Bộ câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực phần Khoa học - Số 24
Đề ôn thi đánh giá năng lực phần Khoa học
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Bộ câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực HSA phần Khoa học - Số 24 để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp gồm có 50 câu hỏi trắc nghiệm phần Khoa học với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí và Lịch sử. Đề có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi đánh giá năng lực nhé.
Bộ câu ôn phần Khoa hoc - Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội
Câu 101 (TH): Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương (1897-1914), xã hội Việt Nam có chuyển biến nào sau đây?
A. Giai cấp nông dân ra đời.
B. Giai cấp địa chủ bị xóa bỏ.
C. Giai cấp địa chủ ra đời.
D. Giai cấp công nhận ra đời.
Câu 102 (NB): Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?
A. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.
B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.
C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
Câu 103 (NB): Mục tiêu của chiến lược kinh tế hướng nội đối với nhóm 5 nước sáng lập ASEAN là
A. tăng cường tính cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.
B. nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh.
C. xây dựng nền kinh tế giàu mạnh, cải thiện đời sống nhân dân.
D. xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
Câu 104 (TH): Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mỹ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai đã
A. làm sụp đổ hoàn toàn chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai) ở châu Phi.
B. góp phần làm thất bại tham vọng thống trị thế giới của Mỹ.
C. làm cho chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới, lan rộng từ Âu sang Á.
D. làm cho chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó có bản tan rã.
Câu 105 (TH): “Quy mô rộng lớn, hình thức đấu tranh phong phú thu hút đông đảo quần chúng tham gia” là đặc điểm của phong trào đấu tranh nào của lịch sử dân tộc trong giai đoạn 1930 - 1945?
A. Cao trào kháng Nhật cứu nước.
B. Phong trào cách mạng 1930 – 1931.
C. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
D. Phong trào dân chủ 1936 - 1939.
Câu 106 (NB): Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây với hy vọng
A. thành lập một liên minh chính trị ở châu Âu.
B. nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế.
C. xây dựng một liên minh kinh tế lớn ở châu Âu.
D. tăng cường hợp tác khoa học - kĩ thuật với các nước.
Câu 107 (VD): Sự kiện đánh dấu thời cơ cách mạng để Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước là
A. Nhật đảo chính lật đổ Pháp trên toàn Đông Dương (9/3/1945).
B. Phát xít Đức đầu hàng Đồng minh vô điều kiện (9/5/1945).
C. Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống đất nước Nhật (ngày 6 và ngày 9/8/1945).
D. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện (15/8/1945).
Câu 108 (VD): Điểm tương đồng trong quá trình ra đời của tổ chức ASEAN và Liên minh Châu Âu là gì?
A. Xuất phát từ nhu cầu liên kết và hợp tác giữa các nước.
B. Đều là đồng minh của Mĩ.
C. Đều là đối tác quan trọng của Nhật.
D. Đều là đối tác chiến lược của Liên Xô.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 110:
Trong thời gian thực hiện hai kế hoạch Nhà nước 5 năm (1976 – 1985), cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đạt được những thành tựu đáng kể trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, song cũng gặp không ít khó khăn. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng, trước hết là khủng hoảng kinh tế - xã hội. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng đó là do ta mắc phải “sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện”.
Để khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên, Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.
Những thay đổi của tình hình thế giới và quan hệ giữa các nước do tác động của cách mạng khoa học - kĩ thuật trở thành xu thế thế giới ; cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác cũng đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới.
(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 208).
Câu 109 (TH): Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới (tháng 12-1986) trong tình hình quốc tế đang có chuyển biến nào sau đây?
A. Xu thế cải cách, mở cửa đang diễn ra mạnh mẽ.
B. Liên Xô và Mĩ đã tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
C. Các nước ASEAN đã thành những "con rồng" kinh tế châu Á.
D. Xu hướng hòa hoãn Đông-Tây bắt đầu xuất hiện.
Câu 110 (VD): Điểm tương đồng trong công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc với công cuộc cải tổ của Liên Xô và đổi mới đất nước ở Việt Nam là gì?
A. Tiến hành khi đất nước chưa giành độc lập.
B. Cải tổ chính trị, thực hiện đa nguyên, đa đảng.
C. Tiến hành khi đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kéo dài.
D. Củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Câu 111 (VD): Sản xuất nông nghiệp ở Nhật bản cần phát triển theo hướng thâm canh vì
A. Công nghiệp phát triển tạo diều kiện thuận lợi thâm canh.
B. Quỹ đất nông nghiệp quá ít, không có khả năng mở rộng.
C. Nhật Bản thiếu lao động, sản xuất thâm canh sẽ sử dụng ít lao động hơn quảng canh.
D. Sản xuất thâm canh mang lại nhiều lợi nhuận mà chi phí lại thấp.
Câu 112 (NB): Ranh giới tự nhiên giữa hai phần Nga Âu và Nga Á là
A. sông Ê - nít - xây.
B. dãy núi Cáp - ca.
C. sông Ô - bi.
D. dãy núi U - ran.
Câu 113 (TH): Đặc trưng nổi bật của thời tiết miền Bắc nước ta vào đầu mùa đông là
A. nóng và khô.
B. lạnh, mưa phùn.
C. lạnh, khô.
D. lạnh và ẩm.
Câu 114 (NB): Hai vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta là
A. môi trường đều bị ô nhiễm, suy giảm sinh học
B. gia tăng thiên tai và biến đổi khí hậu, thời tiết.
C. suy giảm nghiêm trọng rừng và đa dạng sinh học
D. mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường.
Câu 115 (VD): Theo Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, nhận xét nào sau đây không đúng với dân cư của Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Mật độ dân số cao hơn trung bình cả nước
B. Phân bố dân cư không đều theo lãnh thổ.
C. Phân hoá rõ rệt trong nội bộ từng vùng.
D. Có sự phân hoá giữa thành thị - nông thôn.
Mời các bạn cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung