Bộ câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực phần Tư duy định tính - Số 13
Đề ôn thi đánh giá năng lực phần Tư duy định tính
Bộ câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực phần Tư duy định tính - Số 13 được VnDoc.com tổng hợp gồm có 50 câu hỏi phần Định Tính. Đề có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi đánh giá năng lực sắp tới nhé.
Bộ câu ôn phần Ngữ Văn - Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:
Đất là nơi anh đến trường
Nước là nơi em tắm
Đất Nước là nơi ta hò hẹn
Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
(Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 1)
Câu 51 (TH): Đoạn trích trên được trích trong tập thơ nào?
A. Mặt trường khát vọng
B. Mặt đường khát vọng
C. Mặt trời khát vọng
D. Ánh sáng và phù sa
Câu 52 (TH): Câu thơ nào dưới đây được lấy cảm hứng từ ca dao?
A. Đất Nước là nơi ta hò hẹn
B. Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”
C. Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
D. Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”
Câu 53 (TH): Cụm từ “Đất Nước” viết hoa thể hiện điều gì?
A. Thể hiện nét đặc sắc nghệ thuật
B. Thể hiện sự trân trọng
C. Ca ngợi vẻ đẹp
D. Thể hiện lòng biết ơn.
Câu 54 (TH): Đất Nước trong đoạn trích trên được định nghĩa bằng cách nào?
A. Định nghĩa thông qua những điều gần gũi nhất.
B. Định nghĩa bằng cách viện dẫn các sự kiện lịch sử
C. Định nghĩa thông qua cái nhìn văn hóa
D. Định nghĩa bằng cách chia tách hai thành tố Đất và Nước
Câu 55 (NB): Phong cách ngôn ngữ nào được sử dụng trong văn bản trên?
A. Báo chí
B. Chính luận
C. Nghệ thuật
D. Sinh hoạt
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 56 đến 60:
“Ta đã lớn lên rồi trong khói lửa
Chúng nó chẳng còn mong được nữa
Chặn bàn chân một dân tộc anh hùng
Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn
Đã bước dưới mặt trời cách mạng.
Những bàn chân của Hóc Môn, Ba Tơ, Cao Lạng
Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu
Những bàn chân đã vùng dậy đạp đầu
Lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp!
Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp,
Rắn như thép, vững như đồng.
Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp
Cao như núi, dài như sông
Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!”
(Trích “Ta đi tới”, Tố Hữu)
Câu 56 (NB): Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên.
A. Tự sự
B. Nghị luận
C. Miêu tả
D. Biểu cảm
Câu 57 (TH): Nêu ý nghĩa nội dung của đoạn thơ trên.
A. Tuổi thơ lớn lên từ trong bom đạn
B. Thiên nhiên Việt Nam tươi đẹp và hùng vĩ
C. Ý chí kiên cường của nhân dân
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 58 (NB):
“Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp,
Rắn như thép, vững như đồng.
Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp
Cao như núi, dài như sông
Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!”
Trong 5 câu thơ trên của đoạn thơ, tác giả sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ gì?
A. So sánh
B. Nhân hóa
C. Ẩn dụ
D. Nói giảm nói tránh
Câu 59 (TH): Biện pháp tu từ trong khổ thơ trên có tác dụng gì?
A. Đề cao sự hùng vĩ của thiên nhiên
B. Tạo nhịp điệu cho câu thơ
C. Nhấn mạnh sức mạnh của nhân dân ta
D. Làm cho sự vật, sự việc giống như con người
Câu 60 (TH): Ý nghĩa của hai câu thơ:
“Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn
Đã bước dưới mặt trời cách mạng.”
A. Đất nước ta trù phú, tươi đẹp
B. Đất nước ta văn minh, phát triển
C. Đất nước ta đã tìm thấy chân lí cho mình
D. Tất cả các đáp án trên
Đọc bài thơ sau và trả lời những câu hỏi từ câu 61 đến 65:
Tóc mẹ nở hoa
Như vòng tay mẹ
Đà Lạt ôm tôi vào lòng
Màu đất đỏ tự ngàn xưa thắm lại
Nhắc một thời máu lửa cha ông…
Ở nơi đây!
Mỗi mái nhà đều là kỷ niệm
Rêu lên màu trên nửa vầng trăng
Bậc thềm xưa. Mẹ chờ cha vò võ
Chiều sương giăng, súng nổ sau đồi
Tháng ba ấy cha đi không trở lại
Mùa xuân. Tia chớp xé ngang trời
Đêm mùng mười cha ngã giữa Ban Mê
Đất bazan đỏ bừng… Lửa cháy
Ở phía đó cha đã không kịp thấy
Một tháng tư. Đà Lạt yên bình
Bốn mươi năm! Mảnh vườn cũ hồi sinh
Mùa cúc nở hoa. Mùa hồng thay áo
Đóa dã quỳ giấu vào lòng cơn nắng
Mẹ một mình lặng lẽ… Thờ cha
Bốn mươi mùa tóc mẹ nở hoa
Những nụ trắng như tuổi xuân gói lại
Những cánh trắng khắp núi đồi mê mải
Lất phất bay, nâng bước chân ngày.
(Chiến dịch Tây Nguyên tháng 3/1975)
(Lê Hòa, trích từ báo Sài Gòn giải phóng, ngày 14/05/2017)
Câu 61 (NB): Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
A. Tự sự
B. Miêu tả
C. Thuyết minh
D. Biểu cảm
Câu 62 (NB): Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ sau: Như vòng tay mẹ Đà Lạt ôm tôi vào lòng
A. Điệp từ, nhân hóa, so sánh
B. Hoán dụ, nói quá, điệp từ
C. So sánh, nhân hóa, ẩn dụ
D. So sánh, nhân hóa
Câu 63 (TH): Tình cảm nào của nhân vật trữ tình dành cho mẹ được thể hiện qua khổ thơ cuối?
A. Yêu thương
B. Kính trọng, biết ơn
C. Lo sợ màu thời gian vô thường
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 64 (TH): Từ “vò võ” trong bài thơ thể hiện ý nghĩa gì?
A. Sự ồn ào của không gian
B. Sự mỏi mệt của con người
C. Sự khắc khoải, mong ngóng, đợi chờ
D. Tất cả các phương án trên
Mời các bạn cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung nhé