Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực phần Khoa học - Số 17

Đề ôn thi đánh giá năng lực phần Khoa học

Bộ câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực HSA phần Khoa học - Số 17 là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thêm tài liệu ôn thi kì thi đánh giá năng lực sắp tới nhé. Bài viết tổng hợp gồm có 50 câu hỏi trắc nghiệm phần Khoa học với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí và Lịch sử. Đề có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Bộ câu ôn phần Khoa hoc - Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội

Câu 101 (NB): Đảng Quốc đại được thành lập ở Ấn Độ năm 1885 là chính đảng của

A. giai cấp vô sản.

B. giai cấp tư sản.

C. tầng lớp quý tộc mới.

D. giai cấp phong kiến.

Câu 102 (NB): Để đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng, Tổng thống Mỹ Ru-dơ-ven (Roosevelt) đã thực hiện biện pháp:

A. Thi hành Chính sách kinh tế mới.

B. Phát xít hóa bộ máy nhà nước.

C. Xâm lược mở rộng thuộc địa.

D. Thi hành Chính sách mới.

Câu 103 (TH): Ý nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa thắng lợi của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc (1946 – 1949)?

A. Chấm dứt hơn 100 năm ách nô dịch của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến.

B. Ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

C. Đưa nước Trung Hoa bước vào ki nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.

D. Lật đổ triều đại Mãn Thanh - triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc.

Câu 104 (TH): Nội dung căn bản nhất trong quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 80 của thế kỷ XX là

A. sự đối đầu căng thẳng, đinh cao là Chiến tranh lạnh.

B. chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa li khai bùng phát.

C. xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ.

D. chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh thế giới mới.

Câu 105 (NB): Chính sách đối ngoại của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai biểu hiện trong chiến lược nào sau đây?

A. Chiến lược tăng tốc.

B. Chiến lược phòng ngự.

C. Chiến lược phòng thủ.

D. Chiến lược toàn cầu.

Câu 106 (NB): Sự kiện nào đã đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam?

A. Sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari (1921).

B. Gửi Bản yêu sách 8 điểm đến Hội nghị Véc-xai (6/1919).

C. Đọc Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin (7/1920).

D. Bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản (12/1920).

Câu 107 (NB): Tháng 9/1945, Việt Nam Giải phóng quân đổi tên thành

A. Vệ quốc đoàn.

B. Cứu quốc quân.

C. Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân.

D. Quân đội Quốc gia Việt Nam.

Câu 108 (TH): Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô chuyển sang thể đối đầu và đi tới tình trạng Chiến tranh lạnh?

A. Do Mỹ lo ngại trước sự lớn mạnh của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

B. Do Liên Xô lo ngại âm mưu và tham vọng bá chủ thế giới của Mĩ.

C. Vì Mĩ và Liên Xô nằm ở hai cực đối lập nhau trong trật tự thế giới mới.

D. Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc.

Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 110:

Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam được kí chính thức ngày 27-1- 1973 tại Pari giữa bốn ngoại trưởng, đại diện cho các chính phủ tham dự Hội nghị và bắt đầu có hiệu lực.

Nội dung Hiệp định gồm những điều khoản cơ bản sau đây :

- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam vào lúc 24 giờ ngày 27 - 1 - 1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Bắc Việt Nam.

- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, huỷ bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.

- Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị (lực lượng cách mạng, lực lượng hoà bình trung lập và lực lượng chính quyền Sài Gòn).

- Hai bên trao trả tù binh và dân thường bị bắt.

- Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương, thiết lập quan hệ bình thường cùng có lợi với Việt Nam.

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 187)

Câu 109 (VD): Điểm giống nhau giữa Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương (1954) và Hiệp định Pari về Việt Nam (1973) là

A. đều đưa đến thắng lợi trọn vẹn của cuộc kháng chiến.

B. các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

C. đều quy định thời gian rút quân là trong vòng 30 ngày.

D. quy định vị trí đóng quân giữa hai bên ở hai vùng riêng biệt.

Câu 110 (TH): Điều khoản nào trong Hiệp định Pari có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam Việt Nam?

A. Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự.

B. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ.

C. Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống phá miền Bắc Việt Nam.

D. Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền.

Câu 111 (TH): Phát biểu nào sau đây không đúng về tự nhiên của Đông Nam Á lục địa?

A. Có rất nhiều núi lửa và đảo.

B. Nhiều đồng bằng châu thổ.

C. Địa hình bị chia cắt mạnh.

D. Nhiều nơi núi lan ra sát biển.

Câu 112 (TH): Xu hướng thay đổi lãnh thổ công nghiệp của Hoa Kì trong những năm gần đây là

A. Giảm khu vực Đông Nam, mở rộng sang vùng phía Tây.

B. Mở rộng xuống vùng phía Nam và ven Thái Bình Dương.

C. Tăng khu vực Đông Bắc và ven Thái Bình Dương.

D. Phát triển công nghiệp ở vùng Trung tâm, giảm khu vực Đông Bắc

Câu 113 (VD): Mục đích chính của việc đẩy mạnh đánh bắt xa bờ ở nước ta là

A. nhằm góp phần bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên vùng biển.

B. để tăng hiệu quả kinh tế, bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa

C. do vùng biển ngoài khơi có trữ lượng hải sản rất lớn, cần khai thác triệt để.

D. do nguồn lợi hải sản ven bờ đã hết, cần mở rộng phạm vi đánh bắt.

Câu 114 (TH): Nhân tố nào sau đây quyết định tính phong phú về thành phần loài của giới thực vật nước ta?

A. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa đa dạng.

B. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế, có sự phân hóa phức tạp.

C. Sự phong phú và phân hóa đa dạng của các nhóm đất.

D. Vị trí trên đường di cư và di lưu của nhiều loài thực vật.

Câu 115 (VD): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết tỉ trọng dân thành thị và nông thôn năm 2007 lần lượt là (đơn vị: %)

A. 27,4 và 72,6.

B. 72,6 và 27,4

C. 28,1 và 71,9

D. 71,9 và 28,1

Mời các bạn cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

ĐGNL Quốc gia Hà Nội

Xem thêm
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
Mã QR Code
Đóng