Bộ câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực phần Tư duy định tính - Số 10
Đề ôn thi đánh giá năng lực phần Tư duy định tính
Bộ câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực phần Tư duy định tính - Số 10 được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu ôn thi kì thi đánh giá năng lực sắp tới nhé. Bài viết tổng hợp gồm có 50 câu hỏi phần Định Tính. Đề có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Bộ câu ôn phần Ngữ Văn - Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:
Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mị tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được rồi, lúc đó bố con thống lý sẽ đổ là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy. Mị chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, nhưng làm sao Mị cũng không thấy sợ...Trong nhà tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủ biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ thở phè từng hơi, như rắn thở, không biết mê hay tỉnh.Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi đi..." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.
Mị đứng lặng trong bóng tối.
Trời tối lắm. Mị vẫn băng đi. Mỵ đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc.
(Trích Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 2)
Câu 51 (NB): Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì?
A. Thể hiện tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài sang Phiềng Sa.
B. Thể hiện hành động của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài sang Phiềng Sa.
C. Thể hiện tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài sang Phiềng Sa.
D. Thể hiện niềm tin của nhân vật Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài sang Phiềng Sa.
Câu 52 (TH): Nêu ý nghĩa của đoạn văn trên.
A. Niềm khát khao sống và khát khao tự do của nhân vật Mị.
B. Thể hiện sức sống tiềm tàng của nhân vật: Mị cứu A Phủ cũng đồng nghĩa với việc Mị tự cứu lấy chính bản thân mình.
C. Ca ngợi những phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ miền núi nói riêng và những người phụ nữ Việt Nam nói chung.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 53 (VD): Xác định ý nghĩa nghệ thuật của hình ảnh cái cọc và dây mây trong văn bản?
A. Ý nghĩa tả thực
B. Ý nghĩa tượng trưng
C. Ý nghĩa tả thực, ý nghĩa tượng trưng
D. Không mang ý nghĩa
Câu 54 (TH): Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích là gì?
A. Phương thức biểu đạt tự sự
B. Phương thức biểu đạt nghị luận
C. Phương thức biểu đạt miêu tả
D. Phương thức biểu đạt biểu cảm
Câu 55 (TH): Các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn thơ trên:
A. rón rén, nhắm mắt, thì thào
B. rón rén, khuỵu xuống, hốt hoảng
C. rón rén, hốt hoảng, thì thào
D. hốt hoảng, thì thào
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:
Mỗi người trên thế giới đều là những người khách bộ hành, mỗi ngày đều bước đi một cách chủ động hoặc bị động trên con đường mình đã chọn…..
Cuộc đời không chỉ là con đường đi khó, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do người khác tạo ra, gặp phải sự tấn công của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh. Bất luận gian khổ thế nào, chỉ cần chúng ta còn sống, chúng ta còn phải đối mặt. Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn….
Trước muôn vàn lối rẽ, không ai có được bản đồ trong tay, cũng không phải ai cũng có kim chỉ nam dẫn đường, tất cả đều phải dựa vào phán đoán và lựa chọn của bản thân. Nếu bạn rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất phát điểm sẽ bị rút ngắn ngược lại, nếu rẽ đúng, con đường phía trước sẽ bằng phẳng, rộng rãi.
(Trích Bí quyết thành công của BillGates, Khẩm Sài Nhân, NXB Hồng Đức)
Câu 56: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn bản trên.
A. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
B. Phong cách ngôn ngữ chính luận
C. Phong cách ngôn ngữ báo chí
D. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Câu 57 (VD): Chỉ ra biện pháp tu từ chính được sử dụng trong câu: “Cuộc đời không chỉ là con đường đi khó, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do người khác tạo ra, gặp phải sự tấn công của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh”.
A. Hoán dụ
B. Nhân hóa
C. Liệt kê
D. Đảo ngữ
Câu 58 (TH): Anh/Chị hiểu như thế nào về câu nói: “Nếu bạn rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất phát điểm sẽ bị rút ngắn ngược lại, nếu rẽ đúng, con đường phía trước sẽ bằng phẳng, rộng rãi.”
