Bộ câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực phần Khoa học - Số 22
Đề ôn thi đánh giá năng lực phần Khoa học
Bộ câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực HSA phần Khoa học - Số 22 được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp gồm có 50 câu hỏi trắc nghiệm phần Khoa học với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí và Lịch sử. Đề có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm tài liệu thi đánh giá năng lực sắp tới nhé.
Bộ câu ôn phần Khoa hoc - Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội
Câu 101 (TH): Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), nước không bị chiến tranh tàn phá và thu được nhiều lợi nhuận là
A. Liên Xô.
B. Pháp.
C. Mĩ.
D. Anh.
Câu 102 (VD): Hai cuộc chiến tranh thế giới diễn ra trong thế kỷ XX giống nhau cơ bản về
A. Nguyên nhân sâu xa.
B. Duyên cớ chiến tranh.
C. Nguyên nhân trực tiếp.
D. Tính chất chiến tranh.
Câu 103 (NB): Đâu không phải là biến đổi của các nước Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Sự ra đời của hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên.
B. Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
C. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ.
D. Các nước đạt sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế.
Câu 104 (TH): Nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ nửa sau thế kỉ XX là do
A. yêu cầu của việc chạy đua vũ trang trong thời kì Chiến tranh lạnh.
B. nhu cầu đời sống vật chất và tỉnh thần ngày càng cao của con người.
C. kể thừa những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII-XIX.
D. bùng nổ dân số, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Câu 105 (VD): Nhận định nào sau đây đúng về thành tựu khoa học ky thuật của Mĩ sau năm 1945?
A. Cùng với một số quốc gia khác Mĩ là nước tên phong, đi đầu trong cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp.
B. Là nước duy nhất đi đầu và tên phong trong việc thực hiện cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp
C. Là quốc gia đầu tên và tên phong nhất trong việc thực hiện cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp
D. Là quốc gia đầu tên thực hiện cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp
Câu 106 (VD): Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1919 – 1925 có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
A. Chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của chính Đảng vô sản ở Việt Nam.
B. Nguyễn Ái Quốc đã tiếp nhận và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam.
C. Xây dựng mối liên minh công - nông trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
D. Đưa cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
Câu 107 (NB): Đâu không phải là biện pháp cấp thời để giải quyết nạn đói ở nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
A. Lập “Hũ gạo cứu đói", tổ chức “Ngày đồng tâm”.
B. Nghiêm trị những người đầu cơ tích trữ gạo.
C. Tổ chức quyên góp, điều hòa thóc gạo giữa các địa phương.
D. Đẩy mạnh phong trào thi đua tăng gia sản xuất.
Câu 108 (NB): Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và các nước Tây Âu thành lập khối quân sự NATO nhằm mục đích
A. giúp đỡ các nước Tây Âu xây dựng hệ thống phòng thủ.
B. đản áp phong trào cách mạng ở Châu Âu, chống các nước xã hội chủ nghĩa.
C. chuẩn bị một cuộc chiến tranh thế giới.
D. chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 110:
Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1985), cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đạt được những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, song cũng gặp không ít khó khăn. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế - xã hội. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng đó là do ta mắc phải “sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”.
Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên, Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.
Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cách mạng khoa học - kĩ thuật trở thành xu thế thế giới ; cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác cũng đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 208)
Câu 109 (NB): Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 - 1985) nước ta lâm vào tình trạng
A. suy thoái về kinh tế.
B. đất nước trong thời kỳ hoàng kim.
C. khủng hoảng kinh tế - xã hội.
D. nền kinh tế mất cân đối.
Câu 110 (VD): Nguyên nhân quan trọng nhất quyết định Đảng ta phải tiến hành công cuộc đổi mới là gì?
A. Sự phát triển của cách mạng khoa học - kĩ thuật.
B. Những thay đổi của tình hình thế giới.
C. Cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước CNXH Đông Âu.
D. Đất nước lâm vào tình trọng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Câu 111 (TH): Nhận định nào sau đây đúng về dân cư – xã hội Châu Phi?
A. Xung đột sắc tộc, đói nghèo đã được giải quyết triệt để.
B. Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục chưa được xóa bỏ.
C. Tỉ suất gia tăng tự nhiên thấp, dân số tăng rất nhanh.
D. Chiếm 1/2 dân số thế giới và 2/3 số người nhiễm HIV của thế giới.
Câu 112 (NB): Quốc gia nào hiện nay đầu tư vào khu vực Mĩ latinh nhiều nhất?
A. Canada
B. Nhật Bản.
C. Hoa Kỳ.
D. Nga
Câu 113 (TH): Đâu là đặc điểm của bão ở nước ta?
A. diễn ra suốt năm, trên phạm vi cả nước
B. tất cả bão đều xuất phát từ Biển Đông.
C. chỉ diễn ra ở phần lãnh thổ phía Bắc
D. mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.
Câu 114 (TH): Nguyên nhân khiến thiên nhiên nước ta xanh tốt khác với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Nam Á và Bắc Phi là do
A. giáp biển Đông là nguồn cung cấp nhiệt ẩm dồi dào.
B. nằm trong ô gió mùa châu Á, một năm có 2 mùa gió.
C. nằm ở ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế.
D. lãnh thổ kéo dài và hẹp ngang.
Mời các bạn cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung nhé