Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực phần Tư duy định tính - Số 11

Đề ôn thi đánh giá năng lực phần Tư duy định tính

Bộ câu hỏi ôn thi đánh giá năng lực phần Tư duy định tính - Số 11 là tài liệu hữu ích được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết tổng hợp gồm có 50 câu hỏi phần Định Tính. Đề có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi đánh giá năng lực nhé.

Bộ câu ôn phần Ngữ Văn - Đánh giá năng lực ĐHQG Hà Nội

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 51 đến 55:

Có đến mấy tháng, đêm nào Mị cũng khóc.

Một hôm, Mị trốn về nhà, hai tròng mắt còn đỏ hoe. Trông thấy bố, Mị quỳ, úp mặt xuống đất, nức nở. Bố Mị cũng khóc, đoán biết lòng con gái:

- Mầy về chào lạy tao để mày đi chết đấy à? Mày chết nhưng nợ tao vẫn còn, quan lại bắt trả nợ. Mày chết rồi không lấy ai làm nương ngô, trả được nợ, tao thì ốm yếu quá rồi. Không được con ơi! Mị chỉ bưng mặt khóc. Mị ném nắm lá ngón (một thứ thuốc độc) xuống đất. Nắm lá ngón Mị đã đi tìm hái trong rừng. Mị vẫn giấu trong áo. Thế là Mị không đành lòng chết. Mị chết thì bố Mị còn khổ hơn bao nhiêu lần bây giờ.

Mị lại trở lại nhà thống lý.

(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, SGK Ngữ văn lớp 12, tập 2)

Câu 51 (TH): Đoạn trích trên thuộc tập truyện nào?

A. Truyện Tây Bắc

B. Vang bóng một thời

C. Sông Đà

D. Ánh sáng và phù sa

Câu 52 (TH): Đoạn trích trên được trích trong hoàn cảnh nào?

A. Mị trước khi về làm dâu nhà thống lý Pá tra

B. Mị trong quá trình làm dâu nhà thống lý Pá tra

C. Mị khi mới phát hiện mình bị bắt về nhà thống lý với tư cách là con dâu gạt nợ

D. Mị trong đêm tình mùa xuân với sự thức tỉnh sức mạnh tiềm tàng

Câu 53 (TH): Chi tiết Mị muốn ăn lá ngón tự tử thể hiện điều gì?

A. Thể hiện khát vọng sống

B. Khát vọng thay đổi

C. Thể hiện sự liều lĩnh của Mị

D. Khát vọng tự do

Câu 54 (TH): Vì sao Mị lại từ bỏ quyết định tự tử của mình.

A. Mị không dám chết vì sợ để lại cha thui thủi một mình.

B. Mị sợ cha con nhà thống lý sẽ gây khó dễ cho cha mình

C. Vì dù cô có chết thì mối nợ truyền kiếp vẫn không thể xóa, cha cô vẫn khổ.

D. Vì Mị có khát vọng sống mãnh liệt. Khát vọng ấy thôi thúc Mị phải sống.

Câu 55 (TH): Phong cách ngôn ngữ nào được sử dụng trong văn bản trên?

A. Báo chí

B. Chính luận

C. Nghệ thuật

D. Sinh hoạt

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu các câu từ 55 đến 60:

