Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 trường THCS Đồng Lộc, Hà Tĩnh năm học 2016 - 2017
Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9
Thư viện đề thi VnDoc xin giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 trường THCS Đồng Lộc, Hà Tĩnh năm học 2016 - 2017. Với tài liệu này các em học sinh sẽ được củng cố lại những phần kiến thức đã học trong nửa đầu học kì 2 đồng thời nâng cao kỹ năng giải đề thi và biết cách phân bổ thời gian làm bài sao cho hợp lý để đạt được điểm số cao nhất.
Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 trường THCS Phổ Khánh, Quảng Ngãi năm học 2016 - 2017
Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 trường THCS Trần Phú, Đăk Lăk năm học 2016 - 2017
TRƯỜNG THCS ĐỒNG LỘC | ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2016 – 2017 MÔN: SINH HỌC LỚP 9 Thời gian làm bài: 45 phút |
I) Trắc nghiệm: Các khẳng định sau đây đúng hay sai? Giải thích.
1. Tự thụ phấn qua nhiều thế hệ sẽ gây thoái hóa giống
2. Dây tơ hồng bám trên cây đài bi là quan hệ cộng sinh
3. Kĩ thuật gen là ngành ứng dụng có quy trình trong việc nuôi cấy tế bào, mô
4. Cá voi xanh là động vật hằng nhiệt
5. Các loài rùa cùng sống với nhau trên một hòn đảo là quần thể sinh vật
6. Để duy trì ưu thế lai thì người ta sử dụng phương pháp nhân giống vô tính
7. Nếu cháy rừng xảy ra thì nhiều động vật sẽ chết
8. Nhân tố sinh thái hữu sinh là: Cá chép; cá heo; nhiệt độ
II) Tự luận:
1. Sắp xếp các sinh vật sau đây vào nhóm sinh vật biến nhiệt, nhóm sinh vật hằng nhiệt: Chim bồ câu, cá sấu, ếch, chó sói, cây bạch đàn, sán dây, cú mèo, dơi, cá chép, gà
2. Trên 1 cây cam có bọ xít hút nhựa cây, nhện chăng tơ bắt bọ xít, tò vò đang săn nhện.
a. Vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn trên?
b. Trên ngọn cây và lá cây cam, còn có rệp bám, quanh vùng rệp bám còn có kiến đen. Hãy nên rõ mối quan hệ sinh thái giữa toàn bộ các loài kể trên.
(Cho biết rệp tiết dịch cho kiến đen, kiến đen bảo vệ rệp)
3. Cho một quần xã có các loại sinh vật sau: Cây xanh, hổ, thỏ, mèo, chuột, rắn, chim đại bàng, vi sinh vật
a. Hãy lập 5 chuỗi thức ăn có thể có từ quần xã nói trên?
b. Hãy xác định bậc dinh dưỡng của các loại sinh vật?
4. Hãy sắp xếp các ví dụ sau đây theo từng nhóm quan hệ khác loài và cùng loài: Cỏ dại và lúa, vi khuẩn rizobium sống với rễ cây họ đậu, các con hổ đực tranh dành giao phối với con cái, cáo với gà, nấm với tảo hình thành địa y, dê và bò trên một đồng cỏ, sán lá sống trong gan động vật, đại bàng và thỏ, một số loại sâu bọ sống trong tổ mối, rận bám trên da trâu, hổ và hươu, các con chim cánh cụt đứng cạnh nhau tránh rét.
Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9
I. Trắc nghiệm (4,0 điểm)
1. Đúng. Vì tự thụ phấn qua nhiều thế hệ thì tỉ lệ dị hợp giảm, đồng hợp tăng và trong đồng hợp có đồng hợp lặn sẽ biểu hiện thành tính trạng xấu.
2. Sai. Quan hệ đó là quan hệ kí sinh
3. Sai. Kĩ thuật gen là các phương pháp tác động lên ADN cho phép chuyển gen từ cá thể của loài này sang cá thể của loài khác.
4. Sai. Cá voi là động vật hằng nhiệt
5. Sai. Vì các các thể rùa đã sống trong cùng một khoảng thời gian nhất định tại một thời điểm nhất định mà các cá thể không cùng loài.
6. Đúng. Vì khi sử dụng phương pháp nhân giống vô tính sẽ tạo ra các cá thể giống cơ thể mẹ tráng thoái hóa qua các thế hệ
7. Đúng. Vì Khi cháy rừng xảy ra thì động vật sẽ mất nơi ở, mất nguồn nước, khí hậu khô cạn động vật ưa ẩm sẽ chết
8. Sai. Vì nhiệt độ là nhân tố sinh thái vô sinh
II) Tự luận:
1.
Nhóm sinh vật biến nhiệt | Nhóm sinh vật hằng nhiệt |
- Cá sấu - Ếch - Cây bach đàn - Sán dây - Cá chép | - Chim bồ câu - Chó sói - Gà - Có mèo - Dơi |
2.
a. Sơ đồ: Cam -> Bọ xít -> nhện -> Tò vò.
b. Quan hệ sinh thái:
- Quan hệ kí sinh: Cây cam -> Bọ xít; Cây cam -> Rệp
- Quan hệ sinh vật ăn sinh vật: Bọ xít -> nhện -> Tò vò.
- Quan hệ cạnh tranh: Bọ xít và rệp cùng hút nhựa.
- Quan hệ cộng sinh: Rệp và kiến đen.
3.
a. Lập 5 chuỗi thức ăn
1. Cây xanh -> Chuột -> VSV
2. Cây xanh -> Thỏ -> VSV
3. Cây xanh -> Thỏ -> Chim đại bàng -> VSV
4. Cây xanh -> Chuột -> Mèo -> Hổ -> VSV
5. Cây xanh -> Chuột -> Rắn -> Chim đại bàng -> VSV
b. Bậc dinh dưỡng của các loài sinh vật
- Sinh vật sản xuất: Cây xanh
- Sinh vật tiêu thụ: Chuột, Thỏ, Mèo, Rắn, Chim đại bàng, Hổ
- Sinh vật sản xuất: Vi sinh vật
4.
* Quan hệ khác loài
- Quan hệ cộng sinh: vi khuẩn rizobium sống với rễ cây họ đậu, nấm với tảo hình thành địa y
- Quan hệ hội sinh: một số loại sâu bọ sống trong tổ mối
- Quan hệ kí sinh: sán lá sống trong gan động vật, rận bám trên da trâu
- Quan hệ cạnh tranh: Cỏ dại và lúa, dê và bò trên một đồng cỏ
- Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác: cáo với gà, đại bàng và thỏ, hổ và hươu
* Quan hệ cùng loài
- Quan hệ hỗ trợ: các con chim cánh cụt đứng cạnh nhau tránh rét.
- Quan hệ cạnh tranh: các con hổ đực tranh dành giao phối với con cái