Bộ câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực phần Tư duy định tính - Số 14
Đề ôn thi đánh giá năng lực phần Tư duy định tính
Bộ câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực phần Tư duy định tính - Số 14 là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể trau dồi, luyện tập nội dung kiến thức để chuẩn bị thật tốt cho kì thi đánh giá năng lực sắp tới nhé. Bài viết tổng hợp gồm có 50 câu hỏi phần Định Tính. Đề có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Bộ câu ôn phần Ngữ Văn - Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:
Hỡi đồng bào cả nước,
Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
(Trích Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 1)
Câu 51 (NB): Nêu những ý chính của văn bản.
A. Trích dẫn bản “Tuyên ngôn độc lập” của người Mỹ ( 1776) và Trích dẫn bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của cách mạng Pháp (1791)
B. Trích dẫn bản “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của cách mạng Pháp (1791)
C. Trích dẫn bản “Tuyên ngôn độc lập” của người Mỹ ( 1776)
D. Khẳng định quyền được hưởng tự do , độc lập; sự thật đã được tự do độc lập và quyết tâm bảo vệ nền tự do, độc lập ấy của dân tộc Việt Nam
Câu 52 (NB): Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
A. Báo chí
B. Chính luận
C. Nghệ thuật
D. Hành chính
Câu 53 (NB): Việc dùng từ “Suy rộng ra” có ý nghĩa như thế nào?
A. Bác bỏ luận điệu xảo trá của thực dân Pháp trước dư luận thế giới. Thuyết phục Đồng minh nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới ủng hộ nền độc lập của Việt Nam.
B. Ra sức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
C. Từ quyền bình đẳng, tự do của con người, Hồ Chí Minh suy rộng ra về quyền đẳng, tự do của các dân tộc.
D. Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mĩ, Pháp nhằm đề cao giá trị tư tưởng nhân đạo và văn minh nhân loại, tạo tiền đề cho những lập luận tiếp theo.
Câu 54 (NB): Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích là gì?
A. Phương thức biểu đạt tự sự
B. Phương thức biểu đạt nghị luận
C. Phương thức biểu đạt miêu tả
D. Phương thức biểu đạt biểu cảm
Câu 55 (VD): Biện pháp tu từ chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?
A. Liệt kê
B. Ẩn dụ
C. Hoán dụ
D. Nói giảm, nói tránh
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:
“Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.”
(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn...- Phạm Lữ Ân)
Câu 56 (NB): Nêu ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ?
A. Biểu cảm
B. Tự sự
C. Nghị luận
D. Miêu tả
Câu 57 (NB): Xác định câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn.
A. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn
B. Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một.
C. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn.
D. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon
Câu 58 (TH): Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Điệp ngữ
Câu 59 (TH): Chỉ ra điểm giống nhau về cách lập luận trong 4 câu đầu của đoạn trích.
A. Cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.
B. Đưa ra giả định về sự không có mặt của yếu tố thứ nhất để từ đó khẳng định sự có mặt mang tính chất thay thế của yếu tố thứ hai.
C. Chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
D. Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.
Câu 60 (VD): Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua đoạn văn là gì?
