân vật chồng lên nhau, tác động lên nhau. Một là người đọc bằng xương bằng thịt, hai chân đụng đất, vẫn còn ý thức liên hệ với thế giới bên ngoài. Hai là, người đọc bị lôi cuốn, đang ngao du trong thế giới tưởng tượng của cảm xúc. Đó là người đang chơi. Ba là, người đọc suy tư, đưa vào trò chơi sự chú ý, sự suy nghĩ, sự phán đoán của tri thức. Đó là phút giây của trí tuệ có khả năng đưa người đọc lùi ra khỏi bài văn, mở một khoảng cách để diễn dịch. Người đọc vẫn ý thức rằng mình đang chơi nhưng biết phán đoán. Ba tay chơi là một trong việc đọc, chơi với nhau một trò chơi tinh tế khiến người đọc vừa bị lôi cuốn vừa biết dừng lại, vừa tham dự vừa cách biệt với bài văn. Tư thế của người đọc văn là vậy: tham dự và cách biệt qua lại không đứt quãng.”

(Trích “Chuyện trò” – Cao Huy Thuần, NXB Trẻ, 2013)

Câu 61 (TH): Xác định thao tác lập luận chính trong đoạn văn?

A. Bác bỏ

B. Phân tích

C. Lập luận

D. Nghị luận.

Câu 62 (TH): Đoạn văn được viết theo kiểu nào?

A. Diễn dịch

B. Quy nạp

C. Không theo kiểu nào

D. Tổng phân hợp

Câu 63 (TH): Nêu nội dung chính của văn bản.

A. Người đọc bị lôi cuốn, đang ngao du trong thế giới tưởng tượng của cảm xúc.

B. Đọc, trong nghĩa đó là một trò chơi.

C. Cách đọc, tư thế của một người đọc văn thật sự.

D. Người đọc suy tư.

Câu 64 (TH): Biện pháp tu từ chính được thể hiện trong văn bản.

A. Nhân hóa

B. Liệt kê

C. Nói giảm

D. Hoán dụ

Câu 65 (TH): Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

A. Chính luận

B. Nghệ thuật

C. Khoa học

D. Báo chí

Mời bạn đọc cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

ĐGNL Quốc gia Hà Nội

Xem thêm
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
Mã QR Code
Đóng