A. Trong cuộc sống nếu ta lựa chọn sai hướng đi sẽ khó có thể đi đến thành công, ngược lại nếu có quyết định lựa chọn đúng đắn sẽ mang đến những kết quả, thành công tốt đẹp.
B. Cuộc sống không phải bao giờ cũng thuận lợi, suôn sẻ, mà luôn có những khó khăn, thử thách vì vậy mỗi người cần trân trọng những phút giây mình đang có.
C. Cuộc sống có muôn vàn khó khăn thử thách, chúng ta không thể chọn cách trốn tránh mãi được mà cần phải đối mặt, đương đầu để vượt qua.
D. Trong cuộc đời sẽ phải trải qua rất nhiều khó khăn, vấp ngã, thậm chí thất bại nhưng khi còn sống, còn hơi thở thì ta không ngừng nỗ lực, cố gắng.
Câu 59 (TH): Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích là gì?
A. Phương thức biểu đạt tự sự
B. Phương thức biểu đạt nghị luận
C. Phương thức biểu đạt miêu tả
D. Phương thức biểu đạt biểu cảm
Câu 60 (VD): Theo tác giả, mỗi người trên thế giới này được liên tưởng với điều gì?
A. Mỗi người trên thế giới được liên tưởng với những người khách bộ hành đi trên con đường mà mình đã chọn.
B. Mỗi người trên thế giới được liên tưởng với những những hố sâu do người khác tạo ra.
C. Mỗi người trên thế giới được liên tưởng với thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh.
D. Mỗi người trên thế giới được liên tưởng với những kim chỉ nam dẫn đường, tất cả đều phải dựa vào phán đoán và lựa chọn của bản thân.
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:
Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy
Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh
Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?
Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta
Ai trong đời cũng có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Đâu chỉ dành cho một riêng ai.
(Tự sự - Lưu Quang Vũ)
Câu 61 (VD): Ý nào sau đây KHÔNG nêu được ý nghĩa của bài thơ?
A. Con người có trải qua thử thách mới hiểu rõ chính mình và trưởng thành hơn.
B. Muốn có được hạnh phúc phải tự mình nỗ lực vươn lên.
C. Cần biết nâng niu, trân trọng những cái nhỏ bé trong cuộc sống thì mới có được hạnh phúc lớn lao.
D. Bản chất cuộc đời là không đơn giản, là một ngã rẽ.
Câu 62: Phương thức biểu đạt nào sau đây KHÔNG được sử dụng trong bài?
A. Phương thức biểu đạt miêu tả
B. Phương thức biểu đạt biểu cảm
C. Phương thức biểu đạt nghị luận
D. Phương thức biểu đạt nghị luận và biểu cảm
Câu 63 (NB): Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ đầu của văn bản: Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy
Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh
Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.
A. Điệp ngữ, đối lập, liệt kê
B. Nhân hóa, ẩn dụ
C. Điệp ngữ, so sánh
D. Nhân hóa, đối lập, điệp ngữ
Câu 64 (TH): Hình ảnh "đường đời trơn láng" đã thể hiện điều gì?
A. Không gục ngã trước khó khăn, trước phi lý bất công.
B. Cuộc sống quá bằng phẳng, yên ổn, không có trở ngại, khó khăn.
C. Cuộc sống có nhiều khó khăn, trở ngại.
D. Cuộc sống phải biết chấp nhận, biết nhìn đời bằng con mắt lạc quan.
Câu 65 VDC: Nêu ý nghĩa của hai câu thơ:
"Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm”
A. Con người có trải qua thử thách mới chinh phục được đến đích.
B. Cuộc sống có nhiều khó khăn, trở ngại.
C. Khi đứng trước cái “méo mó” của nhân sinh, cần có thái độ tích cực, chủ động, lạc quan.
D. Cuộc sống biết cho đi thì mới được nhận lại
Mời các bạn cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung nhé