Đề tham khảo thi đánh giá năng lực năm 2025 Đại học Sư Phạm TP.HCM môn Sinh học
ĐGNL năm 2025
https://dgnl.hcmue.edu.vn Trang 1/12
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐỀ THI MINH HỌA
(Đề thi có 12 trang)
ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CHUYÊN BIỆT NĂM 2025
Môn thi: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề
Họ, tên thí sinh: ...................................................................................................................................
Số báo danh: ........................................................................................................................................
Thí sinh lựa chọn một phương án đúng theo yêu cầu từ câu 1 đến câu 20.
Câu 1. Ở tế bào nhân thực, cấu trúc nào sau đây đóng vai trò kiểm soát sự vận chuyển các chất đi vào
và đi ra khỏi tế bào?
A. Ti thể. B. Màng sinh chất. C. Lưới nội chất. D. Bộ máy Golgi.
Câu 2. Con la được sinh ra từ phép lai giữa ngựa cái và lừa đực. So với ngựa và lừa, con la có
sức sống mãnh liệt, cơ bắp khoẻ mạnh và sức làm việc hiệu quả hơn. Thành tựu tạo ra con la là
ứng dụng của phương pháp nào dưới đây?
A. Lai thuận nghịch. B. Lai xa.
C. Lai cải tiến. D. Lai tế bào sinh dưỡng.
Câu 3. Mức độ thay đổi tần số allele của các gene trong quần thể phụ thuộc vào tỉ lệ nhập cư và
khả năng tham gia sinh sản thành công của những cá thể nhập cư là đặc điểm của nhân tố tiến hoá
nào sau đây?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Đột biến.
C. Dòng gene. D. Biến động di truyền.
Câu 4. Ví dụ nào sau đây minh hoạ cho một quần thể sinh vật?
A. Tập hợp Voọc mũi hếch ở rừng Khau Ca (Hà Giang).
B. Tập hợp bướm ở Khu bảo tồn thiên nhiên Phù Hoạt (Nghệ An).
C. Tập hợp cây đước ở các rừng ngập mặn (Quảng Ninh).
D. Tập hợp chim ở Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp).
Câu 5. Nhóm sinh vật nào sau đây có khả năng chuyển hoá năng lượng ánh sáng thành năng lượng
hoá học tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ?
A. Quang tự dưỡng. B. Hoá tự dưỡng. C. Sinh vật phân giải. D. Sinh vật tiêu thụ.
Câu 6. Khi nuôi vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục thì tốc độ tăng trưởng của
quần thể đạt tối đa vào pha nào sau đây?
A. Tiềm phát. B. Luỹ thừa. C. Cân bằng. D. Suy vong.
Câu 7. Ở đậu Hà Lan (Pisum sativum), màu sắc hoa do một gene có 2 allele quy định, trong đó
allele A quy định hoa tím trội hoàn toàn so với allele a quy định hoa trắng. Phép lai nào sau đây
thu được thế hệ con có tỉ lệ 3 cây hoa tím: 1 cây hoa trắng?
A. AA × Aa. B. AA × aa. C. Aa × Aa. D. Aa × aa.
https://dgnl.hcmue.edu.vn Trang 2/12
Câu 8. Chọn lọc tự nhiên duy trì, tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải những biến dị có hại. Theo học thuyết
tiến hoá của Darwin, chọn lọc tự nhiên có vai trò nào sau đây?
A. Tạo ra các kiểu gene thích nghi. B. Tạo ra các allele mới.
C. Tác động trực tiếp lên kiểu gene. D. Định hướng quá trình tiến hoá.
Câu 9.
Hình bên mô tả hiện tượng một đột biến điểm
xảy ra trên gene
-globin và gây bệnh hồng cầu
hình liềm ở người. Quan sát hình và cho biết dạng
đột biến gene gây bệnh này thuộc loại nào sau đây?
A. Mất 1 cặp nucleotide. B. Thêm 1 cặp nucleotide.
C. Thay thế 1 cặp nucleotide. D. Mất 2 cặp nucleotide.
Câu 10. Trong quy luật di truyền các tính trạng do gene ngoài nhân quy định, kết quả của phép lai thuận
và lai nghịch khác nhau. Hiện tượng này là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Các gene này không được biểu hiện ở các cá thể đực.
B. Các gene này luôn tồn tại thành từng cặp allele trong tế bào hợp tử.
C. Cá thể con chỉ nhận các gene này từ tế bào trứng của mẹ.
D. Giao tử đực và giao tử cái đóng góp tế bào chất như nhau vào hợp tử.
Câu 11. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự, có tính quy luật của các quần xã sinh vật
tương ứng với sự biến đổi của môi trường. Sơ đồ nào sau đây mô tả quá trình diễn thế nguyên sinh?
A. Cây thuỷ sinh → Trảng cỏ → Cỏ và cây bụi → Cây thân gỗ.
B. Môi trường trống trơn → Địa y và Rêu → Cỏ và cây bụi → Cây bụi, Thông, Sồi.
C. Cây gỗ rụng lá → Cây cỏ và cây bụi nhỏ → Cây gỗ thường xanh → Cây gỗ rụng lá.
D. Rừng rậm → Rừng cây bụi → Đồng cỏ → Đồi trọc.
Câu 12. Sử dụng thực phẩm trong trường hợp nào sau đây có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc thực phẩm
do nấm mốc?
A. Tôm được nuôi bởi nguồn nước mặn ô nhiễm.
B. Sữa tươi trong hộp kín quá hạn sử dụng.
C. Cải xoăn được trồng trên đất ô nhiễm kim loại nặng.
D. Hạt lạc (đậu phộng) để lâu ngày trong môi trường ẩm ướt.
Câu 13. Hình bên ghi nhận lại hiện tượng
nguyên phân ở tế bào rễ hành tím khi xử lí với
thuốc nhuộm carmin-acetic (45%) dưới kính
hiển vi. Quan sát hình, hãy cho biết tế bào được
xác định bởi mũi tên chỉ vào đang ở kì nào của
nguyên phân?
A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối.
https://dgnl.hcmue.edu.vn Trang 3/12
Câu 14. Trong quá trình sinh trưởng ở các loài thực vật như lúa, ngô, tre, ... đường kính thân của
chúng hầu như không có sự gia tăng kích thước bề ngang. Hiện tượng trên là do nguyên nhân nào
sau đây?
A. Các loài thực vật trên không có quá trình sinh trưởng sơ cấp.
B. Các loài thực vật trên chỉ có mô phân sinh lóng, không có mô phân sinh đỉnh.
C. Các loài thực vật trên không có mô phân sinh bên.
D. Các loài thực vật trên có mô phân sinh bên hoạt động mạnh hơn mô phân sinh lóng.
Câu 15. Trên cùng cây rau mác, những lá vươn lên khỏi mặt nước thì có hình mũi mác, những lá chìm
trong nước thì có hình bản dài. Đây là ví dụ về hiện tượng nào sau đây?
A. Đột biến gene. B. Đột biến nhiễm sắc thể.
C. Thường biến. D. Biến dị tổ hợp.
Câu 16. Trong trạng thái sinh lí bình thường, khi nói về hoạt động bơm máu trong một chu kì tim ở
người trưởng thành, nhận định nào sau đây SAI?
A. Trong một chu kì tim, thời gian pha thất co dài hơn thời gian pha nhĩ co.
B. Trong pha nhĩ co, cả 2 ngăn tâm nhĩ đều co đồng thời để tống máu xuống 2 ngăn tâm thất.
C. Trong pha thất co, van ba lá và van hai lá mở ra, van động mạch chủ và van động mạch phổi đóng lại.
D. Trong pha dãn chung, 2 ngăn tâm thất sẽ hút phần lớn máu có ở trong 2 ngăn tâm nhĩ xuống.
Câu 17. Bản đồ di truyền là sơ đồ thể hiện vị trí của gene (locus) trên nhiễm sắc thể; được xây dựng
dựa vào tần số trao đổi chéo (hoán vị gene) giữa hai gene. T. H. Morgan và cộng sự đã lập bản đồ của
2 gene màu sắc thân (B, b) và chiều dài cánh (V, v) ở ruồi giấm như sau:
Theo lí thuyết, phép lai P: ♀
× ♂
tạo ra F
1
có biến dị tổ hợp chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 17%. B. 8,5%. C. 41,5%. D. 34%.
Câu 18. Trong một nghiên cứu về đa dạng sinh học các loài ve sầu ở một vườn quốc gia thuộc vùng
Tây Bắc Việt Nam, người ta thu được 431 cá thể thuộc 39 loài. Trong đó, có 14 cá thể thuộc loài
Pomponia backanensis (một loài ve sầu mới được đặt tên vào năm 2009 bởi 2 nhà côn trùng học
người Việt Nam và người Campuchia). Mức độ phong phú của một loài trong khu vực nghiên cứu
được xác định như sau:
Độ phong phú của loài Mức độ ưu thế của loài trong quần xã
> 10% Loài rất ưu thế
5,1 đến 10% Loài ưu thế
2,0 đến 5,0% Loài ưu thế tiềm tàng
< 2% Loài không ưu thế
Loài Pomponia backanensis có mức độ ưu thế như thế nào trong quần xã vườn quốc gia trên?
A. Loài rất ưu thế. B. Loài ưu thế.
C. Loài ưu thế tiềm tàng. D. Loài không ưu thế.
Đề thi đánh giá năng lực Đại học Sư Phạm TPHCM môn Sinh học 2025
Đề tham khảo thi đánh giá năng lực năm 2025 Đại học Sư Phạm TP.HCM môn Sinh học được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu ôn thi kì thi đánh giá năng lực sắp tới nhé.
Đề thi gồm có 30 câu hỏi trắc nghiệm, 10 câu hỏi điền đáp án vào ô trống. Thí sinh làm bài trong thời gian 90 phút. Đề có đáp án chi tiết kèm theo.
Đáp án đề thi tham khảo đánh giá năng lực trường Đại học Sư Phạm TP.HCM môn Sinh 2025
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | B | B | C | A | A | C | C | D | C | C |
Câu hỏi | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | B | D | C | C | C | C | A | C | D | C |
Câu hỏi | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
Đáp án | 1 và 4 | 2 và 4 | 1, 2, 3, 4 | 2 và 3 | 3, 4, 5 | D | B | B | C | A |
Câu hỏi | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
Đáp án | 2 | 4 | 1, 3, 4 | 2 và 4 | 2 | 2400 | 1, 2, 3 | 2 | 4 | 3 và 4 |