Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực phần Tư duy định tính - Số 3

Đề ôn thi đánh giá năng lực phần Tư duy định tính

Bộ câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực phần Tư duy định tính - Số 3 là tài liệu hữu ích được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp gồm có 50 câu hỏi phần Định Tính. Đề có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi đánh giá năng lực nhé.

Bộ câu ôn phần Ngữ Văn - Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:

“…Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…

Thương nhau, chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.

Nhớ sao lớp học i tờ

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.

Nhớ sao tiếng mỏ rừng chiều

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”.

(Trích Việt Bắc – Tố Hữu SGK Ngữ văn lớp 12, tập một)

Câu 51 (NB): Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là:

A. Tự sự.

B. Biểu cảm.

C. Miêu tả.

D. Chính luận.

Câu 52 (TH): Đoạn thơ trên thể hiện tâm tư tình cảm gì của tác giả?

A. Đoạn thơ trên tập trung làm nổi bật khung cảnh chia ly giữa kẻ ở và người đi.

B. Nỗi nhớ nhung, lưu luyến, bịn rịn giữa kẻ ở và người đi.

C. Tình cảm đồng cam cộng khổ của Việt Bắc.

D. Tình cảm thương nhớ của người cán bộ cách mạng đối với cảnh vật, con người, kỷ niệm ở Việt Bắc.

Câu 53 (TH): Nêu ý nghĩa nghệ thuật các từ “chia ” “sẻ ” “cùng ” trong đoạn thơ?

A. Những động từ bộc lộ tình tính cách của con người Việt Bắc.

B. Những động từ bộc lộ nỗi nhớ của Việt Bắc và cách mạng.

C. Những động từ bộc lộ tình cảm đồng cam cộng khổ của Việt Bắc và cách mạng.

D. Những vất vả, cực khổ lao động góp phần tạo nên lương thực cho cách mạng nuôi quân.

Câu 54 (TH): Hình ảnh bà mẹ Việt Bắc hiện ra như thế nào?

A. Lao động nghèo khổ, neo đơn nhưng dạt dào ân tình với cách mạng, không ngại vất vả.

B. Chăm chỉ, chịu khó trong công việc hàng ngày.

C. Niềm hi vọng về một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn.

D. Quá trinh chiến đấu gian khổ của người lính và bà mẹ Việt Bắc.

Câu 55 (TH): Phép điệp cấu trúc “ Nhớ sao ” đạt hiệu quả nghệ thuật như thế nào?

A. Nhấn mạnh, tạo ấn tượng đặc biệt cho đoạn thơ.

B. Nỗi nhớ da diết, nhớ sâu đậm và chân thành.

C. Nhấn mạnh thời gian trôi chảy nhanh.

D. Vòng tuần hoàn của cuộc sống.

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 56 đến 60:

Khi của cải bắt đầu đến, nó đến nhanh và nhiều đến mức người ta tự hỏi rằng không biết trong những năm tháng gian khó vừa qua nó đã trốn nơi đâu? Phát biểu trên có thể làm bạn kinh ngạc, đặc biệt nếu như bạn luôn suy nghĩ theo quan niệm thông thường rằng sự giàu có chỉ đến với những người làm việc chăm chỉ trong một khoảng thời gian dài. Khi bạn bắt đầu nhận thức được rằng cách nghĩ có thể

mang lại sự giàu sang, bạn sẽ thấy rằng sự giàu có luôn bắt nguồn từ một trạng thái mang tính chất tinh thần, từ một mục đích rõ ràng chứ không phải bởi bạn có làm việc cật lực hay không. Những gì mà bạn và mọi người khác nên biết là làm thế nào để có được một trạng thái tinh thần tạo ra sự giàu có như thế. Tôi đã dành hai mươi lăm năm để nghiên cứu điều đó vì bản thân tôi cũng muôn biết “những người giàu có đã làm thế nào để đạt được những thành quả như vậy”. Bạn sẽ nhận thấy rằng ngay khi bạn nắm được những triết lý của nguyên tắc thành công này và bắt đầu ứng dụng những nguyên tắc đó, tình hình tài chính của bạn sẽ được cải thiện. Nói một cách hoa mỹ thì mọi thứ bạn chạm tay vào sẽ biến thành vàng. Bạn cho rằng không thể được ư? Thế mà đúng như vậy đấy.