A. Sức mạnh của bản thân với cuộc sống con người. Đó là điều kiện tiên quyết để khẳng định giá trị của bản thân.
B. Con người cần biết giữ gìn bảo vệ không để những thử thách khó khăn trong cuộc sống làm nhụt chí.
C. Không được định giá người khác khi chưa thấu hiểu họ bởi giá trị là sự tích lũy dài lâu, không phải ngày một ngày hai mà tạo ra
D. Mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:
Có mấy ai nhận ra rằng khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện tại mà chúng ta đang sống? Cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thử thách, khó khăn và nghịch cảnh. Cách thích ứng tốt nhất với cuộc sống này là chấp nhận thực tế và tin vào chính mình. Tự bản thân mỗi chúng ta, trong bất kì hoàn cảnh nào, phải biết cảm nhận và tự tìm lấy niềm hạnh phúc cho riêng mình. Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn. Đừng đợi đến khi bạn thật rảnh rỗi hay đến lúc tốt nghiệp ra trường, đừng đợi đến khi kiếm được thật nhiều tiền, thành đạt, có gia đình, hoặc đến khi được nghỉ hưu mới thấy đó là lúc bạn được hạnh phúc. Đừng đợi đến mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, hay mùa đông rồi mới cảm thấy hạnh phúc. Đừng đợi tia nắng ban mai hay ánh hoàng hôn buông xuống mới nghĩ là hạnh phúc. Đừng đợi đến những chiều thứ bảy, những ngày cuối tuần, ngày nghỉ, ngày sinh nhật hay một ngày đặc biệt nào mới thấy đó là ngày hạnh phúc của bạn. Tại sao không phải lúc này? Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình. Hãy trân trọng từng khoảnh khắc quý giá trên chuyến hành trình ấy. Hãy dành thời gian quan tâm đến người khác và luôn nhớ rằng, thời gian không chờ đợi một ai!
(Trích Hạt giống tâm hồn, NXB Văn học, 2012)
Câu 61 (NB): Xác định thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích trên.
A. Phân tích
B. Bác bỏ
C. Chứng minh
D. Bình luận
Câu 62: Anh/ Chị hiểu thế nào về câu nói: “Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình.”?
A. Cần “tin vào chính mình”, tin vào nghị lực, tài năng, lòng can đảm, sức mạnh và sự tự tin đều tiềm ẩn bên trong con người có đủ khả năng vượt qua những khó khăn ấy.
B. Cần phải chủ động nắm bắt cuộc sống của mình và đón nhận những hạnh phúc đời thường vì có thể nó sẽ vụt mất bất cứ lúc nào.
C. Cuộc sống có nhiều thử thách, khó khăn và nghịch cảnh; thời gian không chờ đợi một ai.
D. Hạnh phúc là những trải nghiệm cuộc đời trần thế, không tự nhiên mà có, hạnh phúc phải kiếm tìm, phải trải qua gian khó mới có được.
Câu 63 (VD): Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Đừng đợi đến mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, hay mùa đông rồi mới cảm thấy hạnh phúc.
A. So sánh
B. Liệt kê
C. Điệp ngữ
D. Ẩn dụ
Câu 64 (TH): Vì sao tác giả cho rằng: “khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện tại mà chúng ta đang sống”?
A. Vì cần phải nâng niu từng phút giây của cuộc sống để nắm bắt chọn vẹn hạnh phúc.
B. Vì cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thử thách, khó khăn; thời gian không chờ đợi một ai.
C. Vì chúng ta chỉ được sống một lần trên đời
D. Vì tuổi trẻ cần phải nỗ lực hết mình để theo đuổi những đam mê, hoài bão để thành công.
Câu 65 (NB): Nêu ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ?
A. Biểu cảm
B. Tự sự
C. Nghị luận
D. Miêu tả
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 66 đến 70:
Trên bãi cát những người lính đảo
Ngồi ghép nhau bao nỗi nhớ nhà
Chiều áo rộng vài vạt mây hờ hững
Họ cứ ngồi như chum vại hứng mưa
…
Đảo tái cát
Khóc oan hồn trôi dạt
Tao loạn thời bình
Gió thắt ngang cây.
…
Đất hãy nhận những đứa con về cội
Trong bao dung bóng mát của người
Cay hãy gọi bàn tay về hái quả
Võng gọi về nghe lại tiếng à ơi
…
À ơi tình cũ nghẹn lời
Tham vàng bỏ ngãi kiếp người mong manh.
(Lời sóng 4, trích Trường ca Biển, Hữu Thỉnh, NXB Quân đội nhân dân, 1994)
Câu 66 (TH): Xác định thể thơ của đoạn thơ trên.
A. Thể thơ thất ngôn
B. Thể thơ tự do
C. Thế thơ lục ngôn
D. Thể thơ ngũ ngôn
Câu 67 (TH): Cuộc sống của người lính đảo được nhà thơ tái hiện qua những chi tiết, hình ảnh nào?
A. Bãi cát, gió, cây
B. Đảo tái cát, bãi gió cát, oan hồn trôi dạt
C. Chiếc áo, chum vại
D. Đứa con, quả, vàng
Mời các bạn cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung nhé