Một người trẻ nói: “Tôi vốn quen sống ngẫu hứng, tôi muốn được tự do. Kỷ luật không cho cuộc sống của tôi điều gì”. Bạn có biết khi quan tâm quá nhiều đến điều có thể nhận được sẽ khiến bản thân mê đắm trong những điều phù phiếm trước mắt. Kỷ luật chính là đôi cánh lớn nâng bạn bay lên cao và xa. Người lính trong quân đội được học từ những điều cơ bản nhất của kỷ luật như đi ngủ và thức dậy đúng giờ, ăn cơm đúng bữa, gấp quân trang đúng cách,… cho đến những kỷ luật cao hơn như tuyệt đối tuân thủ mệnh lệnh cấp trên, đoàn kết trong tập thể,…Tất cả những điều đó để hướng tới một mục đích cao hơn là thao trường đổ mồ hôi chiến trường bớt đổ máu, là tất cả phục vụ vì nhân dân vì đất nước. Đó là lý tưởng của họ. Thành công đến cùng tính kỷ luật tạo dựng sự bền vững lâu dài. Kỷ luật là sự huấn luyện nghiêm khắc mang đến cho bạn rất nhiều thứ. Đó là niềm đam mê, sự quyết tâm, tinh thần không bỏ cuộc. Nó giúp bạn giữ vững cảm hứng hoàn thành ý tưởng ban đầu, can đảm thực hiện tới cùng. Không những vậy, kỷ luật còn là người thầy lớn hướng dẫn từng bước đi của bạn. Người thầy luôn đặt ra những thử thách rèn bản thân sống có nguyên tắc hơn nhắc nhở bản thân từ mục đích ban đầu khi ra bước đi là gì. Kỷ luật không lấy đi của bạn thứ gì nó đem đến cho bạn nhiều hơn những điều bạn tưởng.

(Nguồn https://www.ctgroupvietnam.com/Tin-Tuc/cau-chuyen-cuoi-tuan-suc-manh-cua-tinh- ky-luat)

Câu 56 (NB): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ trên.

A. Biểu cảm.

B. Tự sự.

C. Nghị luận.

D. Miêu tả.

Câu 57 (TH): Trong văn bản, rất nhiều thứ mà kỷ luật mang đến cho bạn là những thứ gì?

A. Niềm đam mê, sự quyết tâm; tinh thần không bỏ cuộc.

B. Niềm đam mê, sự quyết tâm; tinh thần không bỏ cuộc. Là người thầy lớn hướng dẫn từng bước đi của bạn.

C. Giúp giữ vững cảm hứng hoàn thành ý tưởng ban đầu, can đảm thực hiện tới cùng. Là người thầy lớn hướng dẫn từng bước đi của bạn.

D. Niềm đam mê, sự quyết tâm; tinh thần không bỏ cuộc. Giúp giữ vững cảm hứng hoàn thành ý tưởng ban đầu, can đảm thực hiện tới cùng. Là người thầy lớn hướng dẫn từng bước đi của bạn.

Câu 58 (NB): Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Kỷ luật chính là đôi cánh lớn nâng bạn bay lên cao và xa.

A. Nhân hóa

B. So sánh

C. Ẩn dụ

D. Nhân hóa và so sánh

Câu 59 (TH): “Kỷ luật là sự huấn luyện nghiêm khắc mang đến cho bạn rất nhiều thứ. Đó là niềm đam mê, sự quyết tâm, tinh thần không bỏ cuộc.” đoạn trên sử dụng phép liên kết nào?

A. Phép nối

B. Phép thế

C. Phép lặp

D. Phép liên tưởng

Câu 60 (TH): Nội dung của đoạn văn trên là gì?

A. Sức mạnh của kỉ luật đối với cuộc sống con người.

B. Người có tính kỉ luật sẽ dễ dàng đạt được thành công.

C. Bàn về tự do và kỉ luật.

D. Kỉ luật là đôi cánh giúp con người vươn cao, vươn xa.

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 61 đến 65:

“Cái đẹp vừa là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Qui mô chuộng sự vừa khéo vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng có qui mô vừa phải”.

(Nhìn về văn hóa dân tộc - Trần Đình Hượu)

Câu 61 (NB): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Biểu cảm

Câu 62 (NB): Hãy chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích.

A. Ẩn dụ

B. Nói quá

C. So sánh

D. Điệp từ

Câu 63 (TH): Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích.

A. Văn hóa không cần cái đẹp

B. Văn hóa đích thực là sự cầu kì

C. Cái đẹp là cái có chừng mực và quy mô vừa phải

D. Sự cầu kì không phải là cái đẹp

Mời các bạn cùng tải về bản DOC hoặc PDF để xem đầy đủ nội dung nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
🖼️

Gợi ý cho bạn

Xem thêm
🖼️

ĐGNL Quốc gia Hà Nội

Xem thêm
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
Mã QR Code
Đóng