(Nghĩ giàu làm giàu, Napoleon Hill, NXB Thế giới, 2017)

Câu 56 (NB): Nêu ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

A. Tự sự.

B. Biểu cảm.

C. Miêu tả.

D. Nghị luận.

Câu 57 (NB): Anh/chị hiểu như thế nào về cách diễn đạt: “mọi thứ bạn chạm tay vào sẽ biến thành vàng”?

A. Mục tiêu, nghị lực vượt qua khó khăn.

B. Những việc mà chúng ta làm sẽ đem lại lợi nhuận dễ dàng.

C. Chỉ cần chạm tay, thành công sẽ đến với chúng ta.

D. Kinh nghiệm làm giàu không khó.

Câu 58: Theo anh/chị, trạng thái tinh thần mà tác giả nhắc tới trong đoạn trích là gì? A. Tình yêu của những người làm giàu và khởi nghiệp.

B. Những gian lao, khó khăn vất vả khi khởi nghiệp và làm giàu.

C. Mục đích rõ ràng khi bắt đầu khởi nghiệp và làm giàu.

D. Những nguy hiểm khi bắt đầu khởi nghiệp và làm giàu.

Câu 59 (NB): Phong cách ngôn ngữ trong văn bản trên là gì?

A. Nghệ thuật

B. Chính luận

C. Hành chính

D. Báo chí

Câu 60 (TH): Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Mọi thứ bạn chạm tay vào sẽ biến thành vàng. Bạn cho rằng không thể được ư? Thế mà đúng như vậy đấy.

A. Nói giảm

B. Nói quá

C. Nhân hóa

D. Liệt kê

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:

Ôi quê hương xanh biếc bóng dừa

Có ngờ đâu hôm nay ta trở lại

Quê hương ta tất cả vẫn còn đây

Dù người thân đã ngã xuống đất này

Ta gặp lại những mặt người ta yêu biết mấy

Ta nhìn, ta ngắm, ta say

Ta run run nắm những bàn tay

Thương nhớ dồn trong tay ta nóng bỏng

Đây rồi đoạn đường xưa

Nơi ta vẫn thường đi trong mộng

Kẽo kẹt nhà ai tiếng võng đưa

Ầu ơ…thương nhớ lắm!

Ơi những bông trang trắng, những bông trang hồng

Như tấm lòng em trong trắng thủy chung

Như trái tim em đẹp màu đỏ thắm

Con sông nhỏ tuổi thơ ta đã tắm

Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòng

Hoa lục bình tím cả bờ sông

(“Trở về quê nội” – Lê Anh Xuân)

Câu 61 (TH): Hai dòng thơ đầu có sử dụng những thành phần biệt lập nào?

A. Thành phần tình thái và biệt lập.

B. Thành phần cảm thán và tình thái.

C. Thành phần tình thái và phụ chú.

D. Thành phần cảm thán và phụ chú.

Câu 62 (TH): Hai dòng thơ đầu đã diễn tả tâm trạng gì của nhà thơ?

A. Tâm trạng bất ngờ của nhà thơ khi trở về quê cũ.

B. Tâm trạng chán nản, tuyệt vọng của nhà thơ khi trở về quê cũ.

C. Tâm trạng buồn, thương nhớ của nhà thơ.

D. Tâm trạng xúc động rưng rưng của nhà thơ khi trở về quê cũ.

Mời các bạn cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

ĐGNL Quốc gia Hà Nội

Xem thêm
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
Mã QR Code
Đóng