Bộ đề ôn thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM 2025 có đáp án - Số 3
Bộ đề thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM 2025
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Bộ đề ôn thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM 2025 có đáp án - Số 3 để bạn đọc cùng tham khảo. Bộ đề được tổng hợp với 5 mã đề thi. Mỗi đề gồm có 120 câu hỏi trắc nghiệm. Thí sinh làm bài trong thời gian 150 phút. Mời các bạn cùng theo dõi đề thi dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi kì thi đánh giá năng lực sắp tới.nhé.
1. Đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM - Đề 1
1.1 TIẾNG VIỆT
1. Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Mưa tháng bảy gãy cành…/ Nắng tháng tám rám cành bưởi”
A. dừa
B. trám
C. cam
D. bòng
2. Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây”, Đăm Săn chiến đấu với ai?
A. Mtao Mxây
B. Xinh Nhã
C. Đăm Di
D. Đăm Noi
3. “Quốc tộ như đặng lạc/ Nam thiên lí thái bình/ Vô vi cư điện các/ Xứ xứ tức đao binh” (Vận nước – Pháp Thuận)
Bài thơ được viết theo thể thơ:
A. Ngũ ngôn
B. Thất ngôn tứ tuyệt
C. Ngũ ngôn tứ tuyệt
D. Ngũ ngôn trường thiên
4. “Từ đấy, giữa biển người mênh mông, Phi gặp biết bao nhiêu gương mặt, cùng cười đùa với họ, hát cho họ nghe… (Nguyền Ngọc Tư)
Từ nào trong câu thơ trên được dùng với nghĩa chuyển?
A. biển
B. mênh mông
C. gặp
D. cười
5. Điền vào chỗ trống trong câu thơ: “Nước chúng ta/ Nước những người chưa bao giờ…/ Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất”. (Đất nước – Nguyễn Đình Thi)
A. chết
B. buông
C. mất
D. khuất
6. “Một đàn thằng hỏng đứng mà trông/ Nó đỗ khoa này có sướng không? / Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt/ Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng” (Giễu người thi đỗ –Trần Tú Xương)
Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:
A. dân gian
B. trung đại
C. thơ Mới
D. hiện đại
7. Phương án nào không nêu đúng giá trị lịch sử to lớn của bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh?
A. Tuyên ngôn độc lập thể hiện một cách sâu sắc và hùng hồn tinh thần yêu nước, yêu chuộng độc lập tự do và lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc của tác giả cũng như toàn thể dân tộc.
B. Tuyên ngôn độc lập là lời tuyên bố xóa bỏ ách đô hộ của thực dân Pháp đối với dân tộc ta suốt hơn 80 năm, xóa bỏ chế độ phong kiến đã tồn tại hàng nghìn năm trên đất nước ta.
C. Tuyên ngôn độc lập đã khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc tộc ta, mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự chủ, tiến lên Chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.
D. Tuyên ngôn độc lập tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam mới, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hòa nhập với cộng đồng nhân loại với tư cách là một nước độc lập, tự do, dân chủ.
8. Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
A. có lẽ
B. chỉnh sữa
C. giúp đở
D. san sẽ
9. Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Bởi cái cách đi xe ... của anh Long, mẹ anh luôn phải ... mỗi khi anh đi xa. ”
A. bạc mạng, căn vặn
B. bạc mạng, căn dặn
C. bạt mạng, căn dặn
D. bạt mạng, căn vặn
10. Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Trường học tổ chức cho học sinh một chuyến thăm quan về quê Bác.”
A. Trường học
B. tổ chức
C. chuyến
D. thăm quan
11. Các từ “thảm thương, nứt nẻ” thuộc nhóm từ nào?
A. Từ ghép tổng hợp
B. Từ ghép chính phụ
C. Từ láy bộ phận
D. Từ láy phụ âm đầu
12. Câu thơ sau sử dụng dạng điệp ngữ nào: “Chuyện kể từ nỗi nhớ sâu xa/ Thương em, thương em, thương em biết mấy”
A. Điệp ngữ cách quãng
B. Điệp ngữ nối tiếp
C. Điệp ngữ chuyển tiếp
D. Điệp ngữ vòng
13. “Mỗi tháng, y vẫn cho nó dăm hào. Khi sai nó trả tiền giặt hay mua thức gì, còn năm ba xu, một vài hào, y thường cho nốt nó luôn. Nhưng cho rồi, y vẫn thường tiếc ngấm ngầm. Bởi vì những số tiền cho lặt vặt ấy, góp lại, trong một tháng, có thể thành đến hàng đồng” (Sống mòn – Nam Cao)
Nhận xét về phép liên kết của các câu văn trên.
A. Phép liên tưởng
B. Phép liên kết nối .
C. Phép lặp, phép nối
D. Phép liên tưởng, phép lặp
14. “Bộ GD&ĐT cho hay quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa được thực hiện nghiêm ngặt với yêu cầu bảo mật nội bộ chặt chẽ để bảo đảm chất lượng câu hỏi thi và tính khoa học khách quan trong ra đề thi. Cục Quản lý Chất lượng đã xây dựng quy trình bảo mật và chỉ đạo Trung tâm Khảo thí quốc gia quán triệt áp dụng ngay trong từng công đoạn của quy trình 9 bước.”
(Nguồn Internet)
Trong đoạn văn trên, từ “ngân hàng” được dùng với ý nghĩa gì?
A. Tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lí các nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng.
B. Kho lưu trữ nhiều thành phần, bộ phận cơ thể.
C. Tập hợp các dữ liệu liên quan đến một lĩnh vực nào đó.
D. Một công trình xây dựng được xây dựng để lưu trữ câu hỏi thi
15. Trong các câu sau:
I. Qua tác phẩm “Tắt đèn” cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ nông dân trong chế độ cũ.
II. Do mùa mưa kéo dài nên mùa màng bị thất bát.
III. Nhân vật chị Dậu đã cho ta thấy phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
IV. Hơn 1000 tài liệu, hiện vật, hình ảnh mà Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đã sưu tầm từ năm 2004 đến nay.
Những câu nào mắc lỗi:
A. I và II
B. I và III
C. I và IV
D. II và IV
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 16 đến câu 20:
“Việt Nam đất nước ta ơi!
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
Cánh cò bay lả rập rờn,
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.
Quê hương biết mấy thân yêu,
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau.
Mặt người vất vả in sâu,
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.
Đất nghèo nuôi những anh hùng,
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên.
Đạp quân thù xuống đất đen,
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa.”
(Trích “Việt Nam thân yêu” – Nguyễn Đình Thi)
16. Đất nước Việt Nam tươi đẹp, trù phú được miêu tả bằng những hình ảnh nào?
A. biển lúa mênh mông
B. cánh cò bay lả
C. mây mờ che đỉnh Trường Sơn
D. Tất cả các đáp án trên
17. Văn bản trên chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự
B. Biểu cảm
C. Nghị luận
D. Miêu tả
18. Xác định một biện pháp tu từ trong đoạn thơ: “Mặt người vất vả in sâu/ Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn/ Đất nghèo nuôi những anh hùng/ Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên.”.
A. Điệp từ
B. Nhân hóa
C. Nói giảm, nói tránh
D. Câu hỏi tu từ
19. Đoạn thơ đầu thể hiện cảm xúc gì?
A. Lòng căm thù với giặc ngoại xâm.
B. Xót xa với những nỗi đau của đất nước.
C. Yêu mến, tự hào về vẻ đẹp trù phú của đất nước mình.
D. Tất cả các đáp án trên.
20. Hình ảnh Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên thể hiện phẩm chất gì của nhân dân ta?
A. Mạnh mẽ, kiên cường
B. Nhân hậu, nghĩa tình
C. Khiêm tốn, thật thà
D. Tất cả các đáp án trên.
1.2. TIẾNG ANH
Question 21 – 25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C or D) to fill in each blank.
21. He .......... his homework before he went to the cinema.
A. has done
B. had done
C. did
D. was doing
22. The course begins ........... 7th January and ends 10th March.
A. on/on
B. in/in
C. at/at
D. from/to
23. Susan ............... hear the speaker because the crowd was cheering so loudly.
A. mustn't
B. couldn't
C. can't
D. needn't
24. I regretted ........... her that letter.
A. to have written
B. written
C. have written
D. having written
25. A supermarket is ............. a shopping centre.
A. less convenient as
B. not so convenient than
C. less convenient than
D. the most convenient as
2. Đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM - Đề 2
1.1 TIẾNG VIỆT
Câu 1 (NB): Chọn từ đúng dưới đây để điền vào chỗ trống “Ráng mỡ…, có nhà thì giữ”
A. heo
B. trâu
C. bò
D. gà
Câu 2 (NB): Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy thuộc thể loại văn học dân gian nào?
A. Thần thoại
B. Sử thi
C. Truyền thuyết
D. Cổ tích
Câu 3 (NB): “Bác già tôi cũng già rồi/ Biết thôi, thôi thế thì thôi mới là! / Muốn đi lại tuổi già thêm nhác/ Trước ba năm gặp bác một lần;” (Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến)
Đoạn thơ được viết theo thể thơ:
A. Song thất lục bát
B. Lục bát
C. Thất ngôn bát cú
D. Tự do
Câu 4 (NB): (1) Mặt trời xuống biển như hòn lửa
(Huy Cận)
(2) Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
(Xuân Quỳnh)
(3)“Từ đấy, giữa biển người mênh mông, Phi gặp biết bao nhiêu gương mặt, cùng cười đùa với họ, hát cho họ nghe…
(Nguyễn Ngọc Tư)
Từ “biển” trong câu nào được dùng với nghĩa chuyển?
A. câu 2
B. câu 3
C. câu 2,3
D. Không có câu nào
Câu 5 (NB): “Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét/ Tình yêu… như cánh kiến hoa vàng”
(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)
A. anh
B. em
C. ta
D. mình
Câu 6 (TH): “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời/ Bao cô thôn nữ hát trên đồi/ - Ngày mai trong đám xanh xuân ấy/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi…”
(Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử)
Đoạn thơ trên thuộc dòng thơ:
A. dân gian
B. trung đại
C. thơ Mới
D. hiện đại
Câu 7 (NB): Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, tác nhân nào đã đánh thức lòng yêu thương của Mị, dẫn đến hành động cắt dây trói cứu A Phủ trong đêm tình mùa xuân?
A. Mùa xuân ở Hồng Ngài
B. Tiếng sáo gọi bạn tình
C. Hơi rượu
D. Giọt nước mắt của A Phủ
Câu 8 (NB): Chọn từ viết đúng chính tả trong các từ sau:
A. cọ sát
B. lỗ nực
C. sắc sảo
D. sáng lạng
Câu 9 (NB): Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu sau: “Anh ấy là người ..........., làm gì cũng suy nghĩ ............ rồi mới quyết định.”
A. chín chắn, cẩn trọng
B. chín chắn, cẩn chọng
C. chính chắn, cẩn trọng
D. chính chán, cẩn chọng
Câu 10 (NB): Từ nào bị dùng sai trong câu sau: “Bởi vì tính chất nguy hiểm của dịch corona, anh ấy buột phải tự cách ni khi bị sốt, ho.”
A. nguy hiểm
B. buột
C. cách ni
D. cả B và C
Câu 11 (NB): Các từ “lơ lửng, nao núng, lung linh” thuộc nhóm từ nào?
A. Từ ghép tổng hợp
B. Từ ghép chính phụ
C. Từ láy bộ phận
D. Từ láy phụ âm đầu
Câu 12 (NB): “Vì Bích kiên trì trong học tập nhưng bạn ấy đạt kết quả tốt.” Đây là câu:
A. thiếu chủ ngữ
B. thiếu vị ngữ
C. sai cặp quan hệ từ
D. sai logic
Câu 13 (VD): “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
(Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh)
Nhận xét phép liên kết của hai câu văn trên:
A. Hai câu trên sử dụng phép liên tưởng
B. Hai câu trên không sử dụng phép thế
C. Hai câu trên sử dụng phép liên kết lặp
D. Hai câu trên sử dụng phép liên kết nối
Câu 14 (TH): Tại cuộc họp nóng chiều 31/1, trước cơn sốt khẩu trang y tế tăng giá gấp nhiều lần, khan hiếm hàng, Bộ Y tế cho biết: Hiện dịch chưa lây lan mạnh mẽ trong cộng đồng thì khi đến những chỗ nguy cơ cao như đi phương tiện công cộng, đến bệnh viện có thể dùng khẩu trang y tế thông thường, thậm chí có thể dùng khẩu trang vải.
Trong đoạn văn trên, từ “cơn sốt” được dùng với ý nghĩa gì?
A. Quá trình tăng mạnh một cách đột biến, nhất thời về giá cả hoặc nhu cầu nào đó trong xã hội.
B. Tăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình thường do bị bệnh
C. Cách nói ẩn dụ chỉ những người tính cách đột nhiên khác biệt so với ngày thường.
D. Tên một căn bệnh nguy hiểm mà con người thường mắc phải
Câu 15 (NB): Trong các câu sau:
I. Cuộc triển lãm tranh cổ động “cả thế giới khát khao” làm chúng ta thấm thía hơn về việc tiết kiệm nước cũng như bảo vệ nguồn nước.
II. Từ những ngày đầu tiên cắp sách đến trường làng tới lúc trưởng thành bước chân vào cổng trường đại học.
III. Chị ấy đẹp nhưng lao động giỏi
IV. Dù khó khăn đến đâu tôi cũng quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.
Những câu nào mắc lỗi:
A. II và III
B. II và IV
C. II và I
D. III và IV
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 16 đến câu 20:
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao
(Trích Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
(Trích Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 16 (NB): Cả hai đoạn thơ trên đều sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Biểu cảm
B. Miêu tả
C. Tự sự
D. Nghị luận
Câu 17 (NB): Nghệ thuật tương phản được sử dụng trong những câu thơ nào của đoạn thơ thứ hai?
A. Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
B. Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
C. Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
D. Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
Câu 18 (NB): Nêu biện pháp tu từ trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”.
A. So sánh
B. Ẩn dụ
C. Nhân hóa
D. Ẩn dụ và nhân hóa
Câu 19 (TH): Hãy chỉ ra điểm tương đồng giữa hai đoạn thơ.
A. Sự hi sinh của người mẹ
B. Tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho mẹ
C. Thời gian vô thường làm tuổi xuân mẹ qua nhanh
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 20 (TH): Chỉ ra thông điệp của hai đoạn thơ trên.
A. Thời gian không chờ đợi ai
B. Công lao sinh dưỡng của mẹ không gì sánh bằng
C. Cần biết ơn công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ
D. Tất cả các đáp án trên
1.2. TIẾNG ANH
Câu 21 – 25: Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C or D) to fill in each blank.
Câu 21 (NB): She ________ (play) the piano when our guests _______ (arrive) last night.
A. was playing/ arrived
B. played/ arrived
C. was playing/ were arriving
D. had played/arrived
Câu 22 (TH): The students don't know how to complete the assignments ______ by the teacher yesterday.
A. were given
B. given
C. giving
D. give
Câu 23 (NB): For breakfast, I had _____ sandwich and _____ apple. The sandwich wasn’t very nice.
A. the / an
B. a / the
C. a / an
D. the / the
Câu 24 (NB): She loves comedies, ________ her husband is interested in action films.
A. and
B. for
C. or
D. since
Câu 25 (TH): One of the _____ had finished singing and the usual shower of coins was falling on the hard floor.
A. entertains
B. entertainments
C. entertainer
D. entertainers
Mời các bạn cùng tải về bản ZIP để xem đầy đủ các mã đề thi nhé