Bộ câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực phần Khoa học - Số 21
Đề ôn thi đánh giá năng lực phần Khoa học
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Bộ câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực HSA phần Khoa học - Số 21 để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu ôn thi đánh giá năng lực sắp tới nhé. Bài viết tổng hợp gồm có 50 câu hỏi trắc nghiệm phần Khoa học với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí và Lịch sử. Đề có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.
Bộ câu ôn phần Khoa hoc - Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội
Câu 101 (NB): Một trong những nội dung của Chính sách kinh tế mới (1921) ở nước Nga Xô viết là
A. Nhà nước không thu thuế lương thực.
B. bãi bỏ chính sách trung thu lương thực thừa.
C. Nhà nước nắm độc quyền nền kinh tế.
D. Nhà nước chỉ nắm ngành ngân hàng.
Câu 102 (VDC): Bài học kinh nghiệm lớn nhất được rút ra cho cách mạng Việt Nam từ sự thất bại của phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là gì?
A. Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.
B. Xây dựng một mặt trận dân tộc thống nhất để đoàn kết nhân dân.
C. Xác định đúng giai cấp lãnh đạo và đưa ra đường lối đấu tranh đúng đắn.
D. Sử dụng sức mạnh của cả dân tộc để giải quyết vấn đề dân tộc và giai cấp.
Câu 103 (VD): Trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn và trật tự thế giới hai cực Ianta đều
A. hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa các nước có chế độ chính trị đối lập.
B. phản ánh quá trình thỏa hiệp và đấu tranh giữa các cường quốc.
C. phản ánh tương quan lực lượng giữa hai hệ thống chính trị xã hội đối lập.
D. giải quyết được mâu thuẫn giữa các nước tham gia chiến tranh thế giới.
Câu 104 (VDC): Đánh giá nào sau đây đúng về công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ 1911 – 1930?
A. Soạn thảo và thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
B. Chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản.
C. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
D. Đến với chủ nghĩa Mác – Lê nin tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
Câu 105 (TH): Để phát triển khoa học - kĩ thuật, Nhật Bản có đặc điểm nào khác biệt với các nước tư bản?
A. Tập trung phát triển khoa học chinh phục vũ trụ.
B. Chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến.
C. Mua bằng phát minh sáng chế của nước ngoài.
D. Coi trọng và phát triển giáo dục, khoa học kĩ thuật.
Câu 106 (VD): Nội dung nào dưới đây không phải nguyên nhân chủ quan làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 – 1954)?
A. Do sự đồng tình, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em.
B. Do toàn quân, toàn dân đoàn kết một lòng, dũng cảm trong chiến đấu.
C. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
D. Lực lượng vũ trang ba thứ quân sớm được xây dựng và không ngừng lớn mạnh.
Câu 107 (TH): Năm 1960 lịch sử ghi nhận là “Năm châu Phi" vì
A. giải phóng khu vực Bắc Phi.
B. lật đổ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ ở châu Phi.
C. chủ nghĩa Apacthai bị xóa bỏ.
D. có 17 nước châu Phi giành độc lập.
Câu 108 (NB): Đâu là nội dung của kế hoạch Rơve?
A. Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, thiết lập “hành lang Đông – Tây” (Hải Phòng – Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La).
B. Cố gắng giành thắng lợi quân sự để thiếp lập Chính phủ bù nhìn trong toàn quốc.
C. Tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 3, thiết lập “hành lang Đông – Tây” (Hải Phòng – Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La).
D. Phá tan cơ quan đầu não của cuộc kháng chiến, thiết lập hành lang Đông - Tây (Hải Phòng – Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La).
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 110:
Nhân dân ta chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ bằng sức mạnh của cả dân tộc, của tiền tuyến và hậu phương, với ý chí quyết chiến quyết thắng giặc Mĩ xâm lược, mở đầu là các thắng lợi ở Núi Thành (Quảng Nam), Vạn Tường Quảng Ngãi).
Vạn Tường, được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ, mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng nguỵ mà diệt” trên khắp miền Nam.
Sau trận Vạn Tường, khả năng đánh thắng quân Mỹ trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của quân dân ta tiếp tục được thể hiện trong hai mùa khô.
