Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án đề thi mẫu đánh giá năng lực 2024

THÍ SINH KHÔNG ĐƯỢC M XEM NỘI DUNG BÊN TRONG
KHI CHƯA CÓ HIỆU LỆNH CỦA CÁN BỘ COI THI
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
ĐỀ THI MẪU
Họ và tên thí sinh: …………………………………………
Số báo danh: …………………………………………
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Tổng số câu hỏi: 120 câu
Tổng số trang: 16 trang
Dạng câu hỏi: Trắc nghiệm, với 4 phương án lựa chọn
(Trong đó, chỉ có 1 phương án đúng)
Cách làm bài: Tô đậm phương án đã chọn vào phiếu trả lời
CẤU TRÚC BÀI THI
Nội dung
Số câu
Thứ tự câu
1.1. Tiếng Việt
20
1 - 40
1.2. Tiếng Anh
20
2.1. Toán học
10
41 - 70
2.2. Tư duy logic
10
2.3. Phân tích số liệu
10
3.1. Hóa học
10
71 - 120
3.2. Vật lý
10
3.3. Sinh học
10
3.4. Địa lý
10
3.5. Lịch sử
10
Trang 1/16
PHẦN 1. NGÔN NGỮ
1.1. TIẾNG VIỆT
Câu 1: --mác là nhân vật trong đoạn trích nào?
A. “Uy-lit-xơ tr về (trích sthi Ô-đi-).
B. Ra-ma buộc tội” (trích sử thi Ra-ma-ya-na).
C. “Đẻ đất đẻớc” (trích sử thi Đẻ đất đẻ nước).
D. “Chiến thắng Mtao-Mxây” (trích sử thi Đăm Săn).
Câu 2: Trong các thể loại sau, thể loại nào thuộc loại hình kịch hát dân gian, kết hợp các yếu tố trữ tình
và trào lộng để ca ngợi những tấm gương đạo đức và phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội?
A. Truyền thuyết.
B. Thần thoại.
C. Truyện thơ.
D. Chèo.
u 3: Dòng nào sau đây trong tác phẩm Truyện Kiều không cùng cấu trúc với những dòng còn lại?
A. Lệ tràn thấm khăn.
B. Quạt ước chén thề.
C. Trâm gãy bình tan.
D. Thịt nát xương mòn.
Câu 4: Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến gốc cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.”
(Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nhàn)
Quan niệm nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm không mang nội dung nào?
A. Sống nhàn hạ, tránh vất vả về mặt thể xác.
B. Sống xa vòng danh lợi, giữ cốt ch thanh cao.
C. Sống thuận theo tự nhiên, hòa hợp với thiên nhiên.
D. Sống đạm bạc, giữ sự tự tại về mặt tâm hồn.
Câu 5: Gió bấc trở về tim bỗng lạnh
Ngoài kia mây nước khóc gì nhau?
Bỗng thương, bỗng nhớ từ đâu lại
Hồn lắng nghe im khúc nhạc sầu.
(Quang Dũng, Trở rét)
Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong dòng thơ thứ hai của đoạn thơ trên?
A. So sánh, nhân hóa.
B. Nhân hóa, câu hỏi tu từ.
C. Hoán dụ, câu hỏi tu từ.
D. Liệt kê, hoán dụ.
u 6: Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu, nhân vật người đàn
bà hàng chài cả đời khổ sở mưu sinh và bị chồng đánh, nhưng cũng lúc bà cảm thấy thật vui. Đó
khi nào?
A. Khi được Phùng và Đẩu giúp đỡ.
B. Khi con cái được đến trường.
C. Khi nhìn các con được ăn no.
D. Khi tránh được những đòn roi của chồng.
Câu 7: Câu nào sau đây thể hiện đúng hình tượng người lái đò trong tác phẩm Người lái đò ng Đà của
nhà văn Nguyễn Tuân?
A. Một người lao động tiều tụy vì công việc lái đò gian nan.
B. Một người lao động ngang tàng, không sợ hiểm nguy.
C. Một người lao động dũng cảm, có phẩm chất nghệ sĩ.
D. Một người lao động yêu mến, gắn bó với thiên nhiên.
Câu 8: Trường hợp nào sau đây viết đúng chính tả?
A. ráo riết.
B. trong trẽo.
C. mải miếc.
D. xuất sứ.
Câu 9: Câu nào sau đây lỗi chính tả?
A. Ông ta luôn thực hiện tốt những chỉ đạo của cấp trên.
B. Ông ta luôn chê trách những hành động thiếu văn minh nơi công sở.
C. Ông ta luôn chỉ trích những ý tưởng sai lầm của lảnh đạo.
D. Ông ta luôn gièm pha thành công của người khác.
Câu 10: Điền từ đúng vào chỗ trống trong câu sau:
“Anh ấy không giỏi ăn nói. Đây là____ của anh ấy”.
A. điểm yếu
B. ưu thế
C. yếu thế
D. yếu điểm
Trang 2/16
Câu 11: “Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn”
(Bà Huyện Thanh Quan, Chiều hôm nhớ nhà)
Từ “bảng lảng” trong câu thơ trên nghĩa là gì?
A. Lờ mờ, chập chờn.
B. mịt, lãng đãng.
C. Mơ màng, lng l.
D. Hiu hắt, thưa thớt.
Câu 12: Một trăm thứ than, than thân là than không ai quạt.
Một trăm thứ bạc, bạc tình bán chẳng ai mua.
(Ca dao)
Than” và “bạc” ở câu trên được sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Ci chữ.
B. Ẩn dụ.
C. Hoán dụ.
D. Nói quá.
Câu 13: Câu nào sau đây thiếu chủ ngữ?
A. Sinh viên được nâng cao thể lực sau ba tháng rèn luyện.
B. Qua ba tháng rèn luyện đã nâng cao thể lực của sinh viên.
C. Giáo viên đã giúp sinh viên nâng cao thể lực sau ba tháng rèn luyện.
D. Qua ba tháng rèn luyện, giáo viên đã giúp nâng cao thể lực của sinh viên.
Câu 14: “Sáng nay ở sân bóng, cầu thủ A thổ lộ việc vợ có thai với huấn luyện viên trưởng”.
u trên chứa đựng thông tin hồ:
A. về sự việc.
B. về địa điểm.
C. về thời gian.
D. về tâm lý.
Câu 15: Phân tích các dẫn chứng trong Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều Hồ Xuân Hương để làm
rõ vấn đề phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Câu trên là câu:
A. có thành phần đồng chức năng nhưng không đồng loại.
B. viết đúng không cần chỉnh sửa.
C. sắp xếp sai vị trí các thành phần.
D. thiếu thành phần nòng cốt.
Dựa vào thông tin dưới đây để trả lời các câu từ 16 đến 20
Nguyễn Đình Chiểu sinh ra trong một gia đình không cao sang nhưng cũng chưa đến nỗi phải sống
một cuộc đời lao đao vất vả nếu không có chuyện quốc biến dẫn đến những gia biến bất ngờ. Thực tế tàn
nhẫn đã khiến cho cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu phải trải qua nhiều bước thăng trầm, đã phải sống với
nhiều khổ đau của bản thân và của đất nước.
Từ thuở thơ ấu cho đến tuổi 11- 12, Nguyễn Đình Chiểu đã được sống học tập một cách nề nếp
bên cạnh mẹ hiền, người đã dày công nuôi dạy ông. Một số điểm có liên quan đến những ngày niên thiếu
của tiên sinh chúng tôi được hôm nay những tài liệu chúng tôi ghi chép lại qua lời kể của
Nguyễn Đình Chiêm, con trai của tiên sinh, ngày ông còn tại thế (mất năm 1955). Ông Nguyễn Đình
Chiêm kể rằng, thời thơ ấu, Nguyễn Đình Chiểu thường được nghe mẹ kể nhiều chuyện cổ dân gian
được theo đi xem hát vườn Ông Thưng (tức vườn Tao Đàn ngày nay). Qua đó, bà mẹ bắt đầu
giáo dục ông về những điều thiện ác, trung nịnh, chính tà, nhân nghĩa… Năm lên 6 - 7 tuổi, Nguyễn
Đình Chiểu lại được theo học vỡ lòng với một ông đồ là học trò ông Nghè Chiêu, mà ông Nghè Chiêu lại
học trò của Trường Toản. Việc nuôi dạy của mẹ giáo dục của ông thầy vỡ lòng đã có ảnh
hưởng lớn đến việc hình thành tư tưởng sau này của Nguyễn Đình Chiểu.
(Ca Văn Thỉnh, “Nguyễn Đình Chiểu: Cuộc đời và sự nghiệp (1822 - 1888)”, in trong
Ca Văn Thỉnh - Di sản văn hóa Nam Bộ nhìn từ danh sĩ Nam Bộ thế kỷ XVIII - XIX)
Câu 16: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên là gì?
A. Thuyết minh.
B. Nghị luận.
C. Biểu cảm.
D. Miêu tả.
Câu 17: Từ “tại thế” trong đoạn văn thứ hai có ý nghĩa gì?
A. Sống với tư thế an nhiên, tự tại.
B. Trân trọng thực tại trên trần thế.
C. Vẫn giữ được tư thế vốn có.
D. Vẫn còn sống trên trần thế.
Câu 18: Từ “tiên sinh” trong đoạn văn thứ hai được dùng để chỉ:
A. Nguyễn Đình Chiểu.
B. Nguyễn Đình Chiêm.
C. Ông Thượng.
D. Ông Nghè.

Đề thi đánh giá năng lực 2024 của Đại học Quốc gia

Đề thi đánh giá năng lực 2023 của Đại học Quốc gia TP.HCM và Đại học Quốc gia Hà Nội vừa được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp nội dung cấu trúc bài thi đánh giá năng lực về các môn học gồm 3 phần ngôn ngữ, toán học tư duy logic phân tích số liệu và giải quyết vấn đề. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây để thấy được toàn bộ nội dung đề thi nhé.

Đáp án đề thi mẫu đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM

1. A2. D3. A4. A5. B6. C7. C8. A9. C10. A
11. C12. A13. B14. A15. A16. A17. D18. A19. B20. B
21. C22. B23. A24. B25. C26. B27. C28. A29. B30. C
31. D32. B33. B34. D35. C36. C37. B38. A39. D40. B
41. D42. C43. C44. B45. D46. D47. B48. C49. C50. A
51. B52. D53. C54. C55. A56. D57. D58. C59. D60. A
61. B62. D63. C64. D65. I66. D67. B68. D69. B70. A
71. B72. C73. D74. B75. A76. A77. A78. A79. B80. A
81. A82. B83. C84. D85. A86. D87. A88. C89. C90. B
91. A92. B93. A94. D95. A96. A97. A98. A99. A100. C
101. A102. B103. A104. D105.B106.C107. A108. C109. C110. C
111. A112. D113. B114.D115. A116. D117. B118. B119. D120. B

Đề thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM

Đại học Quốc gia TP HCM công bố mẫu đề thi đánh giá năng lực 2023 với cấu trúc và độ khó tương tự như các năm trước.

Chiều 31/1, TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo, Đại học Quốc gia TP HCM, cho biết cấu trúc đề thi gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài 150 phút, tính theo thang điểm 1.200, với ba phần thi: Sử dụng ngôn ngữ; Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu; Giải quyết vấn đề.

"Cấu trúc, độ khó đều giữ nguyên như các năm trước. Mẫu đề thi năm 2023 mang tính chất làm mới, cập nhật các thông tin, dữ liệu câu hỏi", ông Chính nói.

Năm nay, kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM được tổ chức hai đợt, vào ngày 26/3 và 28/5. Trong đó, đợt 1 mở cổng đăng ký từ ngày 1 đến 26/2, đợt 2 từ ngày 5 đến 28/4. Lệ phí thi là 300.000 đồng một lượt, tăng 100.000 đồng so với năm ngoái.

Đợt thi đầu tiên diễn ra tại 21 địa phương, gồm: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Thuận, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang và Bạc Liêu. Kết quả được công bố vào ngày 4/4.

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Đề thi đánh giá năng lực 2023 của Đại học Quốc gia TP.HCM. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới nhé.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia

    Xem thêm