Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực phần Khoa học - Số 27

Đề ôn thi đánh giá năng lực phần Khoa học

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Bộ câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực HSA phần Khoa học - Số 27 để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết gồm có 50 câu hỏi trắc nghiệm phần Khoa học. Đề có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi đánh giá năng lực sắp tới nhé.

Bộ câu ôn phần Khoa hoc - Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội

Câu 101 (NB): Trận đánh gây tiếng vang lớn trong phong trào kháng chiến chống Pháp của quân dân ta từ năm 1873 - 1874 là

A. Thắng lợi của quân dân ta trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất.

B. Thắng lợi của quân dân ta trong trận Cầu Giấy lần thứ hai.

C. khởi nghĩa của Trương Định tiếp tục giành thắng lợi gây cho Pháp khó khăn.

D. chiến công của Nguyễn Trung Trực trên sông Vàm Cỏ Đông.

Câu 102 (NB): Phe liên minh do các nước đế quốc lập ra trong chiến tranh thế giới I (1914-1918) gồm những nước nào?

A. Anh, Pháp, Mĩ và Nga.

B. Đức cùng Áo – Hung và I-ta-li-a.

C. Đức cùng Áo – Hung và Nhật Bản.

D. Anh, Pháp, Mĩ và Liên Xô.

Câu 103 (NB): Mục tiêu cốt lõi của Trung Quốc khi tiến hành công cuộc cải cách mở của (từ năm 1978) là gì?

A. Lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Mao Trạch Đông làm nền tảng.

B. Biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.

C. Xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân mang đặc sắc Trung Quốc.

D. Đưa Trung Quốc trở thành nước có nền kinh tế phát trển nhất thế giới.

Câu 104 (VD): Ý nghĩa then chốt của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỷ XX là gì?

A. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.

B. Tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa khổng lồ.

C. Đưa loài người chuyển sang nền văn minh trí tuệ.

D. Sự giao lưu, hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng.

Câu 105 (VD): Trong quá trình triển khai chiến lược toàn cầu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, Mĩ đã đạt được một số thành công nhất định, ngoại trừ:

A. Thắng lợi trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh chống Irắc (1990 - 1991).

B. Thực hiện được các chiến lược toàn cầu, qua nhiều đời tổng thống.

C. Hất cẳng Pháp, Anh ra khỏi khu vực chiến lược ở Đông Nam Á.

D. Đạt một số kết quả trong “cách mạng nhung” ở các nước Châu Âu, Liên Xô.

Câu 106 (TH): Nội dung nào sau đây không phải là tác động của chương trình khai thác lần hai đến kinh tế Việt Nam?

A. Nền kinh tế Việt Nam phát triển độc lập tự chủ.

B. Nền kinh tế Việt Nam phát triển thêm một bước nhưng bị kìm hãm và lệ thuộc kinh tế Pháp.

C. Nền kinh tế Việt Nam lạc hậu, phụ thuộc vào Pháp.

D. Việt Nam trở thành thị trường độc chiếm của Pháp.

Câu 107 (NB): Ngày 9/11/1946, Quốc hội khóa 1 nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thông qua

A. danh sách Ủy ban hành chính các cấp.

B. danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến.

C. bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam mới.

D. danh sách Hội đồng nhân dân các cấp.

Câu 108 (TH): Yếu tố nào không dẫn đến sự xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông - Tây (đầu những năm 70 của thế kỷ XX)?

A. Sự gia tăng mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa. B. Sự cải thiện quan hệ giữa Liên Xô và Mỹ. C. Sự bất lợi do tình trạng đối đầu giữa hai phe. D. Yêu cầu hợp tác giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 110:

Bước vào mùa xuân năm 1968, xuất phát từ nhận định so sánh lực lượng đã thay đổi có lợi cho ta sau hai mùa khô, đồng thời lợi dụng mâu thuẫn ở Mỹ trong năm bầu cử tổng thống (1968), ta chủ trương mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên toàn miền Nam, trọng tâm là các đô thị, nhằm tiêu diệt một bộ phận lực lượng quân Mĩ, quân đồng minh, đánh đòn mạnh vào chính quyền và quân đội Sài Gòn, giành chính quyền về tay nhân dân, buộc Mĩ phải đàm phán, rút quân về nước.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy được mở đầu bằng cuộc tập kích chiến lược của quân chủ lực vào hầu khắp các đô thị miền Nam trong đêm 30 rạng sáng 31 – 1 - 1968 (Tết Mậu Thân). Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đã diễn ra qua ba đợt: từ đêm 30 – 1 đến ngày 25 – 2; tháng 5 và 6; tháng 8 và 9 – 1968.

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân đã đánh đòn bất ngờ, làm cho địch choáng váng. Nhưng do lực lượng địch còn đông (hơn nửa triệu quân Mĩ và đồng minh, gần một triệu quân Sài Gòn), cơ sở ở thành thị mạnh, nên chúng đã nhanh chóng tổ chức lại lực lượng, phản công quân ta ở cả thành thị lẫn nông thôn. Vì vậy, trong đợt 2 và 3, lực lượng của ta gặp không ít khó khăn và tổn thất.

Mặc dù có những tổn thất và hạn chế, song ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân vẫn hết sức to lớn, đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hoá” chiến tranh xâm lược (tức là thừa nhận thất bại của “Chiến tranh cục bộ”), chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đến đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đã mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 176 – 177).

Câu 109 (TH): Ý nghĩa quan trọng nhất của Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm Mậu Thân 1968 là gì?

A. buộc Mỹ phải chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc.

B. buộc Mỹ phải đến Hội nghị Pari để đàm phán với ta.

C. mở ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

D. đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mĩ, buộc chúng phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh.

Câu 110 (VD): Ngày 31 - 3 - 1968, bất chấp sự phản đối của chính quyền Sài Gòn, Tổng thống Mỹ Giônxơn tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra, không tham gia tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ thứ hai, sẵn sàng đàm phán với Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để đi đến kết thúc chiến tranh. Những động thái đó chứng tỏ: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã

A. buộc Mỹ phải xuống thang trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.

B. làm cho ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam bị sụp đổ hoàn toàn.

C. làm khủng hoảng sâu sắc hơn quan hệ giữa Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

D. buộc Mỹ phải giảm viện trợ cho chính quyền và quân đội Sài Gòn.

Câu 111 (NB): Hiện nay, sản xuất công nghiệp của Hoa Kỳ đang mở rộng xuống vùng:

A. phía Tây Bắc và ven Thái Bình Dương.

B. phía Nam và ven Thái Bình Dương.

C. phía Đông Nam và ven vịnh Mêhicô.

D. ven Thái Bình Dương và ven vịnh Mêhicô.

Câu 112 (TH): Hạn chế lớn nhất trong khối EU là:

A. Chính trị bất ổn đinh.

B. Chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước thành viên.

C. Tôn giáo phức tạp.

D. Tình trạng đói nghèo, nhập cư bất hợp pháp.

Câu 113 (VD): Sự phân hóa thiên nhiên giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc chủ yếu do

A. gió mùa và hướng núi.

B. độ cao và hướng địa hình.

C. độ dày lớp phủ thực vật.

D. vị trí gần hay xa biển.

Câu 114 (TH): Vai trò chủ yếu của rừng ven biển miền Trung nước ta là

A. chống xói mòn.

B. chắn cát bay.

C. hạn chế lũ lụt.

D. điều hòa nước sông.

Câu 115 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15 và trang 29, hãy cho biết nơi nào sau đây có mật độ dân số cao nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Vùng giáp với Đông Nam Bộ.

B. Ven Biển Đông.

C. Vùng ven sông Tiền và Hậu.

D. Ven vịnh Thái Lan.

Mời các bạn cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    ĐGNL Quốc gia Hà Nội

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng