Đề ôn thi đánh giá năng lực 2025 môn Lịch sử - Đề 1
Đề thi đánh giá năng lực 2025 môn Lịch sử - Đề 1
Đề ôn thi đánh giá năng lực 2025 môn Lịch sử - Đề 1 được VnDoc.com tổng hợp với 17 câu hỏi trắc nghiệm, đề có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi kì thi đánh giá năng lực sắp tới nhé.
1. Đề ôn thi đánh giá năng lực môn Sử
Câu 401: Nguyên nhân trực tiếp “đòi hỏi” Liên Xô phải tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A. thu được nhiều chiến phí.
B. chiếm được nhiều thuộc địa.
C. bị tổn thất nặng nề trong chiến tranh.
D. bị các nước phương Tây bao vậy, cấm vận.
Câu 402: Nguyên tắc hoạt động cơ bản nhất của tổ chức ASEAN trong Hiệp ước Bali (1976)?
A. Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
C. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
D. Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội.
Câu 403: Nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản đều hướng tới hai nhiệm vụ chính nào?
A. Nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.
B. Nhiệm vụ độc lập và hòa bình.
C. Nhiệm vụ dân tộc và quốc gia.
D. Nhiệm vụ giai cấp và dân chủ.
Câu 404:Chiến dịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 vì
A. Đánh bại hoàn toàn chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ” của quân đội Sài Gòn.
B. Đập tan đầu não và sào huyệt cuối cùng của chính quyền và quân đội Sài Gòn.
C. Mở ra quá trình sụp đổ hoàn toàn của chính quyền và quân đội Sài Gòn.
D. Làm cho chính quyền Sài Gòn đứng trước nguy cơ sụp đổ hoàn toàn.
Câu 405: Điểm giống nhau giữa Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) là
A. đều là những trận quyết chiến chiến lược
B. đều nhằm tiêu diệt quân đội viễn chinh Pháp.
C. cùng chung phương châm tác chiến đánh chắc, tiến chắc.
D. địa bàn mở chiến dịch ở đồng bằng và đồi núi.
Câu 406: Ưu điểm lớn nhất của phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX là
A. tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
B. tiến hành khởi nghĩa vũ trang.
C. làm chậm quá trình khai thác của thực dân Pháp.
D. xác định đối tượng đấu tranh là thực dân Pháp.
Câu 407: Từ thực tiễn xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954) Đảng ta đã có những bài học về
A. tăng cường hợp tác quốc tế.
B. xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.
C. phát huy sức mạnh toàn dân.
D. xây dựng nền kinh tế thị trường.
Câu 408: Nội dung nào dưới đây giải thích đúng với ý nghĩa đối với thế giới của sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1930?
A. Có ý nghĩa và tầm vóc như 1 Đại hội thành lập Đảng.
B. Cách mạng Việt Nam thực sự trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.
C. Kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp của nhân dân Việt Nam.
D. Sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin và lý luận cách mạng giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
Câu 409: Vì sao Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản (1920)?
A. Quốc tế này đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.
B. Quốc tế này giúp nhân dân ta đấu tranh chống thực dân Pháp.
C. Quốc tế này chủ trương thành lập Mặt trận giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
D. Quốc tế này bênh vực cho quyền lợi của các nước thuộc địa.
Câu 410: Công lao to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc Hồ Chí Minh trong thời gian từ 1919 - 1941?
A. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
B. Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Soạn thảo cương lĩnh cách mạng đầu tiên của Đảng.
D. Lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi trong cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945.
Câu 411: Nguyên nhân nào dưới đây là cơ bản, quyết định sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930-1931?
A. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1933.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, thấu hiểu nguyện vọng của nhân dân.
C. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.
D. Địa chủ phong kiến cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, bóc lột nhân dân.
Dựa vào thông tin sau để trả lời câu hỏi từ câu 412 - 414:
Năm 1949, các nước phương Tây đã thành lập Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), tiếp đó học phục hồi và tái vũ trang Tây Đức, cuối cùng cũng kết nạp Tây Đức vào NATO, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Khi các nước phương Tây phê chuẩn Hiệp ước Luân Đôn và Pari tháng 5/1955 (về việc Tây Đức gia nhập NATO), Liên Xô đã tuyên bố hủy bỏ các Hiệp ước đồng minh đã kí với Anh năm 1942 và với Pháp năm 1944. Tiếp đó, Liên Xô và các nước chủ nghĩa Đông Âu (gồm A-ba-ni, Ba Lan, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri CHDC Đức, Ru-ma-ni và Tiệp Khắc) đã tiến hành cuộc họp khẩn cấp tại Vác-sa-va từ ngày11-14/5/1955. CHND Trung Hoa cũng tham gia với tư cách là quan sát viên. Các nước đã kí Hiệp ước hữu nghị, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau” (còn gọi là Hiệp ước Vác-sa-va). Phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, các thành viên Hiệp ước cam kết không dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế và giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; tuyên bố sẵn sàng tham gia mọi hoạt động quốc tế nhằm tìm kiếm các biện pháp tích cực để bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới, để cắt giảm vũ khí và cấm các loại vũ khí giết người hàng loạt.
(Theo giáo trình lịch sử quan hệ quốc tế 1945-1990, trang 36)
Câu 412: Khi nào các nước phương Tây thành lập khối Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương?
A. Năm 1949.
B. Năm 1950.
C. Năm 1951.
D. Năm 1952.
Câu 413: Liên Xô đã có hành động gì khi khối liên minh quân sự NATO ra đời?
A. Cấm vận đối với các nước Tây Âu.
B. Kí các hiệp ước với các nước phương Tây.
C. Gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
D. Hủy bỏ các Hiệp ước đồng minh kí với Anh năm 1942 và với Pháp năm 1944.
Câu 414: Nước nào tham gia với tư cách là quan sát viên?
A. A-ba-ni.
B. Hung-ga-ri.
C. CHND Trung Hoa.
D. Ru-ma-ni.
Dựa vào thông tin trong đoạn trích sau trả lời các câu hỏi từ câu 415 - 417:
- Ngày 5-6-1911, từ bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành (sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh) rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước với thân phận người đầu bếp mang tên Văn Ba trên con tàu Amiral Latouche Tréville (tàu Đô đốc Latouche Tréville) rời cảng Sài Gòn đi Marseille. Đây là một trong 6 con tàu cỡ lớn chuyên chạy tuyến Pháp – Đông Dương của hãng Năm Sao.
Sau này, khi được hỏi về chuyến đi ngày 5-6-1911, Bác đã trả lời một nhà báo Nga như sau: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp Tự do, Bình đẳng, Bác ái... Tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những chữ ấy”. Trả lời một nhà văn Mỹ cũng về câu hỏi này, Người nói: “Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”.
- Năm 1953, để cung cấp tài liệu học tập cho cán bộ, đảng viên, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết 50 bài báo giới thiệu có hệ thống những kiến thức chính trị phổ thông, những đạo lý cách mạng cơ bản, đăng trên nhiều số báo của Báo Cứu quốc với bút danh Đ.X. Loạt bài sau này được xuất bản thành sách với tiêu đề “Thường thức chính trị”. Trong loạt bài đã đăng, bài “Chính sách kinh tế của Đảng và Chính phủ” đăng ngày 5-6-1953.
- Ngày 5-6-1968, Bác gửi thư khen cán bộ, chiến sĩ đảo Cồn Cỏ do có thành tích chiến đấu dũng cảm, bắn rơi 4 máy bay Mỹ trong ngày 31-5-1968. Bác nhắc cán bộ, chiến sĩ đảo phải tăng cường đoàn kết, luôn nâng cao cảnh giác, không ngừng tập luyện, sẵn sàng chiến đấu, kiên quyết đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn của địch, giành nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa. Cuối thư Bác gửi tặng 2 câu thơ:
“Cồn Cỏ nở đầy hoa thắng trận,
Đánh cho tan xác giặc Hoa Kỳ”.
(Sách Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày này năm xưa, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2010 và Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2011).
Câu 415: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước ở đâu?
A. Bến Cảng Nhà Rồng.
B. Cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn).
C. Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh)
D. Cửa khẩu Hà Khẩu.
Câu 416: Khi trả lời tờ báo nào chủ tịch Hồ Chí Minh nói như sau:“Nhân dân Việt Nam trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao, tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”?
A. Pháp. B. Mĩ. C. Anh. D. Đức.
Câu 417:
“Cồn Cỏ nở đầy hoa thắng trận,
Đánh cho tan xác giặc Hoa Kỳ”.
Là câu thơ của ai?
A. Phạm Văn Đồng.
B. Võ Nguyên Giáp.
C. Hồ Chí Minh.
D. Trường Chinh.
2. Đáp án đề ôn thi đánh giá năng lực môn Sử
401. C | 402. D | 403. A | 404. B | 405. A | 406. D | 407. C | 408. B | 409. D | 410. A |
411. B | 412. A | 413. D | 414. C | 415. A | 416. B | 417. C |
|
|
|