Bước vào mùa khô thứ nhất (đông – xuân 1965 – 1966) với 72 vạn quân (trong đó có hơn 22 vạn quân Mỹ và đồng minh), địch mở đợt phản công với 450 cuộc hành quân, trong đó có 5 cuộc hành quân “tìm diệt” lớn nhằm vào hai hướng chiến lược chính là Đông Nam Bộ và Liên khu V với mục tiêu đánh bại chủ lực Quân giải phóng.
Quân dân ta trong thế trận chiến tranh nhân dân, với nhiều phương thức tác chiến đã chặn đánh địch trên mọi hướng, tiến công địch khắp mọi nơi.
Bước vào mùa khô thứ hai (đông – xuân 1966 – 1967), với lực lượng được tăng cường lên hơn 98 vạn quân (trong đó quân Mĩ và quân đồng minh chiếm hơn 44 vạn), Mĩ mở cuộc phản công với 895 cuộc hành quân, trong đó có ba cuộc hành quân lớn “tìm diệt”, “bình định”; lớn nhất là cuộc hành quân Gianxơn Xiti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh), nhằm tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 174 – 175).
Câu 109 (NB): Chiến thắng Vạn Tường (18-8-1965) của quân dân ta đã chứng tỏ điều gì?
A. Lực lượng quân viễn chinh Mĩ đã mất khả năng chiến đấu.
B. Lực lượng vũ trang miền Nam đã lớn mạnh về mọi mặt.
C. Ý chí quyết tâm đánh giặc của quân và dân miền Nam.
D. Quân và dân miền Nam có khả năng đánh thắng giặc Mĩ xâm lược.
Câu 110 (VD): Ý nghĩa giống nhau cơ bản giữa chiến thắng trận Ấp Bắc (Mỹ Tho) ngày 2-1-1963 và chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) ngày 18-8-1965 là
A. đều chứng tỏ tinh thần kiên cường bất khuất của nhân dân miền Nam Việt Nam chống Mĩ cứu nước.
B. đều chứng minh khả năng quân dân miền Nam có thể đánh bại các chiến lược chiến tranh mới của Mĩ.
C. hai chiến thắng trên đều cùng chống một chiến lược chiến tranh của Mĩ ở miền Nam Việt Nam.
D. đều thể hiện sức mạnh vũ khí của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa giúp đỡ cho cách mạng Việt Nam.
Câu 111 (TH): Ý nào sau đây không phải là một trong những đặc điểm về vị trí địa lí của Hoa Kì?
A. Tiếp giáp với Canada và khu vực Mĩ la tinh
B. Nằm ở bán cầu Bắc và tiếp giáp với Mê hi cô ở phía Nam.
C. Nằm ở trung tâm lục địa Bắc Mỹ và tiếp giáp với Thái Bình Dương ở phía Tây.
D. Nằm ở giữa Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương
Câu 112 (TH): Ngành công nghiệp nào sau đây phát triển mạnh ở Trung Quốc nhờ lực lượng lao động dồi dào?
A. Dệt may.
B. Chế tạo máy.
C. Hóa chất.
D. Sản xuất ô tô.
Câu 113 (TH): Biện pháp nào sau đây không phải là biện pháp để hạn chế thiệt hại của lũ quét?
A. Xây hồ, đập chứa nước ở đồng bằng.
B. Quy hoạch các điểm dân cư tránh vùng có thể xảy ra lũ quét.
C. Trồng rừng, kết hợp các biện pháp thủy lợi.
D. Hạn chế dòng chảy mặt, chống xói mòn đất.
Câu 114 (VD): Điểm khác chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long là ở đồng bằng này có
A. diện tích rộng hơn Đồng bằng sông Cửu Long.
B. hệ thống đê sông chia đồng bằng thành nhiều ô.
C. hệ thống kênh rạch chằng chịt.
D. thủy triều xâm nhập gần như sâu toàn bộ đồng bằng về mùa cạn
Câu 115 (TH): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, nhận xét nào sau đây không đúng về dân số phân theo thành thị và nông thôn ở nước ta?
A. Dân số nông thôn chiếm tỉ trọng lớn và có xu hướng ngày càng giảm.
B. Dân số nông thôn luôn cao gấp nhiều lần dân số thành thị.
C. Dân số nông thôn chiếm tỉ trọng lớn và có xu hướng ngày càng tăng.
D. Dân số thành thị chiếm tỉ trọng thấp và có xu hướng ngày càng tăng.
Mời các bạn cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung