Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực phần Tư duy định tính - Số 4

Đề ôn thi đánh giá năng lực phần Tư duy định tính

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Bộ câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực phần Tư duy định tính - Số 4 để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp gồm có 50 câu hỏi phần Định Tính. Đề có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi đánh giá năng lực nhé.

Bộ câu hỏi ôn phần Ngữ Văn - Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó...”

(Trích đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 1, trang 120)

Câu 51: Nội dung chính của đoạn thơ dưới đây là:

A. Tư tưởng Đất Nước của nhân dân

B. Cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, với đất nước.

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

D. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 52: Câu thơ “Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” gợi nhớ đến truyện dân gian nào?

A. Cây tre trăm đốt

B. Thánh Gióng

C. Tấm Cám

D. Sự tích chàng Trương

Câu 53: Với câu thơ “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn ” Nguyễn Khoa Điềm chủ yếu muốn thể hiện điều gì?

A. Ca ngợi những người bà nhân từ mang hồn của dân tộc.

B. Thể hiện hình ảnh bà

C. Nhắc lại truyện cổ tích trầu cau.

D. Đưa ra lý giải về nguồn gốc của đất nước

Câu 54: Câu thơ nào dưới đây có sử dụng thành ngữ?

A. Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể

B. Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

C. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

D. Cái kèo, cái cột thành tên

Câu 55: Biện pháp nghệ thuật nổi bật được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên:

A. Liệt kê

B. Nhân hóa

C. Ẩn dụ

D. So sánh

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:

[…] Khi bạn tức giận, bản lĩnh thể hiện khi chúng ta biết kiềm chế cảm xúc chứ không phải là hành động nông nổi. Bản lĩnh không kiểm soát được thì chỉ là sự liều lĩnh. Bên cạnh đó, nếu bản lĩnh của chúng ta làm người khác phải khó chịu thì chúng ta đã thất bại. Vì bản lĩnh đó chỉ phục vụ cá nhân mà ta không hướng đến mọi người. Bản lĩnh đúng nghĩa. Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà. Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai, bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm… Điều thứ bavô cùng quan trọng chính là khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau đồi cùng với vốn tri thức, trải nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này. Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn.

(Trích “Xây dựng bản lĩnh cá nhân” – Nguyễn Hữu Long, http://tuoitre.vn, ngày 14/05/2012)

Câu 56: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

A. Tự sự.

B. Miêu tả.

C. Biểu cảm.

D. Nghị luận.

Câu 57: Theo tác giả, bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi nào?

A. Khi bạn dám nghĩ dám làm.

B. Khi bạn biết ngưỡng mộ người khác.

C. Khi bạn biết đạt ra mục tiêu và phương pháp đạt được mục tiêu đó.

D. Khi bạn có thái độ sống tốt.

Câu 58: Câu văn “Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà” sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. Nhân hóa

B. So sánh

C. Điệp ngữ

D. Nói quá

Câu 59: Theo tác giả, sự mạnh yếu của một người phụ thuộc vào điều gì?

A. Kỹ năng của người đó

B. Hiểu biết của người đó

C. Khả năng của người đó

D. Tri thức của người đó

Câu 60: Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

A. Phong cách báo chí

B. Phong cách chính luận

C. Phong cách nghệ thuật

D. Phong cách sinh hoạt

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:

Chúng ta ai cũng khao khát thành công. Tuy nhiên, mỗi người định nghĩa thành công theo cách riêng. Có người gắn thành công với sự giàu có về tiền bạc, quyền lực, tài cao học rộng; có người lại cho rằng một gia đình êm ấm, con cái nên người là thành công…Chung quy lại, có thể nói thành công là đạt được những điều mong muốn, hoàn thành mục tiêu của mình.

Nhưng nếu suy ngẫm kĩ, chúng ta sẽ nhận ra rằng thật ra, câu hỏi quan trọng không phải là “Thành công là gì?” mà là “Thành công để làm gì?”. Tại sao chúng ta lại khao khát thành công? Suy cho cùng, điều chúng ta muốn không phải bản thân ta thành công mà là cảm giác mãn nguyện và dễ chịu mà thành công đem lại, khi chúng ta đạt được mục tiêu của mình. Chúng ta nghĩ rằng đó chính là hạnh phúc. Nói cách khác, đích cuối cùng mà chúng ta nhắm tới là hạnh phúc, còn thành công chỉ là phương tiện.

Quan niệm cho rằng thành công sẽ giúp chúng ta hạnh phúc hơn chỉ là sự ngộ nhận, ảo tưởng.

Bạn hãy để hạnh phúc trở thành nền tảng cuộc sống, là khởi nguồn giúp bạn thành công hơn chứ không phải điều ngược lại. Đó chính là “bí quyết” để bạn có một cuộc sống thực sự thành công.

(Theo Lê Minh, http://songhanhphuc.net)

Câu 61: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?

A. Miêu tả.

B. Biểu cảm.

C. Tự sự.

D. Nghị luận.

Câu 62: Theo tác giả, thành công là gì?

A. Là có thật nhiều tài sản giá trị.

B. Là đạt được những điều mong muốn, hoàn thành mục tiêu của mình.

C. Là được nhiều người biết đến.

D. Là được sống như mình mong muốn.

Câu 63: Theo tác giả, đích cuối cùng mà chúng ta nhắm tới là gì?

A. Hạnh phúc.

B. Tiền bạc.

C. Danh tiếng.

D. Quyền lợi.

Câu 64: Xác định biện pháp tu từ trong câu văn sau: “Có người gắn thành công với sự giàu có về tiền bạc, quyền lực, tài cao học rộng; có người lại cho rằng một gia đình êm ấm, con cái nên người là thành công…”

A. So sánh.

B. Nhân hóa.

C. Liệt kê.

D. Ẩn dụ.

Câu 65: Thông điệp được rút ra từ đoạn trích?

A. Cần chịu khó học hỏi, trau dồi kiến thức.

B. Chấp nhận thử thách để sống ý nghĩa.

C. Thành công là có được những thứ ta mong muốn.

D. Bí quyết để có cuộc sống thành công thực sự.

Mời các bạn cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

ĐGNL Quốc gia Hà Nội

Xem thêm
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
Mã QR Code
Đóng